Thơ Sông Hương 03-2000

14:15 22/03/2010
Hồ Thế Hà - Lưu Lam Thi - Đàm Lan - Đoàn Mạnh Phương - Vương Anh - Mai Hoàng Mai - Nguyệt Đình - H Man - Lê Lâm Ứng - Văn Hữu Tứ - Nguyễn Thế Thắng

Ảnh: Internet









HỒ THẾ HÀ



Ký ức mẹ


Mẹ sinh tôi trong đêm giông gió
Bà ngoại mờ lần vách đi quạt lửa
Dì tôi hối hả mời bà mụ quê
Bố đi xa, xa lắm không về.

Ôi! cái đêm âu lo và sợ hãi
Mẹ vượt cạn xanh như tàu lá
Cái năm làng mất mùa
Cái đêm mưa lũ
Cái giờ buồn nhất mẹ sinh con

Bao năm rồi giờ vẫn còn nguyên
Mẹ vẫn mơ thấy cái năm ruộng đói mùa
Tuổi thơ con đói sữa
Bao giờ nhắc cũng rưng rưng

Con lớn lên có gì ngoài tình thương
Ngoài nỗi muộn sầu của Ngoại và mẹ
Ngoài những bạn bè dáng quê nâu.

Giờ đi xa
Buốt nhức trong tôi một miền quê ký ức
Một chân trời mẹ chong mắt thức
Là chuỗi buồn mẹ đã uống thay tôi


LƯU LAM THI

           
Thơ viết trong đêm


Tôi với tay lên tường xé tờ lịch
Và xòe diêm
Lưỡi lửa màu lam liếm vào đêm
Lạnh ngọt
Bóng đêm vỡ tan
Loảng xoảng rơi vào ký ức từng mảng màu đen
Như tiếng cười man rợ của gió
Như nụ hoa cựa mình rặn nở
Từ những đài xanh ôm chặt một đời
Lưỡi lửa màu lam liếm vào tôi
Khét mùi tóc cháy
Con dế tuổi thơ rên rỉ trên cánh đồng khô dậy mùi phèn
Tôi thấy bà còng lưng ngược đường thông thốc gió
Đội chợ quê trong chiếc mủng con nâu óng mây rừng
Cha tôi xòe bàn tay chai xước về phía mặt trời
Nắng vẫn mãi sôi
Tôi thấy mẹ quần xắn móng lợn tất tả đi về phía mặt trăng
Quảy về một gánh đầy
Tưới lên cánh đồng nứt nẻ như con thú há mồm đe dọa
Những chiếc răng của chúng ngập vào con dế
Tuổi thơ dẫy lên như bóng đen trên tường nhảy múa
Vũ điệu không lời
Lưỡi lửa màu lam liếm vào tôi
Liếm vào đêm
Trong tiếng vỡ tan của bóng đen tôi nghe gà gáy
Và hình như dằng đông sao Mai đang cháy
Gọi bình minh về từ cõi thâm u..


ĐÀM LAN


Chập chờn


Những giọt lệ rồi sẽ khô đi
Những tiếng cười rồi cũng rơi vào quên lãng
Nhưng những trang đời ngọt đắng
Vẫn chập chờn lần giở đến muôn sau.


ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG


Ngẫu cảm Hà Nội


Nhịp ngày hối thúc
Với bước đi ngùn ngụt đam mê
Tựa lưng tiếng mọt nghiền xưa cũ
Nơi những giấc mơ xưa nghèn nghẹn hiện về…

Những mái ngói thời gian xám xẫm
và con đường bươn bả những vòng xe…

Lòng gian díu tâm hồn
thẳm xanh
ngày phố cổ
Lời mưa phùn trong gấp gáp người đi
Bao xác chữ
            ngủ ngầu
                        trang ký ức
Sao có thể hà hơi nóng lại trái tim người?

Những đứa trẻ ham chơi không thuộc bài lịch sử.
đã bóc đi lớp sơn cuối cùng của thời gian còn
in dấu trên tường
Thế Rồng đã cựa mình trong bức phù điêu cổ,
nơi ngày hôm qua ngào ngạt ngước nhìn…

Sớm nay,
những chiếc lá mùa thu rơi trên thành Hà Nội
đang mơ về
rung vết nứt đầu tiên…



VƯƠNG ANH


Lá về


Lá về! Lá về
Bừng nở lòng thung thần thoại
Liêu Lang mời lá dong về
vào khuôn ủ bánh chưng bốn góc
Để muôn đời ai cũng chuốt che.

Lá về! Lá dong về!
Âm thanh cồng chiêng chờ nở
Suối chờ vỗ lá sóng xênh
Khăn piêu phập phồng gùi lá
Lâng vâng đón cội về làng.

