Thơ Dự Thi 10-2002

15:10 04/09/2008
Thuý Nga - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Vi Thuỳ Linh - Lưu Ly - Trần Thị Huê - Ninh Giang Thu Cúc - Kim cúc - Hoàng Thị Bích Thuần - Cao Thị Hiền - Phạm Kim Anh

THUÝ NGA

Thoáng chốc

Có những chiều vàng
Gió nồng hương lúa
Có những trang sách đời rộng mở
Xa quê nhà nhớ ngọn lửa tình thân
Có những giấc mơ qua
Trái tim chợt thức
Biết mình buồn đâu phải tại mùa Đông

Biển vẫn xôn xao những đợt sóng ngầm
Sông Hương ấy lặng thầm dâng nước lũ
Trong thoáng chốc màu xanh hoá đỏ
Đôi mắt em, tia hiền dịu đâu rồi?
Cơn lốc đời đã cuốn mất em tôi!


TÔN NỮ NGỌC HOA

Trảng cỏ biếc xanh

Anh là ngựa chứng
Nhưng em chẳng hề
và cũng chẳng dại gì
ước mình là người biết cầm cương

Sẽ không còn là anh
trong trái tim em ngỡ thôi không xao xuyến
nếu một ngày
một ngày trong chuỗi ngày anh chìm nổi
lối nhỏ quanh co anh dừng bước ngang tàng

Sẽ không còn là anh
trong trái tim em ngỡ không còn biết nhung nhớ giận hờn
nếu một ngày
một ngày trong chuỗi ngày anh mưa giăng mờ mịt
thảm nhung êm anh bỏ nẻo sa mù

Chỉ ước mình là trảng cỏ biếc xanh
giấu mình thung sâu mây sương lãng đãng
ngựa anh dừng sau đường dài mỏi mệt
thả vó chùng yên ngắm hoàng hôn.

Lá rau non

Biêng biếc xanh phớt tím
sen đã xoè lá non
hồ xanh như bừng dậy
với hiu hiu gió nồm

Chuồn chuồn nước chập chờn
mặt hồ chao gợn sóng
lá sen như con thuyền
muốn trôi vào xa rộng

Gió dịu dàng lay động
giục thuyền sen đi xa
những chân trời khát vọng
luôn cháy lên gọi ta

Nhưng làm sao đi xa
Dẫu lòng thuyền khao khát
Nên ngửa nghiêng chòng chành
Cứ bồi hồi không dứt
Cứ bồi hồi không dứt
giữa dập duềnh sen non
một nỗi gì bâng khuâng
một nỗi gì tha thiết

Tôi đứng trong chiều lặng
bên Tịnh Tâm mơ màng
trước nghiêng chao duềnh dập
thấy mình lá sen non.

VI THUỲ LINH

Nhân vật cuối cùng

Vũ kịch Kunả Uka (*)
Kịch trong kịch của những Gheisa
Phơi bày trớ trêu bất công cay đắng
Cô diễn viên chính, gầy như cây nến cháy
Nghiêng người nghiêng nước mắt hoá thân
Nhân vật người hành khất ngồi một góc sân khấu nhìn

Các nam diễn viên vai khách làng chơi
Thoại nhanh tới tấp
Các nữ diễn viên vừa đóng kỹ nữ vừa làm nhạc công
Họ nhập vai điêu luyện không ngờ
Khán giả Việt bị cuốn theo vở kịch rất ít thuyết minh
Điện cắt 3 lần, các diễn viên vẫn diễn
Trong ánh đèn pin lẻ loi đầy nhiệt huyết, bản lĩnh
Người hành khất nhìn quanh
Đám khách làng chơi phá phách ngông nghênh
Đã bị cuốn vào vở kịch của các gheisa diễn câu chuyện đời mình
Người hành khất đổi chỗ ngồi ra góc trái sân khấu, hí húi cắt
               móng tay tanh tách.
Đám khách không đề phòng khi các gheisa đồng loạt vung gươm giết họ
Khán giả ngỡ ngàng
Các diễn viên kết thúc vũ kịch quá đỗi bất ngờ!
Người hành khất ngoái nhìn tất cả
Sân khấu không còn ai
Người hành khất là người chứng kiến
Người hành khất uống nước chậm rãi qua ống hút
Người hành khất lại bấm móng tay

