NGÔ MINH
Trong các tập thơ xuất bản ở Huế trong mấy năm lại đây, "Ngọn gió đi tìm" là một trong số rất ít tập được đọc giả mến mộ, có thể nói được rằng: đó là một tập thơ hay! Tập thơ tạo được sự cuốn hút, sự nhập cuộc của người đọc.
Ảnh: internet
Cái hay ở đây trước hết là cái thật. Hải Kỳ đau thật, ghét thật, yêu thật. Cái thật của tâm trạng, tâm linh thi sĩ. Cái thật của một bản lĩnh thơ, của sự dấn thân trước cuộc đời. Văn chương nước ta hơn thập kỷ qua không thật mà chỉ là văn chương minh họa. Thơ lại càng tệ hại hơn - mang đầy sự giả! Điều đó đã được trao đổi, bàn bạc phanh phui rất nhiều. Từ khi có "đổi mới" đến nay, tức là trong khoảng mươi tháng lại đây, tình hình văn học mới bắt đầu "tìm lại mình". Thế mà tập thơ 33 bài của Hải Kỳ gồm những bài viết rải rác từ 1980 đến 1986 là thơ thật, như ta đang đòi hỏi. Thế mới biết anh là người sống không dễ, thơ không dễ:
Bao âm điệu vui buồn đời thực
Tất cả vào tôi và hóa thành thơ
Sống hết mình, tôi không làm kẻ khác
Tôi là tôi như thể tự ngày xưa
(Chuyện tình)
Hải Kỳ viết về mẹ, về Huế, về Đồng Hới của anh, về người yêu, bè bạn với tất cả sự nồng nhiệt, đam mê. Một trưa nồm Đồng Hới:
Chòng chành là giấc ban trưa
Lao xao sóng gợn lưa thưa nhịp chèo
Võng đưa ngọn gió nồm theo
Kéo lên cả nhịp thủy triều bao la
(Cho tôi ngọn gió đi tìm)
Một nỗi mong nhớ Huế:
Ai nhìn hóa vọng phu kia
Tôi nhìn cho đến đứt lìa chân mây
(Tôi nhìn cho đến)
Hải Kỳ rất lười chép thơ mình gửi đi in các báo như nhiều người vẫn làm. Thơ anh viết ra là để tặng - "Có em viết tặng bài thơ" - hoặc để giải tỏa cái chất chứa, bức bách của tâm hồn. Viết ra được là thích. Tặng được người cần tặng là thích. Vì không phải lúc nào cũng tặng được một cách êm thắm!
Tập thơ hay còn do cái tâm thơ mạnh. Hải Kỳ viết cái gì cũng là để bày tỏ mình - rứt thịt mình ra mà viết. Nhờ cái tâm thơ đó, anh rất nhạy cảm. Anh "nghe" được "mùi rong rêu của dòng sông học trò", "mùi sông biển mặn, ngẫm lời mẹ ru". Anh đau đớn khi đọc một thống kê ngắn của Liên hiệp quốc về trẻ con chết yểu trên thế giới:
Ôi, cái hành tinh chật chội thủ đô to
Dày phấn sáp, mang áo quần đúng mốt
Bom đạn như non, của tiền như nước
Mỗi trẻ nhỏ chết nghèo trong nháy mắt hai giây
(Hai giây)
Trong "Ngọn gió đi tìm". Các bài "với biển", "Giấc mơ", "Bông hồng vàng", "Từ biệt", "Nói với Huế", "Dạ khúc nô-en" v.v... là những bài thơ đẹp, Hải Kỳ có nhiều tứ thơ thông minh, tinh tế. Qua Đèo Hải Vân, nhớ điệu "Lý qua đèo" anh liên tưởng:
Để rồi trở về em
Nghìn năm sau vẫn thế
Núi đèo và điệu lý
Cũng chỉ vì nhau thôi
(Bất ngờ câu lý)
Anh "cảm" cái trắng của cát:
Trắng như là chẳng có gì
Trắng như là biển người đi không về
(Hạt cát)
Khi nhớ mẹ anh thấy "trời xanh kia như xanh vội theo ngày". Hải Kỳ có nhiều câu thơ tài hoa như thế. Thơ anh bao giờ cũng có một chút run rẩy, một nỗi xót xa nuối tiếc nào đó thật hấp dẫn. Thơ Hải Kỳ cấu tứ chắc, anh sử dụng rất thành công các thể thơ truyền thống như lục bát, năm chữ bảy chữ... nên thơ Hải kỳ dễ thuộc. Nhiều bạn trẻ ở Huế, Đồng Hới chép và thuộc thơ Hải Kỳ. Mùa hạ năm ngoái, một đêm trên đỉnh Tam Đảo, theo yêu cầu của nhà văn Đỗ Chu và các bạn viết văn khác, tôi đã giới thiệu thuộc lòng gần chục bài thơ Hải Kỳ.
