Thanh Tùng - nhà thơ của những tươi mới

09:40 19/11/2019

Nhằm đúng ngày sinh nhật của nhà thơ Thanh Tùng, đông đảo văn nghệ sĩ đã tề tựu tại Hội Nhà văn Việt Nam để cùng trò chuyện về tài thơ cũng như cuộc đời ông, trong khuôn khổ hội thảo “Thanh Tùng – còn đây một thời hoa đỏ”. 

Nhà thơ Thanh Tùng. Ảnh: Mễ Thuận

Bên cạnh những câu chuyện thú vị về cuộc đời của Thanh Tùng, có một điều mà nhiều nhà văn, nhà thơ phải “ngả mũ” trước thi nhân Hải Phòng này khi tôn vinh ông là nhà thơ của những tươi mới...

Sần sì mà hiện đại

Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam bảo rằng, lâu nay trong giới bàn rất nhiều về thơ hiện đại, thơ hậu hiện đại, nhưng nếu có một nhà thơ hiện đại thì đó chính là Thanh Tùng.

Nhà thơ này đã làm việc hiện đại hóa thơ ca từ những năm 70 của thế kỷ trước, “khi chúng ta còn ngơ ngác thì ông đã là một nhà thơ rất hiện đại rồi”, nhà thơ “Góc sân và khoảng trời” nhận định.

Cũng theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, thường thường các nhà thơ sẽ viết nhiều thể loại thơ: Lục bát, song thất lục bát, thể thơ tự do... vì lo ngại nếu chỉ sử dụng một thể thơ sẽ dẫn đến tẻ nhạt.

Vậy mà có riêng Thanh Tùng không hề dùng thể loại khác, ông chỉ có một thể loại thơ: Thơ tự do không vần điệu. Nếu người khác phải bám vào vần điệu để đưa đi thì Thanh Tùng không có gì, giống như một người phụ nữ không có son phấn, không có gì để trang điểm cho mình cả.

“Chỉ sần sì thế thôi nhưng thơ ông rất hiện đại, và rất đặc biệt, kéo ra cũng được, co lại cũng được, tôi gọi đó là thơ “cao su”.

Cái đó chỉ xảy ra trong trường hợp của Thanh Tùng mà thôi. Những nhà thơ khác nhấc đi một câu, một chữ là nó xộc xệch cả bài. Nhưng với thơ Thanh Tùng, cắt đi một câu thậm chí cả đoạn bài thơ cũng không thay đổi, thêm vào cũng vẫn thế”, nhà thơ Trần Đăng Khoa tâm đắc nói.

Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha lại chia sẻ kỷ niệm: “Thanh Tùng dạy tôi một điều: Làm thơ cứ phải phóng khoáng lên, đừng có niêm luật gì cả. Khi nghe tôi đọc bài thơ đầu tiên của mình, trong đó có 2 câu: “Ta lại qua sông khi thành phố rúc còi/ Chào mẹ con nhập vào báo động”, anh liền bảo, cậu làm thơ thế này sẽ tiến xa đấy”.

Luận bàn về cái sự “vụng về” của Thanh Tùng, nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng, Thanh Tùng có nhiều thiệt thòi, lúc còn sống ông chưa được đánh giá đầy đủ cũng vì ông sống ẩn khuất, giấu kín mình, rất ngại đánh bóng mình.

“Bản chất của người thợ là bằng những việc làm, những sản phẩm cụ thể, thế nên Thanh Tùng rất vụng về trong việc đánh bóng mình, hay anh hoàn toàn không biết cái điều đó để tiếp thị văn chương, Thanh Tùng rất dở.

Thanh Tùng không muốn tiếp thị văn chương vì ông không muốn sống với thị trường, không theo mode,” nhà thơ Hữu Thỉnh “chê” thi nhân thật nhiều như thế để rồi lý giải một cách thấu đáo: “Vì một người đã có bản lĩnh như Thanh Tùng thì cần gì phải tiếp thị, cần gì phải theo mode khi chính bản thân anh đã là mode...”.

 

Nhà thơ Thanh Tùng và người vợ đầu – bà Thanh Nhàn cùng các con. Ảnh: Tư liệu gia đình.

Người thầy và anh thợ

Nhớ đến nhà thơ Thanh Tùng là nhà thơ Nguyễn Thụy Kha nhớ đến người thầy và anh thợ trong thi nhân Thanh Tùng. Người thầy Thanh Tùng đối với Nguyễn Thụy Kha trước tiên là thầy dạy marathon vì theo Thụy Kha, Thanh Tùng vốn là một giáo viên thể dục của trường Thái Phiên.