Người hành khất giơ máy ảnh (đeo ở cổ cùng mấy vỏ lon)
       chụp khán giả vây quanh
Sân khấu chưa đóng màn, còn sáng
Những hàng ghế trống, khán giả hiếu kỳ vây quanh sân khấu
                                                                                 vương vãi kiếm, dao
Nữ diễn viên tóc xù phục trang đen
Vẫn bình thản đóng vai người chứng kiến
Người hành khất ngó nghiêng quan sát
Thật giả, thực hư lồng vào nhau thành một sân khấu vô tận như
                                                                                  cuộc sống con người
Festival Huế là sân khấu lớn mà mỗi khách đến đều sắm vai
Anh với em đứng lại
Nhìn người diễn viên đóng vai
                                    Người chứng kiến
Chị kiên nhẫn ngồi trên sàn diễn
Chúng tôi không rời vị trí, như một cuộc thi gan
Người chứng kiến vẫn ngồi nhìn
Kết cấu vở kịch lạ lùng, cái kết chưa từng thấy...
Cuối cùng
người chứng kiến cũng đi vào

Chỉ còn chúng tôi trên bãi cỏ nát bằm gần sân khấu
Huế đang ồn ào bất thường không phải Huế
Là thành phố Festival - Huế có còn là Huế?
Neo tiếng chuông Thiên Mụ vẳng
Để nhận ra Người
Huế chứng kiến chúng tôi - hai nhân vật của màn kết và
                                                                                     vũ kịch Kunả Uka
Trở về
sân khấu của mình.
Huế, 12-5-2002

------------------------------
 (*) Diễn tối 12-15.5 tại sân khấu Đông Điện Thái Hoà, Festival Huế 2002

LƯU LY

Lời nguyện

Có phải rằng em đã thật lòng quên
Không nhớ nữa bóng hình ngày xưa cũ
Đêm cô đơn lòng em tự nhủ
Người ấy bây giờ chắc cũng đã khác xưa?!

Đêm không trăng hoa cũng chỉ là thừa
Gió cũng thế chỉ thấy mình lặng lẽ
Hãy để riêng em trái tim đơn lẻ
Cho hạnh phúc người - phương ấy - được nhân lên!
H.05/7/02

TRẦN THỊ HUÊ

Đợi

Em đợi nắng về
Gió trở áng mây
Em đợi câu thề
Ai đi đi mãi...

Lời thề ngọn gió
Thao thức vầng trăng
Dịu hiền lối cỏ
Đợi người trăm năm
Long Đại 20-9-1997

Nhịp đêm

Giọt mùa đông cháy giữa vô hình
Rút cành cây lá vàng bật khóc
Bỗng nhịp đêm trong ngực xuân nẩy lộc
Giọt mưa về rây ướt nụ đam mê

NINH GIANG THU CÚC

Lời thực vật

Bởi không
Là loài nhuyễn thể
Giấu mình
Trong ngóc ngách rong rêu
Thân thực vật
Có bao giờ luồn lách
Thẳng nhìn trời
Đón nhận giọt sương rơi
Ngò hay cải
Vẫn góp đời hương vị
Thơm nồi canh
Mẹ nấu buổi trưa hè
Hạt tấm nát
Vẫn làm ấm bụng
Kẻ đói lòng
Sau vất vả ngược xuôi
Không cao vọng
Chọc trời - Tùng Bách
Không đê hèn
Sâu bọ - hại cây đời
Chỉ xin được
Là ngọn rau, chẹn lúa
Để đắm mình
Trong Hạnh Phúc gieo neo

KIM CÚC

Bất ngờ

Bất ngờ trời đổ cơn mưa
Gió lang thang ướt mà chưa kịp về
Tìm gì bên những bờ tre
Có nghe rả rích khúc ve cuối chiều?
Trời buồn cho biển liêu xiêu
Mây buồn tìm đến giữa chiều mênh mang
Mắt buồn tìm cái ngỡ ngàng
Người buồn nhặt chút mơ màng cho xuân

Lẻ loi một kiếp phong trần
Tìm nhau ném lại cái nhìn ngẩn ngơ...

