Thiên tài y học Tôn Thất Tùng trong mắt một học trò

08:35 27/02/2014

Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.

Chúng ta đã biết đến BS. Tôn Thất Tùng như một thần tượng của ngành Y học Việt Nam và thế giới; người đã gây sự kinh ngạc cho nhân loại bởi những phát minh mới mẻ về lĩnh vực phẫu thuật gan khi chỉ mới 27 tuổi; người được bầu vào Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris, được giải thưởng quốc tế Lannelongue; và trên hết, được nhân dân Việt Nam tôn vinh như một người thầy thuốc vĩ đại. Tuy nhiên, một Tôn Thất Tùng với tất cả như con người của thầy thì bạn đọc mới chỉ biết đến qua cuốn Nhớ về những năm tháng đã qua - GS. Đặng Hanh Đệ.
 
Dưới mắt của người học trò Đặng Hanh Đệ, GS. Tôn Thất Tùng không chỉ là người uyên bác, say mê, yêu thương con người và có lòng tự trọng dân tộc mà còn là một người “dị thường”. Chúng ta biết đến một Einstein, Newton với sự đãng trí bác học; nhạc sĩ Bethoven với sự luộm thuộm, hay cáu gắt; nhà tiểu thuyết Dostoievski, họa sĩ lập thể Picasso luôn thái quá tình dục… Và thiên tài y học Tôn Thất Tùng cũng không loại trừ. 
 
Thầy Tùng mặc nhầm quần vợ…
 
Đó là tình huống trong mẩu chuyện Mổ tim hở với máy tim phổi. Đây là thời kỳ chiến tranh, giai đoạn khó khăn nhất của bệnh viện. Ngoài nhiệt huyết đam mê nghề nghiệp, tình thầy trò chân thực, sâu sắc, còn lại thiếu thốn đủ điều. Thiếu thuốc gây mê, thiếu máu truyền cho phẫu thuật. Không có máy hấp để sát trùng quần áo, không có dụng cụ cưa điện mà chỉ dùng đục và cưa để “xẻ” sườn bệnh nhân. Nan giải nhất là mất điện. Nhiều lúc đang mổ dang dở, bệnh nhân ở thời điểm nguy kịch nhất, phòng bỗng tối om.
 
Máy nổ thì luôn bị thiếu xăng, xăng khan hiếm hơn cả máu. Có lúc điện mất, không thể đun nước sôi để chườm nóng cho bệnh nhân, bác sĩ đành phải “đẩy bệnh nhân ra vỉa hè phơi nắng”! Cả thầy Tùng, trò Đệ và đồng nghiệp luôn đối mặt với điều kiện tồi tệ này. Nhiều chuyên gia của Pháp sang không khỏi kinh ngạc. Làm sao bác sĩ Việt Nam có thể tiến hành phẫu thuật để cứu người trong điều kiện như vậy?
 
Hôm đó có bệnh nhân rất nặng, BS. Vi Thị Nguyệt Hồ (là vợ GS. Tôn Thất Tùng) cùng trò Đệ và đồng nghiệp phải thức đến khuya để túc trực. Thầy Tùng lúc đó đang ở nhà, đợi mãi chẳng thấy vợ về, linh cảm có chuyện chẳng lành, đến thẳng bệnh viện trong đêm và cầm ống nghe, khám ngay cho bệnh nhân. Mọi người vây quanh thầy. Bỗng dưng, một học trò thốt lên: “Ô! Thầy mặc quần của cô”. Mọi người nhìn xuống và cười vang!


  

Thiên tài vĩ đại chỉ nói hai từ ngắn gọn: “Tao vội”!
 
Vậy mà cũng vào thời kỳ đó, người mặc nhầm quần vợ này đã thực hiện ca mổ tim hở với máy tim phổi thành công đầu tiên ở Việt Nam. Đó là năm 1965. Bác Hồ đã đích thân đến bệnh viện chúc mừng. GS. John Gibbon - người đầu tiên nghiên cứu thành công máy tim phổi vào năm 1953 tại BV Massachusetts cũng đã viết thư chúc mừng trong sự ngạc nhiên và khâm phục.
 
