Thơ Sông Hương 02-1999

15:02 28/01/2010
Phạm Tấn Hầu - Văn Hữu Tứ - Dương Lễ - Nhất Lâm - Văn Cầm Hải - Phan Trung Thành - Trương Quân - Lê Tấn Quỳnh - Hồ Trường An - Hải Yến - Tôn Nữ Như Ngân - Thủy Chi

Ngày sinh thần Vệ Nữ - tranh sơn dầu Bửu Chỉ

PHẠM TẤN HẦU


Tình ca


Cao vì cô độc
Đỏ mắt trông chờ
Gái bán xuân tàn
Cho sương xuống khóc

Buồn như vôi trắng
Thay đổi dáng hình
Còn như mộng mị
Tựa vào bóng đêm.


VĂN HỮU TỨ


Đáy tim


Tôi muốn lau sạch bụi bặm
            Để thấy
Không gian sâu thẳm nỗi buồn
Và bình minh
            trong vắt niềm vui
Câu thơ là máu
            Chảy từ tim
Tôi muốn soi mặt mình
            trong tấm gương tráng thủy
Để hiểu
Vì sao có giọt nước mắt
Để nhìn tận đáy mắt em
            nụ cười ấm áp
Cuộc sống giấu che
            trăm điều bí mật
Lòng biển kia giấu che.


----------------
Trích tập "Tôi yêu cuộc đời đến chết".


DƯƠNG LỄ


Hoa gạo


Tháng ba hoa gạo nở tươi
Trăm ngàn cánh thắm bên trời lửng lơ
Tôi đi nhặt mộng. Bất ngờ
Môi ai thắp lửa bên bờ thời gian


NHẤT LÂM


Phố cổ


Mẹ sinh con dưới ngói âm dương
Khi con lớn ăn quà chú Khách
Phố dài như lòng người chân thật
Mái chùa cong và tiếng chuông trầm

Những ngôi nhà chẳng biết thời gian...!
Ngoại bảo : Phố trăm năm rồi đó
Có nhiều đêm tôi buồn vô cớ
Và mảnh trăng rơi trước hiên nhà

Phố của Khách và phố của ta
Người bán mua một đời lam lũ
Tôi đi xa nhớ về phố cổ
Lúc hoàng hôn xập xế cánh dơi

Phố cổ ơi mẹ đã khuất rồi...!
Lầu mới xây tân kỳ tráng lệ
Dù trải qua trăng trầm dâu bể
Hồn phố xưa ôm chặt nơi đây.
                            Bao Vinh 12 - 98.


VĂN CẦM HẢI


Ngự Bình và dị khảo


Ai đã từng đem dãy Trường Sơn đi bán
Mặt Ngự Bình đăm chiêu lớp trẻ
những ụ mối ngoại giao tầng mái không gian
miền mây thơm buồng trứng của Mạ
vẫn sớm chiều sinh đẻ mưa hoa
bao huyền thoại di trú làng xóm
bước anh hào điểm danh thế kỷ
Ngày cánh chim chọc thủng họa tiết trời cao
quê Mạ nghèo lúa cạp ngực đất
cuộc rong chơi nhanh như ly bia
nên lịch sử không cà kê quán cóc
viết bài ca dị khảo Cha Ông !
                        Huế và mưa 96


PHAN TRUNG THÀNH


Tái bút thơ...

            (gửi chị)

biết đâu được
em vẫn trong miền nắng gió, chị ơi
sông xa lắm
tóc râu ngô hong nắng
mùi bùn lên từ vạt áo chị đan...
vườn cỏ dại
đầy vai thơ dại
chị tết mũ công nương đội sương xứ người
đêm tháng ba nhớ rét
chăn bông lò sưởi điện
rượu mạnh một ly
gối đơn một chiếc
chị bẻ nắng quê nhà làm bong bóng mưa bay
anh ấy hay qua ngõ nhà mình
không đợi tháng ba mưa dầm
tháng mười nắng quái
anh tết mũ công nương bằng cỏ dại
té tác về trời
chị ơi...
           Tân Bình 8 – 98


TRƯƠNG QUÂN


Vườn xưa


Về lại quê xưa chẳng thấy vườn.
Nhà mình ai ở, biết đâu nương?
Lạnh lùng chủ mới nhìn ông khách,
Ngất ngưởng tường cao bít mặt đường.
Vật đổi sao dời, thuyền lạc bến.
Trời cao đất rộng, vạc kêu sương.
Quay đầu, mất dấu nguồn hương khói.
Bảng lảng chuông chiều cất tiếng thương.


