Nguyễn Thánh Ngã - Hoàng Thị Hiền - Nguyễn Ngọc Hạnh - Nguyễn Văn Thanh
Tác phẩm "Tuổi thần tiên" (Sơn dầu kết hợp vàng bạc, 109 x 134cm, 2022) của họa sỹ Đặng Thị Thu An
NGUYỄN THÁNH NGÃ
Cỏ xuân thì
Lá cỏ giọt sương,
Đội trời xanh nở ngực
mặt đất mềm đỡ gót chân mưa
Chú dế cơm vung cánh
lão ngựa trời mài gươm
ngọn gió sắc heo may gờn gợn
đứa bé nghèo trang vở úa bi bô…
Quả bưởi vo mùi hương tròn trịa
treo trên cành sương giá long lanh
Con sâu kèn thổi một khúc du ca
con nhện nước đạp mặt trời lướt sóng
Gã chăn bò đội nón lá cầm roi
tiếng nghé ọ kêu mềm ngọn cỏ
Chiếc móng non gõ trên đường nhựa
ngồi nhớ bùn chú ếch lom khom
Có ai biết cỏ vừa đầy xuân thắm
Rướn mình lên
cho mặt đất xanh rì
Đóa hoa trắng
ngẩn ngơ mềm lưỡi ướt
con ong nhìn trời xẻ một đường bay…
HOÀNG THỊ HIỀN
Ngọn đồi phía bình minh
Người ta hun tổ ong đất
tàn rơi xuống rừng hồi
xuống hai mươi năm của cha
tàn tro nức nở nhìn trời
gục xuống cơn mưa
lũ quét cuốn phăng nốt mùa thất bát
môi càng ngấm men rượu càng khô
tay càng khua khoảng không càng rát
sáu mươi tuổi
cha lật đất trồng na xen chuối
đàn ong rủ nhau về xây tổ
mái tranh thêm dây bầu dây bí
mồ hôi khơi hào cản lửa quanh đồi
hướng ánh mặt trời
tôi như thân cây trở mình sau trận bão
làm đường cho con kiến nhỏ
cõng trên vai bốn mùa.
Lân đá cổ tích
về hang Hú căng tràn ngực gió*
hong quýt đường chín ruộm Bắc Sơn
bữa trưa gác sang chiều em hái
những mặt trời đã nguội trong thung
lời then quyện sánh dây tính tẩu
kể chuyện rừng nghiến trên cõi sương
ai ngả nón lần theo tiếng sáo
chân đã dừng lại với núi thương
khói bếp mời khách mâm cơm rượu
say tìm phiến đá trải giữa thung
vòng tay với mảnh trăng làm gối
mơ thấy nàng tiên tới ngủ cùng.
------------
* Hang Hú: Một địa danh ở xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Theo tiếng Tày địa phương: Lân đá nghĩa là thung lũng đá.
NGUYỄN NGỌC HẠNH
Chân dung
Người đàn bà sống lặng lẽ trong ngôi nhà hạnh phúc chật chội
của mình
Lặng lẽ cam chịu như là số phận
Từng đêm vầng trăng ngoài ô cửa nhỏ kia
không sẻ chia hết những u hoài trong đôi mắt thiếu phụ
Có điều gì thẳm sâu, ẩn ức, nuối tiếc khôn nguôi
Tâm hồn ngào ngạt hương thơm
bồng bềnh nắng thu, nhỏ nhẹ tiếng dương cầm
Mà đơn lẻ một mình giữa bốn bề hoang vắng, thiếu tri âm.
Lặng lẽ vui rồi lâu ngày lại buồn
Lặng lẽ quên, lâu ngày vẫn nhớ
Lặng lẽ làm hết mọi điều để lấp đầy nỗi trống vắng
mà sao vầng trăng cứ đi ngang qua ô cửa lạnh lùng
Ít ai biết bên ngoài sự tĩnh lặng là nỗi lòng của những ngọn sóng
của những cơn khát xô bờ
Người đàn bà luôn nhớ về những hoài niệm
Cứ ngỡ thời gian sẽ qua, sự bù trừ ở đời sẽ lấp dần những trống vắng
Mà điều ấy lại không giản đơn như vậy.
Cuộc đời này đã bày ra những bi kịch
những so le của số phận đều có ý nghĩa của nó
Có người đàn bà hạnh phúc nào không qua khổ hạnh
Cái đẹp thường không đi cùng với sự suôn sẻ.