HOÀNG THỊ BÍCH THUẦN

Bóng ngày qua

Nghe thầm một khúc thu
Ở ngoài kia về cùng hương cốm
Lá vàng hơn như an ủi
Một bóng ngày qua

Là gần, sao như thể rất xa
Cốm vừa hương
Mùa mới dậy
Tiếng ve thôi ngập ngừng
Đằng sau phượng còn rưng đỏ

Anh đặt một dấu chấm
Tuổi áo trắng đi qua
Trước mặt, người thiếu phụ
Gió khi xưa đang thổi trong lòng.

CAO THỊ HIỀN

Từ dạo em đi

Từ dạo em đi
Cây trong vườn xác xao rụng lá
Mùa đông kéo dài lạnh lẽo
Trước hiên thềm, tôi hoá đá mồ côi

Từ dạo em đi
Con chim sơn ca vô tình không hót nữa
Nụ hoa tầm xuân cũng vô tình không nở
Phím đàn run lên, buông một nốt trầm

Từ dạo em đi
Ngày bỗng lặng yên
Ngọn gió heo may trở mình quay quắt
Tình yêu trong tôi có thật
Sao tỉnh rồi, còn cứ ngỡ là mơ

Từ dạo em đi
Để lại cho tôi nỗi buồn vây kín
Em đi
            ... bao người khác đến
Khoảng trống trong tôi
            sao lấp mãi
                        ... chẳng đầy
Đà Lạt tháng 11

PHẠM KIM ANH

Độc thoại

Không còn khoảng trống nào để cho em ẩn mình trong đó
Anh như chiếc lá mùa thu rơi vào vạt cỏ
Lặng lẽ kiếm tìm một chút bình yên

Em đang cố lãng quên
Bởi em tin những gì đã qua chẳng bao giờ trở lại
Mà chỉ có ngày mai...

Không còn khoảng trống nào cho em đêm nay
Anh đột ngột trở về từ xa xôi ấy
Sự hối lỗi muộn mằn như viên sỏi vội vàng ném xuống lòng sông

Có bao giờ anh hiểu được em không?
Chờ đợi đâu phải là vô tận
Và yêu cũng đâu chỉ một lần.

Những vòng sóng toả tròn...
Sao hạnh phúc lại mong manh đến thế?
Em thấy mình có lỗi với người kia.

Anh đã một lần ra đi
Nên sẽ chẳng là gì nếu thêm một lần anh ra đi nữa
Đừng lấy mất của em cái em đang gìn giữ.

Em không là  bến đợi
Cũng không là dòng sông
Anh như thuyền ngược gió
Lạc vào bờ mưa giông

(nguồn: TCSH số 164 - 10 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...

  • ...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng,                        rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc,                        rồi bằng nạng gỗ với một chân...

  • Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hoàng Phố - Tiến Thảo - Xuân Thanh - Võ Văn Luyến - Nguyên Hào - Hoàng Cát - Ngô Hữu Đoàn - Trần Kiêm Đoàn - Mai Thìn - Đặng Như Phồn - Tôn Phong - Kiều Trung Phương - Đinh Thu

  • Tên thật: NGÔ THỊ KIỀU HẠNHNăm sinh: 24 - 12 - 1983 tại Cam Ranh – Khánh Hòa Hội viên Hội VHNT Khánh HòaĐã có thơ đăng Kiến thức ngày nay, tuần báo Văn Nghệ, và nhiều tạp chí trong nước.

  • Sinh năm 1965 tại Thái Nguyên – Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, vừa viết văn làm thơ. Hiện đang là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết gây sự chú ý của dư luận văn chương – Nhưng thơ mới là bản ngã sáng tạo chính của Nguyễn Bình Phương với 3 tập thơ đã xuất bản: Lam chướng; Xa thân; Từ chết sang trời biếc...

  • Là một tác giả thơ quen biết trên tạp chí Sông Hương, gần đây với tập thơ Ngày rất dài (NXB Hội Nhà văn, 2007), Đoàn Mạnh Phương đã và đang được dư luận chú ý bởi những nỗ lực cách tân thơ.

  • Sinh năm 1960 tại Hà Nội – Đã từng qua quân ngũ và hiện là biên tập viên  của Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt . Đã xuất bản 3 tập thơ: Một, hai, ba; Nhật ký và Bài tập; Gửi một mùa cổ điển... Đã từng đoạt giải cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1990, giải cuộc thi thơ Báo Người Hà Nội 2006.

