Thơ Phạm Thị Anh Nga

14:30 23/10/2009
Minh ơi            Gửi hương hồn em tôi


có lẽ suốt đời em đắm say toán học
nên khi lìa bỏ dương gian em dứt khoát rạch ròi
chóng vánh đến không kịp một lời trăng trối
một tiếng rầm - em đổ vật xuống mê man tím tái

ở phòng hồi sức ra em chỉ còn là tấm thân bất động
mà chị thì không thể nào tin nổi Minh ơi
khi xe chở em từ bệnh viện trả về nhà
cơ thể nguội dần của em vẫn còn hơi âm ấm
trang file trên máy còn nguyên những công thức mới lúc nãy thôi em
                                                                                     đắm đuối
bài toán cuối cùng chưa kịp giải bỗng chốc hoá thiêng liêng

uất ức gì em mà sáng ra chiếc bàn gương nguyên lành tự dưng rạn vỡ
đã đến giờ ăn - em đói kêu gào mà chẳng ai hay
và em chưa kịp hiểu ra mình chỉ còn là một hồn ma không nơi nương náu
hay em bức bối bởi phát hiện cuối cùng loé lên chưa ghi kịp
đã khiến bùng vỡ tim em, vật em ngã sóng soài

em biết không Minh
sáng thứ hai học trò em đùn nhau không đứa nào lên xoá bảng
nghẹn ngào thương nét chữ thầy mới đây thôi chiều thứ bảy
chỉ vài giờ trước lúc em đi
và bạn bè em khắp muôn phương ngỡ ngàng trước tin sét đánh
có người còn đang lo giấy tờ chuẩn bị đón em qua
(sao em chẳng đợi đến thăm Venise rồi hẵng lìa trần)
tin đã lan đến hết chưa em những nơi em từng đặt chân lục bục giảng
những giảng đường ở những đất nước xa rất xa
phía bên kia một phần từ vòng trái đất thời gian chênh lệch với ở nhà
                                                                         là năm hay sáu giờ
tuỳ theo mùa đang hạ hay đông
những ngày em đi xa mọi người ở nhà hay nhẩm tính để hình dung ra
em đang thức hay ngủ
và mong những i-meo thi thoảng em gửi về
nhờ xem lại cách hành văn những bài báo cáo
hay kể những mẫu chuyện buồn vui của ngày tháng lang thang
                                                                                  xứ người

bây giờ thế giới em đang ở có ngày đêm giờ giấc gì không Minh
chênh lệch với nhân gian này bao nhiêu giờ hay bao nhiêu ngày tháng
hay chênh nhau đến cả một kiếp người
phải vượt qua lằn giáp ranh sinh tử
em có cách nào có địa chỉ i-meo
để nhắn tin về nhà kể chuyện nơi em mới đến
và tiếp tục với bạn bè khắp nơi trên trái đất
câu chuyện về những ánh sáng diệu kỳ đã cuốn hút em đã
                                                                            quật ngã em
khiến kẻ xông pha phải bỏ mình trước giờ chiến thắng.

tấm bia đá thầy em từ Hà Nội mang vào
khắc ghi công lao của em nhà toán học trẻ
em hãy thưa với ba (dễ thôi vì em đang ở cạnh ba trong nghĩa trang
   nhà ngoại)
rằng ba có thể thoả lòng dù em sống mới nửa cuộc đời
bởi công vun đắp và hoài bão ngày xưa của ba đã phần nào kết trái
bốn mươi tư tuổi đời em đã kịp khẳng định mình rồi mới ra đi

ngày thơ bé em là đứa con èo uột mạ thương nhất nhà
mạ tất tả bồng em đi khắp nơi khám chữa
căn bệnh gan thuở xa xưa khi em lớn lên chẳng còn đâu dấu tích
thế mà trái tim em thì vỡ mới lạ lùng
ngày em vào trong quan đầu chít khăn tang cho mạ
và dải tang tím phủ quanh linh cữu hai vòng
mạ nào có biết...
buổi sáng đưa em lên đồi ở với ba xe qua nhà mấy chị em nhắc em
vào thăm nhà lần cuối
mạ vẫn chẳng hay biết gì với căn bệnh kéo dài từ mười mấy năm nay
lạy mạ tha thứ cho chúng con
mạ sẽ không tài nào sống nổi với tin này
nước mắt chúng con lăn ra gấp đôi không chỉ cho em mà cho cả mạ
chưa kể cho Phượng và Nin, gia đình nhỏ của em

