Thiết chế văn hóa của TT-Huế: Chưa xứng tầm

09:18 26/12/2013

Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

Trung tâm VHTT TP.Huế, điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm của một thành phố văn hoá

Xây từ năm 1960 và đến nay… vẫn thế

Nằm ngay tại trung tâm TP Huếlà hai địa chỉ biểu diễn nghệ thuật: Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh (TTVHTT) và Trung tâm Văn hóa TP Huế(TTVH) nhung cả hai lại đang xuống cấp và chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều chương trình nghệ thuật mang tầm quốc gia, quốc tế.

TTVHTT tỉnh được xây dựng từ những năm 1970 theo dạng là trung tâm văn hóa đa chức năng, vừa biểu diễn nghệ thuật vừa hội nghị. Thế nên, hệ thống lọc âm của trung tâm này chưa đạt chuẩn. Năm 2011, đây là nơi được chọn làm địa điểm biểu diễn của đợt lưu diễn Chương trình hòa nhạc Toyota xuyên Việt.

Thế nhưng, với chất lượng cách âm của tòa nhà không đạt chuẩn này đã khiến người xem không khỏi thất vọng; đó là chưa nói diện tích sân khấu chưa đủ chỗ để cả dàn nhạc thính phòng biểu diễn. Không chỉ vấn đề thiết kếvà xây dựng, TTVHTT tỉnh hiện cũng “đa chức năng” với không gian dành cho các lớp học về thể dục nhịp điệu, thể hình…

Nhạc sĩ Lê Phùng, Chủ tịch Hội Âm nhạc Thừa Thiên- Huếcho rằng hệ thống lọc âm của tòa nhà không tốt, âm thanh bị dội nên TTVHTT tỉnh chỉ thích hợp với các cuộc mít-tinh, hội nghị; chứ không thể là nơi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.

Cũng là địa điểm chuyên biểu diễn nghệ thuật, nhưng TTVH TP Huế(hay còn gọi là Rạp Trần Hưng Đạo) trông nhếch nhác và xuống cấp, hư hỏng. Đơn vị quản lý đã nhiều lần chống thấm dột, mối mọt nhưng tình trạng vẫn không cải thiện đáng kể. Khu hoạt động ngoài trời chưa được đầu tư xây dựng, các phòng hoạt động chức năng chưa đáp ứng được yêu cầu, sân khấu biểu diễn, phòng khán giả không đạt chuẩn…

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc TTVH TP Huếgiãi bày: “Từ lúc xây dựng (năm 1960-PV) đến nay, thực trạng cơ sở vật chất của trung tâm vẫn chưa thay đổi nhiều. Những năm vừa qua, UBND TP Huếcũng đã quan tâm và đầu tư kinh phí sửa chữa nhưng do ngân sách ít ỏi nên việc tu sửa cũng chỉ mang tính chắp vá”.

Năm 2012, Liên hoan Sân khấu Kịch chuyên nghiệp toàn quốc đã diễn ra tại đây và không ít người đã rất buồn cho một địa điểm biểu diễn của một thành phố văn hóa. Sân khấu nhỏ, cũ kỹ và tuềnh toàng đối lập với một Liên hoan lớn có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, đơn vị tên tuổi nổi tiếng của cả nước. Sân khấu biểu diễn thiếu cánh gà nên người xem vẫn nhìn thấy những cảnh lộn xộn ở hai bên sân khấu.

NSND Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Nhà hát Ca kịch Huếcho rằng, cả TTVHTT tỉnh và TTVH TP Huếđều chưa đáp ứng được các yêu cầu về sân khấu biểu diễn. “Là địa điểm biểu diễn nghệ thuật hiện đại thì phải có ròng rọc để treo cảnh; nhưng các trung tâm của Huếkhông có hệ thống ròng rọc mà phải dùng phương pháp thủ công là đưa tre vào làm giàn giáo để treo cảnh. Đó là chưa nói đến vấn đề nội thất, khu vực hóa trang, giải lao, vệ sinh… rất nhếch nhác”, NSND Nguyễn Ngọc Bình nhận xét.