Tất nhiên, tập thơ cũng còn những mặt chưa thỏa mãn bạn yêu thơ. Đọc Hải Kỳ rất dễ có cảm giác như đọc thơ tiền chiến, một cái gì đó trật tự, đều đều do anh ít sự phóng khoáng về nhịp điệu câu thơ. Anh có cái "tình" mạnh - một tâm hồn nhạy cảm, nhưng chưa được tập trung để tạo nên một "cá tính sáng tạo" rõ nét. Nói cách khác cái "đạo thơ" của anh chưa mạnh. Vì thế mà từng bài thơ như những chấm sáng lấp lánh nhưng chưa được hội tụ. Tôi muốn nói đến sự đậm đặc của "tình thơ" như là một định hướng triết học của tập thơ, cái tạo nên tầm cao và độ bền vững của các nhà thơ trong thời gian. Có thể yêu cầu đó là quá cao. Nhưng với tài năng Hải Kỳ tôi có quyền đòi hỏi và tin rằng Hải Kỳ sẽ làm được.
Huế 3-8-1988
N.M
(SH31/06-88)
--------------
(1) "Ngọn gió đi tìm" - Thơ Hải Kỳ, Hội văn nghệ Bình Trị Thiên, 1987
MAI VĂN HOAN
Lẽ ra tôi không viết bài này. Thiết nghĩ văn chương thiên biến, vạn hóa, mỗi người hiểu một cách là chuyện bình thường. Tốt nhất là nên tôn trọng cách nghĩ, cách cảm thụ của người khác.
TRIỀU NGUYÊN
1. Đặt vấn đề
Nói lái được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường, và trong văn chương (một lối giao tiếp đặc biệt). Để tiện nắm bắt vấn đề, cũng cần trình bày ở đây hai nội dung, là các hình thức nói lái ở tiếng Việt, và việc sử dụng chúng trong văn chương.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc tiểu thuyết “Huế ngày ấy” của Lê Khánh Căn, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
(Đọc “Song Tử” của Như Quỳnh de Prelle)
VŨ TRỌNG QUANG
Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:
GIÁNG VÂN
Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.
LGT: Trong khi giở lại tài liệu cũ, tình cờ chuỗi thơ xuân năm Ất Dậu 2005 của Thầy Trần Văn Khê xướng họa với chị Tôn Nữ Hỷ Khương và anh Đỗ Hồng Ngọc rơi vào mắt.
Là một nhà văn có sự nghiệp cầm bút truân chuyên và rực rỡ, sau cuốn tiểu thuyết “Chuyện ngõ nghèo”, có thể coi như cuốn tự truyện của nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh chủ trương gác bút. Bởi ông biết mỗi người đều có giới hạn của mình, đến lúc thấy “mòn”, thấy “cùn” thì cũng là lúc nên nghỉ ngơi.
Nhà văn Ngô Minh nhớ ông và bạn văn cứ gặp nhau là đọc thơ và nói chuyện đói khổ, còn nhà thơ Anh Ngọc kể việc bị bao cấp về tư tưởng khiến nhiều người khát khao bày tỏ nỗi lòng riêng.
Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.
TRẦN HOÀI ANH
NGUYỄN VĂN MẠNH
Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng
MAI VĂN HOAN
Vào một ngày cuối tháng 5/2016 nhà thơ Vĩnh Nguyên mang tặng tôi tác phẩm Truyện kể của người đánh cắp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới “xuất xưởng”.
Trong đời sống học thuật, nhất là khoa học xã hội, có rất nhiều thân danh dành cho số đông, công chúng (quen xem tivi, nghe đài đọc báo) nhưng cũng có những tiếng nói chỉ được biết đến ở phạm vi rất hẹp, thường là của giới chuyên môn sâu. Học giả Đoàn Văn Chúc là một trường hợp như vậy.
Dồn dập trong ba tháng Tám, Chín, Mười vừa qua, tám trong loạt mười cuốn sách của nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Nguyễn Duy Chính liên tiếp ra đời (hai cuốn kia đã ra không lâu trước đó). Cuộc ra sách ồ ạt này cộng thêm việc tác giả về thăm quê hương đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.
NHƯ MÂY
Chiều 14/8/2016 không gian thơ nhạc bỗng trải rộng vô cùng ở Huế. Hàng trăm độc giả mến mộ thơ Du Tử Lê và bạn bè văn nghệ sĩ từ các tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội đã về bên sông Hương cùng hội ngộ với nhà thơ Du Tử Lê.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trích Tự truyện “Số phận không định trước”
Từ ngày “chuyển ngành” thành anh “cán bộ văn nghệ” (1974), một công việc tôi thường được tham gia là “đi thực tế”.
NGÔ MINH
Nhà văn Nhất Lâm (tên thật là Đoàn Việt Lâm) hơn tôi một giáp sống, nhưng anh với tôi là hai người bạn vong niên tri kỷ.
NGUYÊN HƯƠNG
Ở Huế, cho đến hôm nay, vẫn có thể tìm thấy những con người rất lạ. Cái lạ ở đây không phải là sự dị biệt, trái khoáy oái oăm mà là sự lạ về tư duy, tâm hồn, tư tưởng. Thiên nhiên và lịch sử đã vô cùng khoản đãi để Huế trở thành một vùng đất sản sinh ra nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng lan tỏa. Và trong số những tên tuổi của Huế ấy, không thể không nhắc đến cái tên Thái Kim Lan.
GIÁNG VÂN
Cầm trên tay tập thơ với bìa ngoài tràn ngập những con mắt và tựa đề “Khúc lêu hêu mùa hè”(*), một cái tựa đề như để thông báo về một cuộc rong chơi không chủ đích, và vì vậy cũng không có gì quan trọng của tác giả.