  • Trần Đình Thành - Đức Sơn

  • Phạm Thị Anh Nga - Thanh Tuyền - Trần Kim Hồ - Vũ Thị Khương - Trần Khởi - Lê Hoàng Anh - Đoàn Lam - Trần Hữu Dũng - Đinh Tấn Phước - Nguyễn Loan - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Lê Ngã Lễ - Nguyên Tiêu - Võ Ngọc Lan - Nguyễn Văn Quang - Ngô Thái Dương - Trần Hữu Lục - Ngô Cang    

  • Nguyễn Hữu Quý - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Khoa Điềm - Lam Hạnh -  Hoàng Phủ Ngọc Tường - Huy Tập - Mai Văn Phấn - Nguyễn Trọng Tạo - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vũ Thanh Hoa - Từ Nguyễn - Nguyễn Xuân Hoa - Mạnh Lê - Hồ Thế Phất - Nguyễn Lâm Cẩn - Tường Phong - Nguyễn Đông Nhật - Vũ Thành Chung  

  • Huỳnh Thúy Kiều - Đức Sơn - Kiều Trung Phương - Thạch Quỳ - Lưu Ly - Trần Hạ Tháp - Nguyễn Thị Anh Đào - Văn Hữu Tứ - Văn Công Hùng - Nguyễn Tiến Chủng - Thái Doãn Long  - Hải Trung - Đông Hà - Nguyễn Văn Thanh - Hồng Vinh - Phụng Lam - Nguyễn Thụy Kha

  • Lê Huy Hạnh - Trịnh Hoài Giang - Triệu Nguyên Phong - Phan Tuấn Anh - Bạch Diệp - Phan Văn Chương - Hồ Đắc Thiếu Anh - Mai Trâm - Đỗ Văn Khoái - Viêm Tịnh - Lưu Thị Bạch Liễu - Lãng Hiển Xuân - Nguyễn Thanh Kim - Vũ Thắng  - Võ Quê - Ngàn Thương - Nguyễn Nguyên An - Lê Phương Thảo

  • Ngô Thị Hạnh - Vạn Lộc - Nguyễn Thiền Nghi - Lâm Anh - Hoàng Ngọc Quý  - Trần Thị Huê - Đường Xuân Sử - Dương Thành Vũ - Nguyễn Thị Liên Tâm - Bùi Đức Vinh - Công Nam - Nguyễn Thanh Tú - Trần Áng Sơn  

  • Nhà thơ mặc áo lính, trưởng thành lên từ dải đất miền Trung gió Lào cát trắng, Nguyễn Hữu Quý là một người thơ lặng lẽ và khiêm nhường - nhưng đấy là sự lặng lẽ đào sâu trong suy tưởng với những khát vọng làm mới thư luôn thôi thúc.Là một tác giả thơ quen thuộc, mùa xuân này anh gửi tới trang thơ Sông Hương một chùm thơ mới nhất, “mở hàng” cho một năm thơ trên Sông Hương.

  • Vũ Thanh Hoa sinh tại Hà Nội, hiện công tác tại Vũng Tàu. Cử nhân luật. Hội viên Hội Văn Nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu.

  • Thúy Liên - Thạch Thảo - Bạch Diệp - Võ Ngọc Lan - Châu Thu Hà - Nguyễn Thị Thúy Ngoan - Hoàng Bình Trọng - Phạm Việt Thư - Lại Đăng Thiện - Ngô Minh - Quỳnh Như - Trương Đạm Thủy - Phan Thành Minh  

  • Mai Văn Phấn - Nguyễn Việt Tư - Lê Thị Mây - Trịnh Hoài Giang - Nguyễn Hoa - Mai Phương

  • Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Tấn On - Thiệp Đáng - Nguyễn Bình An - Ngô Cang

  • HOÀNG VŨ THUẬT   Sinh năm Giáp ThânLàng Thạch Xá Ha, Hồng Thuỷ - Lệ Thuỷ - Quảng Bình.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã từng qua 15 năm trong nghề dạy học. Biên tập Nhà xuất bản Thuận Hoá. Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Bình.

  • TRƯƠNG ĐĂNG DUNGSinh ngày 8-5-1955 tại Diễn Trường, Diễn Thành, Nghệ An.Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, đại học Tổng hợp Budapest , Hunggari.Hiện là PGS.TS. Phó Viện trưởng Viện Văn học Việt .Hội viên Hội Nhà văn Việt .Tham gia giảng dạy nghiên cứu sinh và cao học ở các trường đại học.