Ơi Minh
những giờ lên lớp bây giờ dù vẫn trong khung cảnh cũ
chị thấy mình dường như đã là ai khác chẳng còn chút gì nữa là mình
cố gượng mà chỉ thèm bưng mặt khóc
giá như em không đắm say đại số tô pô đến nhường ấy
có khi cuộc đời này đã không sớm mất em
                                                11/2004

(190/12-04)


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • ...sông vẫn xanh màu xanh thuở ấykhác là bây giờ bên sông nhà chọc trời soi bóngô tô đan kín đại lộ lấp loáng nắng trưahình như gió xưa đang háthoa bằng lăng tím lối qua cầu...

  • LƯU LYTên thật: Trần Thị Vân Dung, sinh ngày 28.8.1978 tại Thanh Chương, Nghệ An.Thơ Lưu Ly là sự giãi bày nỗi niềm của một tâm hồn đa cảm mà đơn phương... Sự chân thành mộc mạc của tác giả sẽ mang lại cho người đọc chút “hương đồng gió nội” thật hiếm hoi trong dòng thơ hiện đại.

  • ...Có nơi nào như đất nước tôitiếng trống tràng thành cũng lung lay bóng nguyệtthiếu phụ tiễn chồng ra trậnđêm trở về nằm gối nửa vầng trăng...

  • Trà Mi vốn là bí danh có từ thời hoạt động nội thành của Nguyễn Xuân Hoa được anh “nối mạng” vào “thương hiệu” thơ khi cái đẹp bừng nở trong tuệ giác.Dù không lấy thơ làm cứu cánh nhưng nó vẫn là một hằng số tâm linh đối với bất cứ ai trong mỗi một chúng ta. Sự tung hứng giữa cảm xúc và trí tuệ, sự cộng hưởng giữa truyền thống và hiện đại, sự bức xạ giữa ý tưởng và ngôn ngữ được coi như một nguyên tắc đồng đẳng trong thi pháp thơ Nguyễn Xuân Hoa.Nguyễn Xuân Hoa sinh năm 1947 tại Quảng Điền, TTHuế. Hiện là tỉnh uỷ viên, giám đốc Sở Văn hoá Thông tin TTHuế.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chùm thơ mới của anh.

  • ...Em đã lấy những gìmà Chúa không cần nữaNgười đã ban tặng emMột tình yêu đau khổ...

  • Cách đây 700 năm, vào năm 1306, vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa, bờ cõi Đại Việt được mở rộng. Hai châu Ô, Lý được vua Chế Mân cắt để làm sính lễ dâng vua Đại Việt. Sau đó, hai châu này được đổi thành châu Thuận và châu Hóa. Thuận Hóa được hình thành từ cơ sở đó.Những bài thơ chữ Hán viết về vùng đất này sớm nhất có thể kể đến như Hóa Châu tác (Làm ở Hóa Châu) vào khoảng năm 1354 của Trương Hán Siêu (?-1354); Hóa Thành thần chung (Chuông sớm ở Hóa Thành) của Nguyễn Phi Khanh (1355-1428); Tư Dung hải môn lữ thứ (Nghỉ chân ở cửa biển Tư Dung) của Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông 1442 - 1497)... Nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006) TCSH trân trọng giới thiệu cùng độc giả ba bài thơ này.HẢI TRUNG giới thiệu

  • Đá Hạ Long đa tình hóm hỉnhNên mái cong đuôi trống xoè lôngTrời và nước hồng hoang kết dínhSóng nôn nao như tiếng vợ gọi chồng...

  • ...đêm bình yên linh hồn nương náusao ta một mình thao thứcsao ta một mình lay gọilối nào tới ban mai?...

  • ...khoảng vườn xanh xưatrồng toàn cây cẩm túnở một bông thôi cũng đủ nhớ thương người...

  • ...từng hàng cỏ mọc bon chencôn trùng nương náu cũng quen lâu rồi...

