Thiên tài y học Tôn Thất Tùng trong mắt một học trò

08:35 27/02/2014

Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.

Chúng ta đã biết đến BS. Tôn Thất Tùng như một thần tượng của ngành Y học Việt Nam và thế giới; người đã gây sự kinh ngạc cho nhân loại bởi những phát minh mới mẻ về lĩnh vực phẫu thuật gan khi chỉ mới 27 tuổi; người được bầu vào Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris, được giải thưởng quốc tế Lannelongue; và trên hết, được nhân dân Việt Nam tôn vinh như một người thầy thuốc vĩ đại. Tuy nhiên, một Tôn Thất Tùng với tất cả như con người của thầy thì bạn đọc mới chỉ biết đến qua cuốn Nhớ về những năm tháng đã qua - GS. Đặng Hanh Đệ.
 
Dưới mắt của người học trò Đặng Hanh Đệ, GS. Tôn Thất Tùng không chỉ là người uyên bác, say mê, yêu thương con người và có lòng tự trọng dân tộc mà còn là một người “dị thường”. Chúng ta biết đến một Einstein, Newton với sự đãng trí bác học; nhạc sĩ Bethoven với sự luộm thuộm, hay cáu gắt; nhà tiểu thuyết Dostoievski, họa sĩ lập thể Picasso luôn thái quá tình dục… Và thiên tài y học Tôn Thất Tùng cũng không loại trừ. 
 
Thầy Tùng mặc nhầm quần vợ…
 
Đó là tình huống trong mẩu chuyện Mổ tim hở với máy tim phổi. Đây là thời kỳ chiến tranh, giai đoạn khó khăn nhất của bệnh viện. Ngoài nhiệt huyết đam mê nghề nghiệp, tình thầy trò chân thực, sâu sắc, còn lại thiếu thốn đủ điều. Thiếu thuốc gây mê, thiếu máu truyền cho phẫu thuật. Không có máy hấp để sát trùng quần áo, không có dụng cụ cưa điện mà chỉ dùng đục và cưa để “xẻ” sườn bệnh nhân. Nan giải nhất là mất điện. Nhiều lúc đang mổ dang dở, bệnh nhân ở thời điểm nguy kịch nhất, phòng bỗng tối om.
 
Máy nổ thì luôn bị thiếu xăng, xăng khan hiếm hơn cả máu. Có lúc điện mất, không thể đun nước sôi để chườm nóng cho bệnh nhân, bác sĩ đành phải “đẩy bệnh nhân ra vỉa hè phơi nắng”! Cả thầy Tùng, trò Đệ và đồng nghiệp luôn đối mặt với điều kiện tồi tệ này. Nhiều chuyên gia của Pháp sang không khỏi kinh ngạc. Làm sao bác sĩ Việt Nam có thể tiến hành phẫu thuật để cứu người trong điều kiện như vậy?
 
Hôm đó có bệnh nhân rất nặng, BS. Vi Thị Nguyệt Hồ (là vợ GS. Tôn Thất Tùng) cùng trò Đệ và đồng nghiệp phải thức đến khuya để túc trực. Thầy Tùng lúc đó đang ở nhà, đợi mãi chẳng thấy vợ về, linh cảm có chuyện chẳng lành, đến thẳng bệnh viện trong đêm và cầm ống nghe, khám ngay cho bệnh nhân. Mọi người vây quanh thầy. Bỗng dưng, một học trò thốt lên: “Ô! Thầy mặc quần của cô”. Mọi người nhìn xuống và cười vang!


  

Thiên tài vĩ đại chỉ nói hai từ ngắn gọn: “Tao vội”!
 
Vậy mà cũng vào thời kỳ đó, người mặc nhầm quần vợ này đã thực hiện ca mổ tim hở với máy tim phổi thành công đầu tiên ở Việt Nam. Đó là năm 1965. Bác Hồ đã đích thân đến bệnh viện chúc mừng. GS. John Gibbon - người đầu tiên nghiên cứu thành công máy tim phổi vào năm 1953 tại BV Massachusetts cũng đã viết thư chúc mừng trong sự ngạc nhiên và khâm phục.
 
Thầy Tùng nổi giận với học trò
 
Theo GS. Đặng Hanh Đệ, thầy Tùng nổi tiếng là người nóng tính. Nhất là trong lúc mổ, hễ học trò làm trái ý, thầy mắng chửi rất dữ dội. Thầy vứt dụng cụ tóe tung khắp nơi, có khi rơi vào người đứng phụ, kể cả vị hôn thê là cô Nguyệt Hồ cũng không ngoại trừ. Mặt thầy đỏ như gấc, hai mắt chằm chằm… Những lúc đó, học trò phụ mổ rất khiếp sợ. Vì vậy, họ rất ngại phụ cho thầy. Chỉ có trò Đệ là chịu tất! Nhiều lần, thầy đã nổi đóa với cả người học trò cưng của mình. Đó là lúc một tay trò Đệ phải làm đến hai việc: tiếp bệnh nhân và phụ mổ. Có lúc đến muộn, thầy dọa sẽ  đuổi khỏi bệnh viện!
 
Tuy nhiên, chỉ mấy phút sau, thầy Tùng dịu ngay. Lại thân thiện, gần gũi với học trò: “Thầy chẳng để bụng ai… Thầy cũng chẳng đuổi ai bao giờ đâu!” (tr.9). Thầy lại tận tụy bày cho học trò tỉ mỉ từ khâu cắt chỉ, nối chỉ đến thao tác cầm kéo. Bởi vậy mà trò Đệ đã học hỏi ở thầy những kỹ năng căn bản, nhất là những tình huống nguy kịch khi phẫu thuật.

 


Cũng chính người thầy hay nổi đóa, làm trò bao phen khiếp đảm ấy lại là người thầy hết sức yêu thương, nâng đỡ và tôn trọng họ. Bởi vậy, dẫu sợ khiếp vía với cái tính Trương Phi của thầy, nhưng hầu hết học trò đều một mực tôn kính và khâm phục thầy. Thậm chí, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ cho thầy. Năm 1972, Hà Nội ngày đêm B52 dội xuống như trút mưa, dân chúng sơ tán khắp nơi. Tất cả lo lắng, bàn bạc để thầy đi sơ tán, giữ gìn “vốn quí của đất nước”.  Và sự phản ứng của thầy, một lần nữa, đã dạy cho học trò bài học về lòng tự trọng dân tộc: “Các anh  bảo tôi đào ngũ à? Đất nước đang nguy nan, tôi biết tôi phải làm gì chứ? Các anh đi ra đi”.
 
Thầy Tùng khóc
 
Đây không phải là sự kỳ dị mà chính là sự yếu mềm, đời thường của một người bác sĩ vĩ đại. Dưới mắt của người học trò Đặng Hanh Đệ, thầy Tùng không chỉ hiện lên với những ánh hào quang, mà còn là những thất bại, những nỗi đau buồn không thể tránh khỏi trong nghề nghiệp.
 
Đó là câu chuyện vỡ ống động mạch vào năm 1970. Ca mổ được thực hiện cho một bệnh nhân nam, có ống động mạch. Thầy Tùng mổ, còn trò Đệ phụ. Trong khi phẫu tích ống thì bỗng dưng máu phọt thành tia. Dòng máu réo lên sủi thành bọt, máu tràn ngập lồng ngực bệnh nhân. Dù đã dùng ống hút ở tốc độ tối đa, nhưng máu vẫn phun trào, tung tóe cả nền nhà. Mọi người nháo nhác. Bệnh nhân tử vong ngay.


  


Có lẽ không gì đau đớn hơn trong đời người bác sĩ như những phút giây đó? Cho phép tôi ghi lại xúc cảm này: “Hai thầy trò đứng lặng người, nhìn vào lồng ngực… Thầy lẳng lặng bước ra ngoài, cởi áo và găng mổ, rồi đi xuống nhà, chỉ còn tôi bên bệnh nhân... Tôi lặng lẽ khâu lại thành ngực của bệnh nhân, rồi xuống nhà... Tôi giật mình thấy Thầy đang ngồi gục đầu ở bậc thang cuối tầng một khi tôi bước qua… Tôi không dám nhìn thẳng vào mắt thầy, trong lòng, một cảm giác buồn mênh mang đang trào dâng” (tr.46).
 
Thiên tài cũng có lúc thất bại. Giọt nước mắt của người thầy là nỗi đau ám ảnh người học trò Đặng Hanh Đệ, nhất là những lúc đối diện với mọi hiểm nghèo, giành giật từng giây phút mong manh giữa sự sống và cái chết.

Lặng lẽ bên người thầy của mình suốt gần 20 năm, người học trò khiêm tốn, kiên nhẫn, có lòng tự trọng và trên hết, rất tôn quí thầy, đã trở thành một GS, BS nổi tiếng, có những đóng góp xứng đáng cho ngành y học Việt Nam.
 
Cuốn sách làm tôi cảm động bởi sự chân thực và giản dị. Một thế hệ y học thông minh, tự trọng, đam mê và dấn thân. Họ vượt lên tất cả, không chỉ là sự cùng cực trong chiến tranh, mà còn là sự trì trệ của một xã hội thời kỳ bao cấp. Có được những phẩm chất cao quí đó, phải chăng, họ đã ảnh hưởng từ nhân cách của người thầy Tôn Thất Tùng - một thiên tài y học vĩ đại và dị thường?
 
Qua những câu chuyện của GS. Đặng Hanh Đệ, tôi đã suy ngẫm rất nhiều về nhân cách của một người trí thức hiện nay. Thiết nghĩ, mỗi người bác sĩ, mỗi sinh viên Y khoa hãy dành chút thời gian đọc cuốn sách này để có thể tự vấn lại lương tâm. 

 
Theo Kênh 14

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Năm 2020 đánh dấu những bước chuyển mình đáng nhớ đối với nhiều loại hình nghệ thuật. Sự phối kết giữa những môn nghệ thuật tưởng chừng không hề “ăn nhập” với nhau lại tạo ra nhiều bất ngờ.

  • Bộ sách Lục tỉnh cầm ca (NXB Văn hóa - Văn nghệ) cũng là tên của một nhóm bạn trẻ, đã tái hiện nguồn tư liệu về các loại hình diễn xướng của Nam bộ, xứng đáng trở thành câu trả lời cho câu hỏi: Giới trẻ ngày nay có còn quan tâm đến nghệ thuật truyền thống hay không?

  • Bạo lực học đường - một vấn đề tưởng chừng rất cũ nhưng lại luôn mới, bởi ngày nào chúng ta chưa tìm ra cách xử lý căn cơ, tận gốc rễ của vấn đề thì ngày ấy, nó vẫn còn là một nỗi nhức nhối của ngành giáo dục và của cả cộng đồng.

  • Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển cũng xảy ra trên diện rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.

  • Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giải pháp phong tỏa kiểm soát lây lan dịch bệnh trong cộng đồng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế nhiều nơi trên thế giới.

  • Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm Câu chuyện nghệ thuật với độ dày gần 688 trang cùng giá bìa lên đến 999.000 đồng.

  • Xã hội hóa (XHH) văn hóa nghệ thuật (VHNT) ở TPHCM có tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn đó những vấn đề trầm kha. Ngoài sự thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, còn có sự dễ dãi, thiếu chiều sâu của chính các đơn vị tham gia công tác XHH.

  • Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.

  • Khi được hỏi, người thầy đầu tiên của bạn là ai? - nhiều bạn trẻ có cùng chung đáp án: Không ai khác chính là cha, mẹ!

  • Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...

  • Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.

  • Thỉnh thoảng, một vài bạn bè trên mạng xã hội (MXH) của tôi lại đăng thông tin “thoái ẩn”, như một lời cáo biệt với cộng đồng. Sau một thời gian, có người quay trở lại, có người bặt vô âm tín.

  • Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.

  • Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.

  • TRANG TUỆ

    “Tuổi già và dòng chảy thời gian dạy ta mọi thứ”
                                       (Sophocles)

  • Ký ức hiện lên trên hình con vật tinh xảo, ngộ nghĩnh, trên từng lớp giấy nhiễu, vải hay giấy bóng kính của chiếc đèn Trung thu tưởng chừng đã bị lãng quên. Nói như nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Bắt đầu từ ấy mà khơi lên, mà thắp sáng con đường tìm về nét đẹp truyền thống. Cũng là trả lại phong vị cho mùa trăng tháng Tám vốn hàm chứa bao giá trị văn hóa dân tộc”.

  • Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?

  • Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.

  • Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc và ra mắt Ban chấp hành mới.

  • Đây là chủ đề nội dung chia sẻ của Đức Dalai Lama trong chương trình đối thoại trực tuyến toàn cầu, diễn ra hồi giữa tháng 8 do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) tổ chức.