Chỉ có điều, “học trò” Thụy Kha học mãi cũng chỉ chạy qua được Trường Sơn còn Thanh Tùng có một cuộc chạy vô địch marathon có một không hai - cuộc chạy tìm đến tình yêu. “Anh ấy yêu chị Nhàn đến mức khi nghe tin vợ công tác ở Tiên Lãng anh liền chạy bộ từ TP Hải Phòng sang Tiên Lãng.

Nhưng chạy đến nơi thì chị ấy đã sang Vĩnh Bảo, anh lại chạy tiếp sang Vĩnh Bảo. Nhưng đến Vĩnh Bảo thì chị đã về TP Hải Phòng, anh lại tiếp tục chạy về TP Hải Phòng. Có thể thấy cuộc chạy marathon của anh quá bền bỉ và thơ anh cũng là một cuộc chạy marathon bền bỉ như thế”, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha kể.

Nhắc chuyện, Thanh Tùng còn là một anh thợ đóng tàu của xưởng đóng tàu Bạch Đằng ở TP Hải Phòng, theo nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, Thanh Tùng chính là người đã đóng góp đóng những cái đinh đóng vào thân tàu không số để chở vũ khí vào miền Nam đánh Mỹ.

Thế nên, anh thợ Thanh Tùng đã có niềm tự hào của riêng mình vì tuy ông không trực tiếp đi vào miền Nam nhưng ông đã tham gia đóng phương tiện để bộ đội đi vào Sài Gòn. Với vai trò người thợ này, ông đã dạy nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đóng từng cái đinh vào thân tàu khi anh đi thực tập ở nơi Thanh Tùng làm việc.

Bình luận về điều này, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha cho rằng, việc Thanh Tùng tham gia đóng những con tàu không số cũng giống như anh đóng những tàu thơ của mình để không số mãi mãi – Thanh Tùng làm thơ rất hay nhưng không cần tên.

Vậy “học trò” Thụy Kha đã trả “học phí” cho “ông thầy” Thanh Tùng những gì? Nhà thơ này kể, học phí đắt nhất của ông là phải trở thành “cái thùng rác” để Thanh Tùng ném nỗi buồn vào, ném đến tận cùng vì Thanh Tùng thường không biết chia sẻ cùng ai.

Đã nhận “học phí” như thế song Thanh Tùng vẫn “nhắc nhở” Thụy Kha bổ sung “học phí” bằng việc phổ thơ. Dù kêu với bạn rằng, thơ ông khó phổ nhạc lắm, thế mà cuối cùng Thụy Kha vẫn tìm kiếm được bài thơ phù hợp để phổ nhạc thành công bài thơ “Về Quảng Yên” của Thanh Tùng.

Nhạc sĩ Phú Quang người đã phổ nhạc thành công những bài như “Hà Nội ngày trở về”, “Mùa thu giấu em”, “Người về”... của thi sĩ Hải Phòng thì bảo rằng, thơ Thanh Tùng ý tứ luôn đầy ắp nên không khó để phổ nhạc.

Ông cũng phục lắm tài thơ Thanh Tùng – một tài thơ đầy nhạc cảm. Chẳng hạn, đọc những câu thơ: “Có phải mùa thu giấu em lâu đến thế/ Để cuối con đường anh kịp nhận ra em...” (Mùa thu giấu em), người nhạc sĩ tài hoa này phải thốt lên, sao mà Thanh Tùng lại phát hiện ra điều đó?

Khi vào Sài Gòn, Thanh Tùng hay qua nhà Phú Quang để trà dư tửu hậu. “Anh ấy là người rất hiền, rất hồn hậu, rất thật và cũng rất lành. Lúc anh ốm, tôi có đưa anh mấy chục triệu tiền bản quyền anh ấy không muốn nhận vì thấy... nhiều quá. Khi hay tin anh ấy qua đời, tôi đang ở nước ngoài nên đã rất buồn thương...”, nhạc sĩ Phú Quang xúc động nói.

 Nhà thơ Thanh Tùng và nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
 

“Nàng thơ” của thi nhân

Nhà thơ Trần Đăng Khoa bảo mình có được may may mắn vì 5 năm là lính hải quân đóng ở Hải Phòng nên có dịp tiếp xúc với nhà thơ Thanh Tùng. Gần như tuần nào ông cũng ra quán bán hàng của vợ chồng Thanh Tùng vừa để chuyện trò, vừa nhờ vả chuyện tiền bạc (những lúc viêm màng túi).

Theo ông, vợ chồng Thanh Tùng rất nghèo và không có nhà thơ nào khổ như Thanh Tùng. Bởi vì nếu như phần lớn thi sĩ đều bám vào báo, lấy báo để nuôi văn, nuôi thơ, riêng Thanh Tùng thì không.