 Phòng vệ sinh nằm cạnh đường vào khán đài của TTVH TP.Huế hôi hám và nhếch nhác

Hệ thống NVH ở cơ sở xuống cấp

Trên địa bàn tỉnh hiện có 782 NVH; tuy nhiên hệ thống TTVH, NVH đang gặp nhiều khó khăn, bất cập, ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng hoạt động. Nhiều thiết chếvăn hóa từ tỉnh đến cơ sở đã được xây dựng mới nhưng trên thực tếkhông phát huy hiệu quả hoặc không được sử dụng đúng mục đích.

Nhiều NVH cấp huyện như huyện Phú Lộc, Nam Đông, TP Huế… đều được xây dựng từ khá lâu và đang xuống cấp nghiêm trọng từ sân khấu biểu diễn cho đến phòng làm việc. Riêng TTVH TP Huếchỉ đủ diện tích xây dựng hội trường, không có quỹ đất để xây dựng các công trình đi kèm. Tại nhiều NVH cấp huyện, hệ thống thiết bị kỹ thuật hỗ trợ công tác chuyên môn còn thiếu, không đồng bộ; đặc biệt là âm thanh, ánh sáng. Do đó, chỉ đáp ứng được các cuộc hội nghị, hội họp chứ không thể phục vụ cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật.

Với hệ thống NVH cấp xã và thôn, hầu hết được tận dụng từ các công trình cũ; số lượng xây dựng mới rất ít, tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới. Theo Sở VHTTDL Thừa Thiên- Huế, có đến 70% NVH ở làng, thôn, bản, tổ dân phố không có các thiết bị bên trong mà chỉ là ngôi nhà với một số thiết bị đơn giản, như: quạt máy, bàn, ghế, có nơi còn không có bàn ghế.

Cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị chuyên dùng đã quá lỗi thời, lại thiếu thốn, không đáp ứng được yêu cầu hoạt động đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động và hiệu quả phục vụ của hệ thống TTVH, NVH. Một thực tếnữa là đội ngũ cán bộ làm việc tại các NVH được đào tạo các chuyên ngành văn hóa nghệ thuật chiếm tỷ lệ khá thấp, khoảng 30% nên hiệu quả công tác hoạt động của các NVH chưa cao.

Đứng trước thực trạng này, ông Hồ Văn Ngoan, Trưởng phòng VHTT huyện miền núi A Lưới cho rằng, cần chú trọng đến việc quy hoạch diện tích đất sử dụng cho NVH, Nhà sinh hoạt cộng đồng đáp ứng đủ yêu cầu của một không gian sinh hoạt văn hóa. Hằng năm, cấp nguồn kinh phí đầu tư, sửa chữa nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cần thiết cho các NVH, nhà sinh hoạt cộng đồng hoạt động. Đồng thời, cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động văn hóa, thể thao sao cho các hoạt động phải gắn với thực tiễn đời sống xã hội và nhu cầu của người dân địa phương để thu hút người dân tham gia.

Tại kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Thừa Thiên- Huế vào tháng 4.2013 vừa qua, HĐND tỉnh đã thông qua 6 Nghị quyết quan trọng. Trong đó sẽ tập trung đầu tư 2.167 tỉ đồng để xây dựng hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa của tỉnh (từ 2013-2030). Hy vọng rằng, với sự quan tâm của tỉnh Thừa Thiên- Huế, hệ thống thiết chếvăn hóa ở địa phương này sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tế. 

 

Theo Văn hóa Online

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chú trọng phát triển văn hóa đọc tại vùng nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.

  • Hoạt động đấu giá nghệ thuật ở Việt Nam mới đang ở buổi bình minh. Buổi đấu giá nghệ thuật chính thức đầu tiên được tổ chức cách đây chưa đầy hai năm bởi Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt tại Hà Nội hồi tháng 5/2016.

  • Nhiều biểu hiện cho thấy nhận thức của xã hội đối với sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Người dân chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại.

  • Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.

  • Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.

  • Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.

  • Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).

  • Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.

  • “Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).

  • Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.

  • Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!

  • Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.

  • "Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.

  • Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.

  • Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.

  • HẠ NGUYÊN

    Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.

  • Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.

  • Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

  • Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.

  • Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.