LÊ TẤN QUỲNH


Khép


Khép lại quá khứ
Nụ cười xa buông về ngược nắng
Với vầng trăng
Tay em cầm bàng bạc một kiếp rơi hào phóng.

Chẳng thoát khỏi những màu trời trì níu
Mà người thành như có như không
Cái im lặng của nhẹ nhõm
Như thiếu phụ xưa hóa đá mê mỏi chờ chồng.

Khép lại quá khứ
Lại gieo ngày lên đồng trời
Và cùng năm tháng ta gặt bông cúc tím
Cắm vào lòng yên tĩnh mồ côi.


HỒ TRƯỜNG AN


Dự cảm


Rồi phố nhà hút cạn mênh mông
Khói đầm đìa mắt môi văn hiến
Còn chút bao la neo bóng
Em nỡ lòng cân đong?

Tấm lòng xưa trận mạc không nhàu
Cũng vò nhăn ném vào mặc cả
Em ngọng nghịu cuộc tình siêu thị
Tim lai ẩm ứa phai tàn.

Dù trong âu yếm tôi tin
Nét phổng phao đời ươm rất ngọt
Điều mòn mất vẫn thắt lòng dự cảm
Tôi lặng thầm chuốc nhịp ầu ơi...
                                       1996


HẢI YẾN


Nhớ Huế


Đêm mưa xứ lạ buồn thao thức
Nhớ Huế mưa hoài nỗi xót xa
Thời gian hờ hững qua trong mắt
Lòng vẫn mong về với Huế thơ


TÔN NỮ NHƯ NGÂN


Sen


Mùa xuân
sương khói che quanh
Mênh mông nước
với cây xanh mặt hồ.

Sớm mai
thấy nắng
ngẩn ngơ
Mới hay
gió đã ngậm hờ ngó sen.

Thì ra hạ tới bên thềm
Vô thường hoa nở
bùn đen mỉm cười.

Cảm ơn đất
Cảm ơn trời.
Chút hương, chút nắng
đầy vơi bốn mùa.


THỦY CHI


Khi ...


Khi hoàng hôn buông tím lối vào đêm
Tiếng chim chiều gọi nhau về tổ
Là em thấy nỗi nhớ buồn cám dỗ
Bởi khoảng trống không anh buồn nhớ mới lấp đầy!

(120/02-99)




 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG CÁT…Ta chẳng tham giành chi nữa hếtChỉ mong sao thân kiếp con ngườiỞ đâu đâu, và ai ai cũng đượcSống như ta đã được sống trên đời.

  • Tên thật: Trần Vương ThuấnSinh năm 1983 tại thị xã Phan Rang, Ninh ThuậnGiải Ba cuộc thi thơ 2001 - 2003 của Tạp chí Sông Hương

  • Tên thật: Trần Văn MườiSinh ngày 9.9.1982 tại Đông Yên, Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ AnTốt nghiệp Đại học sư phạm Huế (Khoa ngữ văn)Đã có thơ, truyện đăng trên nhiều báo chí Trung ương và địa phương với các bút danh: Đinh Hạ, Minh Châu Trần, Trần Đông Yên Phương.Giải khuyến khích cuộc thi thơ lục bát của Báo Tuổi trẻ 2003.

  • Ditimloigiaicuocdoi là nickname của Bụi Trần đang “bế tắc chưa tìm lối thoát cho bệnh tật và đã sống như một phế phẩm suốt 5 năm tròn”. Thơ, hẳn là niềm ân sủng duy nhất có thể cứu rỗi tâm hồn của người bạn nhỏ đáng thương này dẫu Bụi Trần đang muốn khám phá nhiều thể loại khác nữa. Chúng tôi đọc được ở thơ Bụi Trần lời tri âm trong bản nhạc vút lên từ địa ngục của một nhạc sĩ quá cố. Nhưng ước vọng thoát khỏi niềm đau mang bản chất định nghiệp tại mỗi người là không lẫn lộn... TCSH

  • Điều bình thường lạ lẫm

  • Được nhìn lại Huế

  • Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa

  • Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương

  • ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường

  • Ở những đỉnh cột

  • Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi.                                     HOÀNG VŨ THUẬT

  • Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy

  • Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió  (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).

  • Bóng xưa            Đập cổ kính ra tìm thấy bóng                Xếp tàn y lại để cầm hơi                                                Tự Đức

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ                                                 Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên.                 đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941

  • Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên -  Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong -  Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh

  • Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm