Thiên tài y học Tôn Thất Tùng trong mắt một học trò

08:35 27/02/2014

Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.

Chúng ta đã biết đến BS. Tôn Thất Tùng như một thần tượng của ngành Y học Việt Nam và thế giới; người đã gây sự kinh ngạc cho nhân loại bởi những phát minh mới mẻ về lĩnh vực phẫu thuật gan khi chỉ mới 27 tuổi; người được bầu vào Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris, được giải thưởng quốc tế Lannelongue; và trên hết, được nhân dân Việt Nam tôn vinh như một người thầy thuốc vĩ đại. Tuy nhiên, một Tôn Thất Tùng với tất cả như con người của thầy thì bạn đọc mới chỉ biết đến qua cuốn Nhớ về những năm tháng đã qua - GS. Đặng Hanh Đệ.
 
Dưới mắt của người học trò Đặng Hanh Đệ, GS. Tôn Thất Tùng không chỉ là người uyên bác, say mê, yêu thương con người và có lòng tự trọng dân tộc mà còn là một người “dị thường”. Chúng ta biết đến một Einstein, Newton với sự đãng trí bác học; nhạc sĩ Bethoven với sự luộm thuộm, hay cáu gắt; nhà tiểu thuyết Dostoievski, họa sĩ lập thể Picasso luôn thái quá tình dục… Và thiên tài y học Tôn Thất Tùng cũng không loại trừ. 
 
Thầy Tùng mặc nhầm quần vợ…
 
Đó là tình huống trong mẩu chuyện Mổ tim hở với máy tim phổi. Đây là thời kỳ chiến tranh, giai đoạn khó khăn nhất của bệnh viện. Ngoài nhiệt huyết đam mê nghề nghiệp, tình thầy trò chân thực, sâu sắc, còn lại thiếu thốn đủ điều. Thiếu thuốc gây mê, thiếu máu truyền cho phẫu thuật. Không có máy hấp để sát trùng quần áo, không có dụng cụ cưa điện mà chỉ dùng đục và cưa để “xẻ” sườn bệnh nhân. Nan giải nhất là mất điện. Nhiều lúc đang mổ dang dở, bệnh nhân ở thời điểm nguy kịch nhất, phòng bỗng tối om.
 
Máy nổ thì luôn bị thiếu xăng, xăng khan hiếm hơn cả máu. Có lúc điện mất, không thể đun nước sôi để chườm nóng cho bệnh nhân, bác sĩ đành phải “đẩy bệnh nhân ra vỉa hè phơi nắng”! Cả thầy Tùng, trò Đệ và đồng nghiệp luôn đối mặt với điều kiện tồi tệ này. Nhiều chuyên gia của Pháp sang không khỏi kinh ngạc. Làm sao bác sĩ Việt Nam có thể tiến hành phẫu thuật để cứu người trong điều kiện như vậy?
 
Hôm đó có bệnh nhân rất nặng, BS. Vi Thị Nguyệt Hồ (là vợ GS. Tôn Thất Tùng) cùng trò Đệ và đồng nghiệp phải thức đến khuya để túc trực. Thầy Tùng lúc đó đang ở nhà, đợi mãi chẳng thấy vợ về, linh cảm có chuyện chẳng lành, đến thẳng bệnh viện trong đêm và cầm ống nghe, khám ngay cho bệnh nhân. Mọi người vây quanh thầy. Bỗng dưng, một học trò thốt lên: “Ô! Thầy mặc quần của cô”. Mọi người nhìn xuống và cười vang!


  

Thiên tài vĩ đại chỉ nói hai từ ngắn gọn: “Tao vội”!
 
Vậy mà cũng vào thời kỳ đó, người mặc nhầm quần vợ này đã thực hiện ca mổ tim hở với máy tim phổi thành công đầu tiên ở Việt Nam. Đó là năm 1965. Bác Hồ đã đích thân đến bệnh viện chúc mừng. GS. John Gibbon - người đầu tiên nghiên cứu thành công máy tim phổi vào năm 1953 tại BV Massachusetts cũng đã viết thư chúc mừng trong sự ngạc nhiên và khâm phục.
 
Thầy Tùng nổi giận với học trò
 
Theo GS. Đặng Hanh Đệ, thầy Tùng nổi tiếng là người nóng tính. Nhất là trong lúc mổ, hễ học trò làm trái ý, thầy mắng chửi rất dữ dội. Thầy vứt dụng cụ tóe tung khắp nơi, có khi rơi vào người đứng phụ, kể cả vị hôn thê là cô Nguyệt Hồ cũng không ngoại trừ. Mặt thầy đỏ như gấc, hai mắt chằm chằm… Những lúc đó, học trò phụ mổ rất khiếp sợ. Vì vậy, họ rất ngại phụ cho thầy. Chỉ có trò Đệ là chịu tất! Nhiều lần, thầy đã nổi đóa với cả người học trò cưng của mình. Đó là lúc một tay trò Đệ phải làm đến hai việc: tiếp bệnh nhân và phụ mổ. Có lúc đến muộn, thầy dọa sẽ  đuổi khỏi bệnh viện!
 
Tuy nhiên, chỉ mấy phút sau, thầy Tùng dịu ngay. Lại thân thiện, gần gũi với học trò: “Thầy chẳng để bụng ai… Thầy cũng chẳng đuổi ai bao giờ đâu!” (tr.9). Thầy lại tận tụy bày cho học trò tỉ mỉ từ khâu cắt chỉ, nối chỉ đến thao tác cầm kéo. Bởi vậy mà trò Đệ đã học hỏi ở thầy những kỹ năng căn bản, nhất là những tình huống nguy kịch khi phẫu thuật.

 


Cũng chính người thầy hay nổi đóa, làm trò bao phen khiếp đảm ấy lại là người thầy hết sức yêu thương, nâng đỡ và tôn trọng họ. Bởi vậy, dẫu sợ khiếp vía với cái tính Trương Phi của thầy, nhưng hầu hết học trò đều một mực tôn kính và khâm phục thầy. Thậm chí, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ cho thầy. Năm 1972, Hà Nội ngày đêm B52 dội xuống như trút mưa, dân chúng sơ tán khắp nơi. Tất cả lo lắng, bàn bạc để thầy đi sơ tán, giữ gìn “vốn quí của đất nước”.  Và sự phản ứng của thầy, một lần nữa, đã dạy cho học trò bài học về lòng tự trọng dân tộc: “Các anh  bảo tôi đào ngũ à? Đất nước đang nguy nan, tôi biết tôi phải làm gì chứ? Các anh đi ra đi”.
 
Thầy Tùng khóc
 
Đây không phải là sự kỳ dị mà chính là sự yếu mềm, đời thường của một người bác sĩ vĩ đại. Dưới mắt của người học trò Đặng Hanh Đệ, thầy Tùng không chỉ hiện lên với những ánh hào quang, mà còn là những thất bại, những nỗi đau buồn không thể tránh khỏi trong nghề nghiệp.
 
Đó là câu chuyện vỡ ống động mạch vào năm 1970. Ca mổ được thực hiện cho một bệnh nhân nam, có ống động mạch. Thầy Tùng mổ, còn trò Đệ phụ. Trong khi phẫu tích ống thì bỗng dưng máu phọt thành tia. Dòng máu réo lên sủi thành bọt, máu tràn ngập lồng ngực bệnh nhân. Dù đã dùng ống hút ở tốc độ tối đa, nhưng máu vẫn phun trào, tung tóe cả nền nhà. Mọi người nháo nhác. Bệnh nhân tử vong ngay.


  


Có lẽ không gì đau đớn hơn trong đời người bác sĩ như những phút giây đó? Cho phép tôi ghi lại xúc cảm này: “Hai thầy trò đứng lặng người, nhìn vào lồng ngực… Thầy lẳng lặng bước ra ngoài, cởi áo và găng mổ, rồi đi xuống nhà, chỉ còn tôi bên bệnh nhân... Tôi lặng lẽ khâu lại thành ngực của bệnh nhân, rồi xuống nhà... Tôi giật mình thấy Thầy đang ngồi gục đầu ở bậc thang cuối tầng một khi tôi bước qua… Tôi không dám nhìn thẳng vào mắt thầy, trong lòng, một cảm giác buồn mênh mang đang trào dâng” (tr.46).
 
Thiên tài cũng có lúc thất bại. Giọt nước mắt của người thầy là nỗi đau ám ảnh người học trò Đặng Hanh Đệ, nhất là những lúc đối diện với mọi hiểm nghèo, giành giật từng giây phút mong manh giữa sự sống và cái chết.

Lặng lẽ bên người thầy của mình suốt gần 20 năm, người học trò khiêm tốn, kiên nhẫn, có lòng tự trọng và trên hết, rất tôn quí thầy, đã trở thành một GS, BS nổi tiếng, có những đóng góp xứng đáng cho ngành y học Việt Nam.
 