Lá về! Lá dong về!.
Đốm điện khát khao lưng chừng núi,
Lá dong nghiêng láng bạc sàn nhà,
Khăn áo cuộn cào chọn lá
Mắt ai liếc búp tay ngà?

Lá về! Lá dong về!
Lời reo, chỉ dành cuối chạp
Lời mời, bén tối ba mươi
Ai kịp dỗi hờn ngày đón lá
Cho núi sông khiêng cả nụ cười!...


MAI HOÀNG MAI


Mai em có về không ?


Mai em có về không? Trời mưa rả rích
Mùa đông hóa đá tình anh
Mưa chẳng tạnh, bờ vai càng lạnh buốt
Nỗi đợi chờ ngâm ngẩm chồi xanh.

Mai em có về không? Một cơn gió thoảng
Lời thầm thì trong hơi ấm chăn bông
Hơi thở dập dồn, ngắt quãng
Chỉ còn là kí ức trống không...

Mai em có về không? Cánh cửa phòng hờ khép
Xối vào anh điếng người
Len lén những luồng giá rét
Cũng chưa bằng nỗi nhớ tuột trên môi.

Mai em có về không? Bừng lên chiếc gối đôi
Giọt nước mắt em từng để lại
Xuân đã tràn về long lanh dấu hỏi
Mai em có về không?...
                                                -Xuân 2000-


NGUYỆT ĐÌNH


2 ngàn năm mới nhớ ngàn xưa


Thức ăn chừ nấu bếp ga,
Nước, cơm nồi điện-
thịt gà nướng than,
Mẹ xưa chụm nắm lá bàng,
Một vày rơm rạ,
Tổng làng khen ngon,
Bây chừ chảo chảo, soong soong
Mẹ xưa kho “tréc” *
Nấu cơm “om bù” *!
Nuôi con chẳng đứa nào hư,
Lập làng, dựng nước-
xưa, chừ, mai sau
Bốn ngàn năm sử qua cầu,
Đừng quên đọt bí, **
rau bầu bụi tre ***
                                Vào xuân 2000

---------------------------
* Dụng cụ kho, nấu bằng dất nung
** ý: “Bầu ơi thương bí lấy cùng...”
*** Vũ khí của Thánh Gióng đuổi giặc Ân



H.MAN


Nghịch lý


Câu thơ mùa xuân viết giữa đêm mưa
Những cánh mai vàng nở trong tin áp thấp
Người vui trước niềm vui kẻ khác
Nỗi buồn trong mình
Cứ mãi cư lưu
Con chim én kêu trong tiếng gầm gào của gió
Chén xuân đầu cùng dự báo bão xa
Bài hát xuân run nỗi nhớ quê nhà
Mái tranh dột
Mẹ quờ tay ngăn nước lũ
Những bông nếp ngâm niềm vui cuối vụ
Cũng bàng hoàng trên ngọn đĩa xôi thơm
Những giọt mồ hôi
Đổi những miếng cơm
Thấp thỏm lời sục sôi bão lũ
Câu thơ xuân viết lưng chừng đêm mất ngủ
Nghe tiếng lòng mình như những tiếng mưa...
                                                                Tháng 12/98


LÊ LÂM ỨNG


Bến níu


Em đi học Liên Xô
Nay từ Nga trở về,
Nỗi buồn còn đọng lại
Trong mắt cười ủ ê!

Tuyết xanh Pautốp Ki
Rắc gốc sồi của Lép *
Hương hồn Patécnắc
Ráng hồng trong khói bay

Rượu nào làm em say
Tình nào làm em thắm
Kìa vầng trăng sóng sánh
Dòng sông Hương trăng xòe.

Đi mãi rồi cùng về
Tình em là vầng trăng
Đất quê là bến níu
Mọi cánh diều vu vi!

---------------------
*Lép: Liép Tônxtôi


VĂN HỮU TỨ


Tĩnh lặng vô biên


Pho tượng đá biệt tích trong cánh rừng cọ
Loài chim hóa thân
Vành đai lửa sáng rực
Đường chân trời hư ảo

Thánh thót tiếng đàn Lyre
                        bay vào vực xoáy
Những bông hoa rét mướt
                        tận nguồn cao
Thời gian ướt đầm nhã nhạc

Loài hoa thảo dã héo khô
Đám mây màu xám tro huyền thoại
Vô biên tĩnh lặng

Lung linh vầng sáng sao trăng
Em nói gì về ca dao đồng cỏ
Em nói gì về mùa xuân trong vắt?
                                                Huế xuân 2000


NGUYỄN THẾ THẮNG


Huế cuối mùa


Những vệt nắng từ kẽ mây chiều sót
Khảm vào hàng chữ phủ rêu
Những xích lô bên vệ đường ngái ngủ
Hộp thuốc rỗng tuênh ngày cũ mốc màu

Những phiến đá hằn dấu thời gian
Và bàn tay người đục đẽo
Vẻ mệt mỏi trầm ngâm một cõi
Hờ hững nhìn nhau
Từ đâu ngồi như năm tháng

Huế chiều thu chầm chậm
Ngẩn ngơ du khách
Để những xích lô ngon giấc giật mình.
                                                                1999

(133/03-2000)



 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com

  • Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.

  • Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo

  • ...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...

  • Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân

  • HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.

  • ...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...

  • ...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng,                        rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc,                        rồi bằng nạng gỗ với một chân...

  • Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hoàng Phố - Tiến Thảo - Xuân Thanh - Võ Văn Luyến - Nguyên Hào - Hoàng Cát - Ngô Hữu Đoàn - Trần Kiêm Đoàn - Mai Thìn - Đặng Như Phồn - Tôn Phong - Kiều Trung Phương - Đinh Thu

  • Tên thật: NGÔ THỊ KIỀU HẠNHNăm sinh: 24 - 12 - 1983 tại Cam Ranh – Khánh Hòa Hội viên Hội VHNT Khánh HòaĐã có thơ đăng Kiến thức ngày nay, tuần báo Văn Nghệ, và nhiều tạp chí trong nước.

  • Sinh năm 1965 tại Thái Nguyên – Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, vừa viết văn làm thơ. Hiện đang là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết gây sự chú ý của dư luận văn chương – Nhưng thơ mới là bản ngã sáng tạo chính của Nguyễn Bình Phương với 3 tập thơ đã xuất bản: Lam chướng; Xa thân; Từ chết sang trời biếc...

  • Là một tác giả thơ quen biết trên tạp chí Sông Hương, gần đây với tập thơ Ngày rất dài (NXB Hội Nhà văn, 2007), Đoàn Mạnh Phương đã và đang được dư luận chú ý bởi những nỗ lực cách tân thơ.

  • Sinh năm 1960 tại Hà Nội – Đã từng qua quân ngũ và hiện là biên tập viên  của Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt . Đã xuất bản 3 tập thơ: Một, hai, ba; Nhật ký và Bài tập; Gửi một mùa cổ điển... Đã từng đoạt giải cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1990, giải cuộc thi thơ Báo Người Hà Nội 2006.

  • Trần Đình Thành - Đức Sơn

  • Phạm Thị Anh Nga - Thanh Tuyền - Trần Kim Hồ - Vũ Thị Khương - Trần Khởi - Lê Hoàng Anh - Đoàn Lam - Trần Hữu Dũng - Đinh Tấn Phước - Nguyễn Loan - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Lê Ngã Lễ - Nguyên Tiêu - Võ Ngọc Lan - Nguyễn Văn Quang - Ngô Thái Dương - Trần Hữu Lục - Ngô Cang    

  • Nguyễn Hữu Quý - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Khoa Điềm - Lam Hạnh -  Hoàng Phủ Ngọc Tường - Huy Tập - Mai Văn Phấn - Nguyễn Trọng Tạo - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vũ Thanh Hoa - Từ Nguyễn - Nguyễn Xuân Hoa - Mạnh Lê - Hồ Thế Phất - Nguyễn Lâm Cẩn - Tường Phong - Nguyễn Đông Nhật - Vũ Thành Chung  

  • Huỳnh Thúy Kiều - Đức Sơn - Kiều Trung Phương - Thạch Quỳ - Lưu Ly - Trần Hạ Tháp - Nguyễn Thị Anh Đào - Văn Hữu Tứ - Văn Công Hùng - Nguyễn Tiến Chủng - Thái Doãn Long  - Hải Trung - Đông Hà - Nguyễn Văn Thanh - Hồng Vinh - Phụng Lam - Nguyễn Thụy Kha

  • Lê Huy Hạnh - Trịnh Hoài Giang - Triệu Nguyên Phong - Phan Tuấn Anh - Bạch Diệp - Phan Văn Chương - Hồ Đắc Thiếu Anh - Mai Trâm - Đỗ Văn Khoái - Viêm Tịnh - Lưu Thị Bạch Liễu - Lãng Hiển Xuân - Nguyễn Thanh Kim - Vũ Thắng  - Võ Quê - Ngàn Thương - Nguyễn Nguyên An - Lê Phương Thảo

  • Ngô Thị Hạnh - Vạn Lộc - Nguyễn Thiền Nghi - Lâm Anh - Hoàng Ngọc Quý  - Trần Thị Huê - Đường Xuân Sử - Dương Thành Vũ - Nguyễn Thị Liên Tâm - Bùi Đức Vinh - Công Nam - Nguyễn Thanh Tú - Trần Áng Sơn