Thầy Tùng nổi giận với học trò
 
Theo GS. Đặng Hanh Đệ, thầy Tùng nổi tiếng là người nóng tính. Nhất là trong lúc mổ, hễ học trò làm trái ý, thầy mắng chửi rất dữ dội. Thầy vứt dụng cụ tóe tung khắp nơi, có khi rơi vào người đứng phụ, kể cả vị hôn thê là cô Nguyệt Hồ cũng không ngoại trừ. Mặt thầy đỏ như gấc, hai mắt chằm chằm… Những lúc đó, học trò phụ mổ rất khiếp sợ. Vì vậy, họ rất ngại phụ cho thầy. Chỉ có trò Đệ là chịu tất! Nhiều lần, thầy đã nổi đóa với cả người học trò cưng của mình. Đó là lúc một tay trò Đệ phải làm đến hai việc: tiếp bệnh nhân và phụ mổ. Có lúc đến muộn, thầy dọa sẽ  đuổi khỏi bệnh viện!
 
Tuy nhiên, chỉ mấy phút sau, thầy Tùng dịu ngay. Lại thân thiện, gần gũi với học trò: “Thầy chẳng để bụng ai… Thầy cũng chẳng đuổi ai bao giờ đâu!” (tr.9). Thầy lại tận tụy bày cho học trò tỉ mỉ từ khâu cắt chỉ, nối chỉ đến thao tác cầm kéo. Bởi vậy mà trò Đệ đã học hỏi ở thầy những kỹ năng căn bản, nhất là những tình huống nguy kịch khi phẫu thuật.

 


Cũng chính người thầy hay nổi đóa, làm trò bao phen khiếp đảm ấy lại là người thầy hết sức yêu thương, nâng đỡ và tôn trọng họ. Bởi vậy, dẫu sợ khiếp vía với cái tính Trương Phi của thầy, nhưng hầu hết học trò đều một mực tôn kính và khâm phục thầy. Thậm chí, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ cho thầy. Năm 1972, Hà Nội ngày đêm B52 dội xuống như trút mưa, dân chúng sơ tán khắp nơi. Tất cả lo lắng, bàn bạc để thầy đi sơ tán, giữ gìn “vốn quí của đất nước”.  Và sự phản ứng của thầy, một lần nữa, đã dạy cho học trò bài học về lòng tự trọng dân tộc: “Các anh  bảo tôi đào ngũ à? Đất nước đang nguy nan, tôi biết tôi phải làm gì chứ? Các anh đi ra đi”.
 
Thầy Tùng khóc
 
Đây không phải là sự kỳ dị mà chính là sự yếu mềm, đời thường của một người bác sĩ vĩ đại. Dưới mắt của người học trò Đặng Hanh Đệ, thầy Tùng không chỉ hiện lên với những ánh hào quang, mà còn là những thất bại, những nỗi đau buồn không thể tránh khỏi trong nghề nghiệp.
 
Đó là câu chuyện vỡ ống động mạch vào năm 1970. Ca mổ được thực hiện cho một bệnh nhân nam, có ống động mạch. Thầy Tùng mổ, còn trò Đệ phụ. Trong khi phẫu tích ống thì bỗng dưng máu phọt thành tia. Dòng máu réo lên sủi thành bọt, máu tràn ngập lồng ngực bệnh nhân. Dù đã dùng ống hút ở tốc độ tối đa, nhưng máu vẫn phun trào, tung tóe cả nền nhà. Mọi người nháo nhác. Bệnh nhân tử vong ngay.


  


Có lẽ không gì đau đớn hơn trong đời người bác sĩ như những phút giây đó? Cho phép tôi ghi lại xúc cảm này: “Hai thầy trò đứng lặng người, nhìn vào lồng ngực… Thầy lẳng lặng bước ra ngoài, cởi áo và găng mổ, rồi đi xuống nhà, chỉ còn tôi bên bệnh nhân... Tôi lặng lẽ khâu lại thành ngực của bệnh nhân, rồi xuống nhà... Tôi giật mình thấy Thầy đang ngồi gục đầu ở bậc thang cuối tầng một khi tôi bước qua… Tôi không dám nhìn thẳng vào mắt thầy, trong lòng, một cảm giác buồn mênh mang đang trào dâng” (tr.46).
 
Thiên tài cũng có lúc thất bại. Giọt nước mắt của người thầy là nỗi đau ám ảnh người học trò Đặng Hanh Đệ, nhất là những lúc đối diện với mọi hiểm nghèo, giành giật từng giây phút mong manh giữa sự sống và cái chết.

Lặng lẽ bên người thầy của mình suốt gần 20 năm, người học trò khiêm tốn, kiên nhẫn, có lòng tự trọng và trên hết, rất tôn quí thầy, đã trở thành một GS, BS nổi tiếng, có những đóng góp xứng đáng cho ngành y học Việt Nam.
 
Cuốn sách làm tôi cảm động bởi sự chân thực và giản dị. Một thế hệ y học thông minh, tự trọng, đam mê và dấn thân. Họ vượt lên tất cả, không chỉ là sự cùng cực trong chiến tranh, mà còn là sự trì trệ của một xã hội thời kỳ bao cấp. Có được những phẩm chất cao quí đó, phải chăng, họ đã ảnh hưởng từ nhân cách của người thầy Tôn Thất Tùng - một thiên tài y học vĩ đại và dị thường?
 
Qua những câu chuyện của GS. Đặng Hanh Đệ, tôi đã suy ngẫm rất nhiều về nhân cách của một người trí thức hiện nay. Thiết nghĩ, mỗi người bác sĩ, mỗi sinh viên Y khoa hãy dành chút thời gian đọc cuốn sách này để có thể tự vấn lại lương tâm. 

 
Theo Kênh 14

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Đô thị Việt Nam vốn yếu kém về quy hoạch, kiến trúc, chắp vá, lộn xộn, những tưởng những tượng đài sẽ góp phần cải thiện môi trường văn hoá, môi trường đô thị thì ngược lại những tượng đài to, xấu và lệch chuẩn càng góp phần làm cho bộ mặt đô thị trở nên tồi tệ hơn và chắc chắn nó để lại lâu dài nhiều hậu quả xấu về thẩm mỹ, xã hội cho con em, thế hệ trẻ.

  • Vừa qua, ngày 7/1/2013, tại TP. Huế đã diễn ra Hội thảo Quốc gia về “Dạy học Ngữ văn ở Trường phổ thông Việt Nam”. Sau đấy 3 ngày, 10/1/2013, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Hội Nhà văn Việt Nam đã ký kết văn bản hợp tác giữa hai cơ quan này về “Phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học giai đoạn 2013-2020”.

  • Sự ra đời của Gangnam style đánh dấu thời điểm mà thị giác nghe nhìn của công chúng nói chung đã có những sự sa sút, mệt mỏi về mặt thẩm mỹ nghệ thuật.

  • Trong 10 năm gần đây, giáo dục Việt Nam có gì đổi mới? Đây là câu hỏi nhức nhối dành cho những nhà làm giáo dục, bao gồm cả những nhà giáo dục uyên thâm, đã từng đăng đàn đề nghị chấn hưng giáo dục.

  • Trong kháng chiến chống Mỹ, cùng với những thắng lợi trên chiến trường miền Nam, miền Bắc không chỉ làm tốt nhịêm vụ hậu phương lớn của cả nước, mà còn đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của quân đội Mỹ.

  • PHẠM HỮU THU  

    Ngày 22/12/2010, nhân kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trân trọng trao tấm bằng công nhận Di tích lịch sử cách mạng cho địa điểm Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế - 1945 tại 118 đường Lê Duẩn, Huế. Người nhận là ông Đặng Văn Việt, cựu sinh viên của ngôi trường độc đáo này.

  • Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế sắp tiến hành Đại hội Hội Nhà báo lần thứ V, nhiệm kỳ 2012 - 2017. Đây là lúc toàn thể các hội viên nhà báo đang tác nghiệp ở Thừa Thiên Huế nhìn lại một chặng đường đã qua, để cùng xác định những việc cần làm trong thời gian đến.