  • LTS: Nguyễn Xuân Hoàng viết nhiều, viết đủ các thể loại nhưng tác phẩm đã công bố phần lớn là truyện ngắn, bút ký, tản văn, tiểu luận v.v... còn thơ thì ít khi xuất hiện. Song, có lẽ thơ mới là “ngọc châu” trong văn nghiệp của anh. Những bài thơ gần đây được Hoàng viết ra như một sự dự phóng điềm gở của định mệnh.Khắc khoải yêu thương, khắc khoải đợi chờ là tâm trạng của Hoàng được “mã hoá” trong chùm thơ mà Sông Hương vừa tìm thấy trong di cảo của anh.

  • ...Xin hãy để ta mơ về Hợp NhấtLòng bản thể thẳm sâu hòa điệu giữa lòng ta...

  • LÊ HUỲNH LÂMSinh năm 1967, tại Phú Vang - Thừa Thiên Huế; Kỹ sư tin học (ĐH Bách Khoa Hà Nội). Tác phẩm đã in: Sông hoa (tùy bút)....ấy là một khuôn mặt trầm tư? U uất? Khuôn mặt với đầy đủ đặc tính của một “triết gia bi đát”. Bây giờ, những ngôn từ mà anh dày công nhào nặn đã ý thức hơn về vị thế của mình trong đoản - khúc - người, và chúng không còn cưỡng bức xác thân anh đi ngược chiều nhân loại nữa. Những ngôn từ  (bị dòng đời ám ảnh) đã tự sắp đặt thơ. Bây giờ, thơ trở thành tính từ của thân phận mỗi khi cõi lòng anh lên tiếng...Sông Hương xin chuyển tới bạn đọc ba “cột thơ” rút từ ngôi nhà của anh.

  • ...Không còn ở trong vòm cửa hẹpCả khoảng không bừng sáng quanh ta...

  • ...Tiếng aiTrong gióHú dài…

  • LGT: Như một chuyến hành hương về nguồn cội, với nghĩa cử cao đẹp, Công ty Văn hoá Trí tuệ Việt đã cho ra đời tập sách HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN, gồm nhiều thể loại như bút ký, hồi ký, thơ, nhạc,... Đặc biệt hơn hết là danh sách đầy đủ, chính xác của 10.263 anh hùng liệt sĩ yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn.
    Sông Hương xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc những dòng thơ được thắp lên từ HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN - như một nén nhang gọi hồn những người đã ngã xuống!

  • LGT: Trong cuộc đi tìm mình khắc khoải ở trời , Nguyên Quân mang theo những u uẩn của quá nửa phần đời để mỗi buồn ngồi gặm nhấm. Chắc hẳn cũng nhờ vậy, anh đã làm được một điều không dễ - ấy là gọi tên đúng nỗi buồn giữa mênh mang thi phú...Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ của Nguyên Quân mà hai trong số đấy sẽ được tuyển vào 700 năm thơ Huế.

  • Hơn một năm trước, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giương cao Lá cờ trắng. Nhưng dường như đấy chỉ là hình thức “trá hàng” của một nàng thơ giữa độ hồi xuân.Không hiểu tự bao giờ, loài cúc dại đã cắm rễ vào cõi hồn đa mang của chị hút đến cả nỗi đau dung dưỡng xác thân trong kiếp luân hồi đầy khổ nạn. Tập thơ mới nhất của chị, là sự bung nở của vô vàn cúc dại, để trí nhớ đất này thêm những phút thăng hoa...

  • HẠ NGUYÊN* Sinh năm 1966 tại Hương Cần - Hương Trà -  TT. Huế* Hội viên Hội Nhà báo Việt , Ủy viên BCH Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế khóa IV (2007 - 2012).* Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế* Có nhiều tác phẩm in chung trong các tuyển tập: “20 truyện ngắn và ký 1975 - 1995”, “25 truyện ngắn và ký 1975 - 2000”, “Thời gian và nỗi nhớ”, “Trịnh Công Sơn - cát bụi lộng lẫy”, “Thừa Thiên Huế trong cơn đại hồng thủy (2000)” v.v.

  • NGUYỄN THIỀN NGHITên  thật là Nguyễn Bồn, sinh năm 1948 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế.Hội viên Hội Nhà văn TT.Huế.Hiện là giáo viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hương Thuỷ.