Ông làm thơ cả đời nhưng lại sống bằng cái nghề không liên quan đến thơ, đó là nghề bốc vác – cửu vạn. Có nhà thơ đã dựng chân dung của ông là “Bác làm nghề cửu vạn, thường áp tải đường bộ đường sông...” để rồi xót xa cảm thán: “Ai ngờ một nhà thơ – phải sống bằng nắm đấm”.

Cuối đời, Thanh Tùng xin nghỉ một cục rồi không lương hưu, nguồn tài chính gần như không biết trông vào đâu. “Bù lại, anh lại có tài thơ rất đặc biệt. Thơ Thanh Tùng không vần trúc trắc trục trặc, rất dài nhưng có điều rất lạ là chị Nhàn (người vợ đầu của thi nhân) gần như bài nào cũng thuộc.

Mỗi lần đến quán của chị là tôi được nghe chị đọc thơ của anh. Theo tôi, chị Nhàn cũng là một nhân vật rất đặc biệt tạo cho Thanh Tùng có cái hào hứng để mà làm thơ”, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói về “nàng thơ” của Thanh Tùng.

Nhắc nhớ như thế để rồi ông xót xa: Với thơ tài như thế, hay như thế, sâu sắc như thế, hiện đại như thế nhưng Thanh Tùng vẫn nằm ngoài giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng VHNT của Nhà nước. Vì vậy nhà thơ Trần Đăng Khoa đề nghị Hội Nhà văn Việt Nam làm thế nào để có giải thưởng trao sớm cho hai thi nhân: Thanh Tùng và Thạch Quỳ.

Trong khi đó, một mặt xác nhận rằng chính vợ cũ Thanh Nhàn là “nàng thơ” của Thanh Tùng thì nhà thơ Nguyễn Thụy Kha có phần trách cứ người bạn của mình rằng sao lại có thể đi ghen với quá khứ của “nàng thơ” để rồi phải mãi mãi chia xa...

Giữa câu chuyện lặng buồn này, nhà thơ Hữu Thỉnh lại chia sẻ những cảm phục của ông về nhân cách Thanh Tùng: “Ở bất cứ đâu, tôi chưa từng thấy Thanh Tùng nói xấu ai, kể cả người gây cho anh cay đắng đau khổ vô cùng. Điều đó đẹp đẽ lắm mà đáng để chúng ta học tập từ anh”.

 

“Anh Thanh Tùng đã được hai giải thưởng văn học: Giải thưởng Văn học Công nhân và Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm của TP Hải Phòng. Anh thừa tiêu chuẩn để được xét Giải thưởng VHNT Nhà nước. Thế nhưng, nhiều lần tôi gọi điện nhắc anh việc làm hồ sơ mà lần nào anh cũng khiêm tốn bảo chờ mình hoàn thành nốt tập thơ...
Tiếc thay, thời gian đã không chờ anh. Anh đã tạm biệt cõi trần từ ngày 12/9/2017, hưởng thọ 83 tuổi! Chỉ sang năm sau Tết, nhất định Thanh Tùng sẽ được nhận Giải thưởng Nhà nước. Tôi tin là như vậy. Và tôi cũng rất mong Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng có đề xuất với TP Hải Phòng sớm đặt tên anh cho một đường phố của Hải Phòng. Anh hoàn toàn xứng đáng về nhân cách văn hóa, về bản lĩnh để được nhận những sự tôn vinh đó”.
Nhà thơ Hữu Thỉnh
 

Theo Bình Thanh - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 26-12, chương trình giới thiệu các ấn phẩm đạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) TPHCM 5 năm lần II (2012 - 2017) đã diễn ra tại TPHCM, nhiều tác phẩm có giá trị đã được xướng tên, có điều, với việc được dán nhãn “sách không bán”, chưa biết tác phẩm sẽ đến với độc giả như thế nào?

  • Nhà xuất bản Văn học và bạn bè, người thân, những người yêu mến tác giả Nguyễn Trọng Tạo - người nghệ sĩ tài hoa này vừa hoàn thành và ra mắt Nguyễn Trọng Tạo - tuyển tập. Bộ sách được giới thiệu tới công chúng trước ngày giỗ đầu của ông được xem như một ném tâm hương thành kính dành để tri ân tới người nghệ sĩ tác giả “Khúc hát sông quê”.

  • Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM vừa công bố Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2019. Theo đó, có 4 tác phẩm được nhận giải thưởng và tặng thưởng trong năm nay.

  • Chiều ngày 17/12, tọa đàm ra mắt tiểu thuyết Cô độc của nhà văn Uông Triều diễn ra tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tọa đàm với chủ đề Cuộc hành hương của chữ, đã thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đến dự và phát biểu ý kiến.

  • Tập thơ “Phút rành rang sống chậm” (NXB Hội Nhà văn, 2019) của nhà thơ, TS Nguyễn Trọng Hoàn (Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào đạo) có 184 bài thì hai phần ba số ấy nói đến hành vi đi và hình ảnh con đường. Ngay tại lời đề từ và bài Đề dẫn đặt đầu sách, tác giả đã viết: Ý nghĩ ăn phải bùa thiên di/ Anh đi mãi đến giờ không kịp nghĩ.

  • Sáng 12/12/2019, tại 58 Quán Sứ, Hà Nội, Ban Văn hoc - Nghệ thuật (V0V6) Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sửĐường về Thăng Long của nhà văn Nguyễn Thế Quang.

  • Hãy cùng trở lại quá khứ, nghe câu chuyện có thật mà như cổ tích, để cảm nhận về một tình bạn đầy xúc động. Tình bạn giữa đôi voi Xung và Cung. Tình bạn giữa hai dân tộc Việt Nam - Liên Xô ngày ấy, Việt Nam - Liên bang Nga bây giờ.

  • Trong hội thảo do Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Bùi Hiển, cùng với những đánh giá và đề xuất nhận định thêm, rõ hơn về người cầm bút cần mẫn, bám sát đời sống người dân lao động, còn có những chia sẻ thân thiết về một bạn văn đáng kính của nhiều nhà văn.

  • Khoa Viết văn - Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du) Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. 

  • Sáng 13-11, Hội nghị viết văn trẻ Hà Nội lần thứ III được tổ chức tại Ninh Bình. Nhiều nỗi trăn trở của người viết trẻ được nêu ra, song vẫn thiếu những giải pháp thiết thực được kiến nghị, đưa ra bàn thảo. Hơn lúc nào hết, người viết trẻ rất cần sự chung tay để phát triển tài năng, sáng tạo, vì sự phát triển văn hóa Thủ đô.

  • Kỉ niệm 84 năm ngày sinh nhà thơ Thanh Tùng (7/11/1935 - 12/9/2017), sáng ngày 7/11/2019, tại 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thơ Thanh Tùng - còn đây một thời hoa đỏ”.

     

  • Nhìn lại gần 100 năm qua, kể từ khi Thơ mới có những manh nha trên báo chí đến thời điểm hiện tại, có thể liệt hàng nghìn bài viết, công trình tập trung vào mọi khía cạnh của Thơ mới.

  • Tôi đọc nhiều bài thơ trong tập thơ “Biên bản thặng dư” (NXB Hội Nhà Văn 9/2019) đầy ấn tượng của nhà thơ Phùng Hiệu. Chủ lưu trong mạch trữ tình của anh là ánh nhìn tinh khôi về tình yêu, tình đời.

  • Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery, vừa trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho nhà văn Ngô Tự Lập. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế “ Franconomics” được tổ chức tại L’Espace.

  • Ba mươi năm làm vợ làm mẹ, ba mươi năm làm báo viết văn đã đem lại cho nhà văn Y Ban nhiều trải nghiệm.

  • “Văn Nguyễn Minh Châu cho thấy nhiều hành trình, nhưng hành trình khiến tôi nhớ nhất là từ “Dấu chân người lính” (1972) đến “Lửa từ những ngôi nhà” (1977), vắt ngang thời điểm 1975, từ chiến tranh về hòa bình, từ chiến trường về hậu phương, nhưng là một hậu phương vẫn tiếp tục là chiến trường trong đời thường không khói súng. Có thể nói chất đời tràn trề, thấm đẫm trong văn Nguyễn Minh Châu” - GS. Phong Lê chia sẻ tại hội thảo “Nguyễn Minh Châu và tiến trình đổi mới văn học” nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà văn.

  • “Châu - Chút tạ tình tri âm” của tác giả Thanh Thủy là cuốn bút ký viết về cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ tài danh - NSƯT Mỹ Châu.

  • Bước ra từ chiến trường với 10 năm làm lính đặc công đã góp phần tạo nên tên tuổi của nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam - Chu Lai. Hàng chục tác phẩm ra đời đã được đông đảo độc giả đón nhận nhưng chưa khi nào ông ngừng suy ngẫm và trăn trở. “Khi nào tôi còn neo vào hơi thở cần lao, còn hết lòng yêu thương con người, tôi còn tạo cho nhịp điệu trái tim mình”.

  • Không hoa lệ như trong những dòng văn của Thạch Lam, cũng không lãng mạn tình tứ như câu hát “sương giăng Hồ Tây trắng”... Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, hiện ra trong ký ức của tác giả Trung Sỹ rất khác.

  • Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.