Cuốn sách làm tôi cảm động bởi sự chân thực và giản dị. Một thế hệ y học thông minh, tự trọng, đam mê và dấn thân. Họ vượt lên tất cả, không chỉ là sự cùng cực trong chiến tranh, mà còn là sự trì trệ của một xã hội thời kỳ bao cấp. Có được những phẩm chất cao quí đó, phải chăng, họ đã ảnh hưởng từ nhân cách của người thầy Tôn Thất Tùng - một thiên tài y học vĩ đại và dị thường?
 
Qua những câu chuyện của GS. Đặng Hanh Đệ, tôi đã suy ngẫm rất nhiều về nhân cách của một người trí thức hiện nay. Thiết nghĩ, mỗi người bác sĩ, mỗi sinh viên Y khoa hãy dành chút thời gian đọc cuốn sách này để có thể tự vấn lại lương tâm. 

 
Theo Kênh 14

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Theo định hướng phát triển hiện nay, Huế sẽ là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân giữ vai trò động lực cho Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.

  • Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.

  • Khi nhắc đến xứ sở Phù Tang, điều đầu tiên thế giới nghĩ đến là một Nhật Bản thần kỳ, giàu mạnh về kinh tế và điều thứ hai chắc chắn sẽ là sự đối mặt thường xuyên với thảm họa thiên tai.

  • “Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.

  • Không có một vùng đất thứ hai nào trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có vị trí hết sức đặc biệt như Huế. Nơi đây, từ 1306, bước chân Huyền Trân xuống thuyền mở đầu cho kỷ nguyên mở nước về Nam, Thuận Hóa thành nơi biên trấn.

  • I. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới đã trở thành quyết tâm chính trị của cán bộ đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế.

  • Thăng Long - Hà Nội, thủ đô, trái tim của cả nước, qua ngàn năm phát triển, đã trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của cả dân tộc.

  • Sau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở quy mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.

  • Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược nối giữa hai miền Bắc - Nam từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một phương”; từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945); là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với những tên tuổi lớn trong hành trình lịch sử của dân tộc, của ngàn năm Thăng Long...

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới theo tinh thần kết luận số 48 của Bộ Chính trị đã mở ra một mốc mới mang tính lịch sử. Với kết luận này, đặt ra nhiệm vụ cho Huế phải trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

  • Ôn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.

  • Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.

  • Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.

  • (Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương)

  • Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra sôi động trên đất nước Việt Nam, sức sống của vùng văn hoá Huế sau những năm dài tưởng chừng đã ngủ yên chợt bừng dậy và lấp lánh tỏa sáng.

  • Thơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.

  • Gần đây, khi Đảng ta chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với đội ngũ trí thức thì trong dư luận cũng đã kịp thời có những phản ứng cộng hưởng. Điều mà chúng tôi lĩnh hội được gồm 3 câu hỏi tưởng chừng như "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng lại không hẳn thế. Nó vẫn mới, vẫn nóng hổi vì sự tuyệt đối của qui luật vận động cũng như vì tính cập nhật, tính ứng dụng của đời sống. Chúng tôi xin được nêu ra và cùng bàn, cùng trao đổi cả 3 vấn đề.

  • Trí thức là những người mà lao động hàng ngày của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ làm ra là những sản phẩm trí tuệ, nhưng sản phẩm ấy phải là những sản phẩm có ích cho xã hội...

  • Ở Huế ngày xưa, người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” để dùng chung trong nhà. Người Huế rất trọng học vấn, rất trọng sự hiểu biết nên rất trọng sách. Vì vậy, họ cất sách rất kỹ. Họ thường cất sách để làm kỷ niệm riêng tư cho mình về sau đã đành mà họ còn cất sách để dành cho đám đàn em con cháu của họ trong gia đình, dùng mà học sau nầy. Người Huế nào cũng đều cùng một suy nghĩ là ở đời, muốn vươn lên cao thì phải học và đã học thì phải cần sách. Đối với họ, sách quý là vậy. Lễ giáo Khổng Mạnh xưa cũng đã đòi hỏi mỗi người Huế thấy tờ giấy nào rớt dưới đất mà có viết chữ Hán “bên trên” là phải cúi xuống lượm lên để cất giữ “kẻo tội Trời”! Người xưa cũng như họ, không muốn thấy chữ nghĩa của Thánh hiền bị chà đạp dưới chân.