  • Báo chí Thừa Thiên Huế: Nâng cao bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới

    Th.S. PHAN CÔNG TUYÊN
    UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

  • MINH KHUÊ - BẢO HÂN

    Sáng ngày 5/9, đại diện các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn đã có dịp chia vui với Bệnh viện Trung ương Huế (BVTƯ Huế) và gia đình bệnh nhân Hứa Cẩm Tú, người mà sau 10 lần mổ đến nỗi “người chị Tú không còn máu của chị Tú nữa” xuất viện. Thêm một thành tựu y học đã được xác lập và trở thành một y văn của Việt Nam và thế giới về ghép thận.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

    "Nói đùa thì nói, nhưng có lẽ sẽ phải mở những loại trường đặc biệt, không hạn chế tuổi cho những người đến nay chưa học được gì ngoài việc "lãnh đạo", để cho bây giờ dù đã tứ tuần, họ vẫn có thể học được một nghề có ích. Phải tổ chức việc đó trên qui mô lớn trong phạm vi cả nước".

  • MINH KHUÊ

    Thời gian gần đây đã xuất hiện tin đồn: Carlsberg đã bán Công ty Bia Huế cho đối tác Trung Quốc, hình tượng 5 ngôi sao trên vỏ lon bia Huda mới giống biểu tượng cờ Trung Quốc và do Trung Quốc sở hữu Bia Huế nên họ đã dùng chất chống say; có chất tiêu diệt tinh trùng, gây hại cho sức khỏe... Thông tin sai lệch này đã gây tâm lý bất an trong xã hội, ảnh hưởng đến sản xuất đến sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế.

  • Tham luận phát biểu của một số tác giả quen biết trong tỉnh tiến tới "Hội nghị thơ miền Trung" do Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên tổ chức năm 1986.

  • NHÂN TÀI, TẢN MẠN NHÌN TỪ HUẾ

    HỒ TRƯỜNG AN

  • ĐỖ KIM CUÔNG 

    1.
    44 năm trước khi mới chỉ là chàng trai 17 tuổi, sốt rét quặt quẹo, nằm trong căn hầm dã chiến thuộc trạm xá tiền phương sư đoàn 324, đặt dưới chân điểm cao 360, bên sông Bồ chịu trận với hàng trăm quả pháo và từng đợt máy bay B57 của không quân Mỹ phá nát rừng Hương Trà, chưa bao giờ trong tôi nẩy ra ý nghĩ một ngày kia mình sẽ viết văn.

  • HỮU THỈNH  

    Đã có lần tôi nói, mỗi lần về Huế, luôn có cảm giác đi dưới bóng mát của các tên tuổi. Đó không phải là câu nói lấy lòng, mà thực sự là một cảm nhận văn hóa.

  • PHAN CÔNG TUYÊN

    Văn học, nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

  • LTS: Như tin đã đưa, đầu tháng 4/2012 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo “Văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế” ngay tại xứ sở thi ca. Để bạn đọc tiếp cận được tinh thần hội thảo, Sông Hương giới thiệu bài tổng thuật của PV và tham luận trình bày tại hội thảo của nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịnh UBTQ LHCH VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và của đồng chí Phan Công Tuyên, UVTV - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TT Huế.

  • LÊ CUNG

    Kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế (1957 - 2012)

  • Thừa Thiên Huế đang đứng trước cơ hội rất lớn để xây dựng Huế trở thành một đô thị lớn với đầy đủ tầm vóc, tính chất sánh ngang tầm với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

  • Thời buổi internet thật tuyệt vời, nói vui theo “teen” kiểu “sát thủ đầu mưng mủ” thì quả là “tiện ích như cú hích”. Với nhà văn, tác phẩm viết ra xong không nhất thiết phải in thành sách, cứ post lên blog cũng có hàng nghìn hàng vạn bạn đọc truy cập, rồi cư dân mạng khắp nơi trên thế giới cập nhật thông tin, coppi, comment bày tỏ quan điểm, phô bày xúc cảm ngay, vui ra phết, chí tình ra phết.