Mất mát là để tồn tại, để được là mình
Hạnh phúc đều là những tạm bợ giữa cõi đời này
Lấy cái dịu ngọt mơ hồ mà nâng niu
Lấy cái cảm thấy mà tô thành tranh vẽ
Tôi đã vẽ cả những bất hạnh trở thành niềm vui
mà vẫn không hề hay biết
Có bao nhiêu người đến cuối cuộc đời
Vẫn chưa vẽ ra nổi chân dung hạnh phúc riêng mình.
NGUYỄN VĂN THANH
Nắng xuân
Trời tháng giêng giá buốt bàn tay
Hoa sầu đông cũng vừa đơm nụ
Sợi nắng xuân mong manh như lụa
Mẹ phơi áo ngoài sân
Mẹ chắt chiu từng tia nắng mai
Đem rải đều lên tấm áo
Bàn tay nhăn nheo một thời tần tảo
Lần theo từng múi chỉ đường kim
Hoa sầu đông chợt tím giật mình
Mẹ vẫn xâu sợi nắng xuân trước cửa
Trong sâu thẳm như vẫn thầm nhắc nhủ
Sầu đông đang dệt nắng ngày xuân
(TCSH409/03-2023)
...Sao nhiều việc vẫn còn im lặng đáSức ỳ nào?Sao nhiều việc không bén nhanh như cứu hoả...
Tặng Hoàng HưngCó thật ông đấy không?Vừa đi vừa đếm bướcNhững bước trầm trên trảng cátMột bước lên, lại một bước lùi về
...Âm dương day trở cuộc sinh thànhMùa tinh tú phong phanh...
Nước cuộn xoáy chỗ sông tìm gặp biểnHãy còn nghe hương cỏ THẠCH XƯƠNG BỒ Nơi cuối sông nhớ về nguồn khắc khoảiSông hiền hòa nên được gọi sông THƠ...
Những đàn bà không chồngNhư những chiếc mâm cổLặng lẽ đầy rêu phong
Kêu sớm, kêu chiều, kêu cả hoàng hônKêu bồ đề xanh (*), kêu tượng đài trắngKêu buốt lá kim trên cây mọc thẳngTiếng kêu nhức nhức Trường Sơn.
...dòng sông quê mang chuyện tình trôi mãisông ơi...
Lê Vĩnh Tài sinh tại thành phố Buôn Mê Thuột, hội viên Hội văn nghệ Đắc Lắc. Năm 1996 anh có mặt trong tập thơ “6 ô cửa sổ” cùng với 5 tác giá trẻ Đắc Lắc; Và là đại biểu chính thức dự Hội nghị những người viết trẻ toàn quốc lần thứ V (1998).Thơ Lê Vĩnh Tài đẹp và buồn, bảng lảng như một tiếng gõ cửa mơ hồ, để lại những ngấn sóng xao xuyến trong lòng bạn đọc.
Con đẻ của Khánh Hoà nhưng là con dâu của Huế. Lê Khánh Mai tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, hiện là Tổng biên tập tạp chí Nha Trang. Ngoài 4 tập thơ và 1 tiểu thuyết đã xuất bản, Lê Khánh Mai còn có nhiều thơ in trong các tuyển tập khác.Thơ Lê Khánh Mai lành mà gợi, róc rách giữa hai dòng truyền thống và hiện đại, dùng dằng giữa hai nẻo hiện thực với mộng mơ...
Sinh 1954 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Hiện là công nhân ngành in ở Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã xuất bản:- Lá thời gian- Tinh khôi- Chàng ca sĩ bình minh
Sinh ngày 29 - 05 - 1978 tại HuếNguyên quán: Đồng Hới - Quảng BìnhĐại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ Việt Nam 2 lần V và VIHiện đang công tác tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP HuếTác phẩm: Thơ “Khi em mười chín”- NXB Thuận Hoá 1998.
Tưởng chừng như dòng sông trôi chật hương bòng, hương bưởitưởng chừng như con đường quen, quen tựbao giờhình như tôi đã có lần tiền kiếpđêm thiên hà vỡ một ánh sao rơi
Có gì mà nhớ quêGặp sông nhìn đăm đắmThương bên lở bên bồiLo quê mùa nước lớn
Bãi cát nhàu muối mặnHoang dại một loài hoaAi đặt tên Cúc biểnMàu tím đỏ mượt mà
Em về với chị, quê xưaQuê em quê chị, bây giờ quê ai?Cách xa hút tháng năm dàiSao ngày trở lại lạnh gai cả người.
(Nhân lời kể của một người chơi chim)
Chị tôiphận gáiheo may về lơ lửng sáo diều ngânSông Bồ mười hai bếnbến nào nước đụcbến nào trong...
...Không hề có chia ly, không cả lời giã từ, chỉ phương ấy trongvô vọng của em, chợt giây khắc này bừng chói...
Gương mặt thánh thiệnSáng và buồn
Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .