TRẦN QUANG MIỄN
Có lẽ, cho đến bây giờ bạn bè, người quen biết vẫn thường gọi tôi:
- Ê Thành Cát Tư Hãn!
Vai diễn đó đã thực sự tạo sự khác biệt giữa tôi và bạn bè cùng trang lứa lớp Đệ Tam ban C trường Quốc Học.
Ảnh: internet
Đó là năm 1963 tôi từ trường trung học Hàm Nghi chuyển qua trường Quốc học lớp Đệ Tam ban C. Bấy giờ thầy Đinh Quy làm hiệu trưởng, thầy Văn Đình Hy làm tổng giám thị - trường có tổ chức biểu diễn văn nghệ, kỷ niệm ngày thành lập trường ngày 26 tháng 10. Tôi cùng vài người bạn được mời tham dự buổi họp ở hội trường để bàn việc tìm người vào vai đóng vở kịch: Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan (sinh ra ở Hà Nội ngày 27/02/1917 và đã mất ngày 12 tháng 9 năm 1986). Ông là một kịch tác gia nổi tiếng ở miền Nam lúc bấy giờ với những tác phẩm “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa” năm 1948; “Thành Cát Tư Hãn” và “Giao thừa” năm 1949. Sau năm 1954 ông di cư vào Nam, ông đóng góp bài vở cho Tự do, Quan điểm, rồi sau đó làm chủ nhiệm Nguyệt san Vấn đề [Theo Wikipedia.org]. Các anh Xuân Thi, Uyên Thi và Tuyết Lộc(1) (Tuyết Lộc học lớp đệ nhất Quốc Học lúc bấy giờ. Gần đây mới biết Nguyễn Tuyết Lộc cũng là cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương) thuyết trình vở kịch rồi tìm người đóng các vai, có nhiều anh ở lớp trên đưa tay xung phong đóng vai Thành Cát Tư Hãn; Xuân Thi, Uyên Thi, Tuyết Lộc nắn óc suy nghĩ ngậm ngự, cuối cùng Tuyết Lộc lắc đầu, rồi nhìn xuống hàng ghế phía dưới chỉ đích danh tôi. Vậy là cả Xuân- Uyên đồng ý.
Ngoài vai Thành Cát Tư Hãn, các vai khác đi qua rất nhanh, công chúa Tây Hạ đương nhiên là Tuyết Lộc phụ trách, Sơn Ca: Xuân Thi, ông già Tây Hạ: Uyên Thi; Thiếu phụ Tây Hạ hình như chọn một cô cùng lớp với Tuyết Lộc, các vai Dương Bân, Thúc Bột Đào tôi đều quên tên.
Khi các vai đầy đủ được chọn, bắt đầu tập dượt về đối thoại - Hai vai chính Thành Cát Tư Hãn và Giang Minh tập nhiều nhất, tất cả đều phải luyện giọng nói miền Bắc (giả giọng Bắc) Tuyết Lộc đem đến một máy cát sét nhỏ thâu băng, thả ra nghe lại, Xuân Thi và Uyên Thi, Tuyết Lộc nghe lại, góp ý để có được một sự diễn tả lời nói sao cho thật đúng với tâm trạng của Thành Cát Tư Hãn, từng vai đều làm như thế. Thời gian có vẻ hạn hẹp, máy cát- sét chạy tới chạy lui nhiều lần cho thuộc bài; xong lớp này đến lớp khác, tập riêng từng cá nhân, ráp chung các vai có liên quan, hoàn tất xong đối thoại, mới đưa nhau lên sân khấu, tập các động tác, di chuyển các nhân vật v.v.
Cho đến bây giờ tôi vẫn còn ngạc nhiên, không biết vì sao Tuyết Lộc chọn tôi vào vai Thành Cát Tư Hãn. Trước đó vài năm, tôi có đóng vai vua Duy Tân, do gia đình Phật tử Thừa Thiên Huế tổ chức Đại nhạc hội tại Phu Văn Lâu - gia đình Phật tử An Hòa đóng góp vở kịch thơ do anh Chiêm Nam viết, tôi không nhớ tên. Tôi có người bạn anh giáo Nguyễn Bá Chức đi đâu cũng khoe với bạn bè: “Miễn đóng vai vua Duy Tân, Bà Vàng (bà Mai Thị Vàng vợ vua Duy Tân bấy giờ hồi hương ở nhà cháu gọi bằng cô ở Kim Long, Huế) ngồi dưới cảm động chảy nước mắt”. Có thể Tuyết Lộc có xem vở kịch này và chỉ định tôi? Tuyết Lộc thì đã nổi tiếng vai nữ chính trong “Giảng sách Dưới Trăng” ở trường Đồng Khánh. Cô hình như chủ chốt cùng với Uyên Thi và Xuân Thi trong việc trách nhiệm ban kịch.
Tuyết Lộc diễn rất ăn ý với tôi, cô có nhiều sáng kiến đóng góp cho toàn vở kịch. Tôi không biết ai làm đạo diễn, chỉ thấy ba người Tuyết Lộc, Xuân và Uyên chăm lo dẫn dắt, góp ý từng chi tiết cho Đại Hãn; khi lên ngồi trên ngai thế nào, bàn tay nắm, nắm lên vai ghế ra sao; nhất là rót rượu vào bình chứa cho Đại Hãn uống, làm Đại Hãn trở thành bi tráng trong khi tâm sự với Thúc Bột Đào giữa đêm khuya gió lạnh, bên bếp lửa và ngoài kia tuyết trắng đang rơi. Và rồi Đại Hãn hùng hổ khát máu hét to “mỗi hồi trống là một chiếc đầu rơi” thật xuất thần quá đỗi. Những cảnh gặp công chúa Tây Hạ, tấm lòng đầy nhân ái, tâm hồn Đại Hãn đã chùng xuống một nỗi lặng yên bên người đẹp của kẻ chiến bại.
Sau buổi diễn Tuyết Lộc xuống hàng ghế quan khách, đứng trước Cha Luận(2) nói, tôi không biết Tuyết Lộc nói gì, Cha Luận gật gật đầu.
Từ sau chương trình văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày thành lập trường Quốc Học, thầy Ngô Kha vào Sài Gòn ra Huế nói: Văn Khoa Sài Gòn dựng Thành Cát Tư Hãn, Đại Hãn đó không bằng Đại Hãn do trường Quốc Học đóng.
Đại Hãn Quốc Học Huế và Giang Minh công chúa Tây Hạ, còn chút gợi nhớ của bạn bè mỗi lần về Huế. Nhưng lạ thay ở hải ngoại tôi đi lễ chùa, bỗng có người gọi “Thành Cát Tư Hãn”, gặp mặt chẳng biết ai ra ai. Nhắc lại thì ra Nguyễn Tá Hồ cùng lớp khác Ban ở trường Quốc Học; Hồ vừa qua đời ở tại thành phố Dallas tiểu bang Texas.
Về Huế còn nghe có một Thành Cát Tư Hãn nữa, diễn tại nhà hát lớn, nhưng trong đám bạn bè, bằng hữu vẫn thương anh Thành Cát Tư Hãn và Giang Minh của trường Quốc học ngày nào. Công chúa Giang Minh với Tuyết Lộc, thông minh nhẹ nhàng thật đáng yêu.
Tôi nhớ sau buổi diễn Hoàng Hoa Tuấn(3) ôm tôi hét lớn “Tuyệt quá Miễn ơi!” Tuấn là người nhắc vở kịch cho tôi; anh theo dõi những diễn biến của Thành Cát Tư Hãn trên sân khấu suốt thời gian diễn - Nghe Tuấn đã qua đời, tôi còn nhớ Tuấn ngồi sau nhà vệ sinh của trường viết vở hài kịch cho chương trình.
Thuở ấy tôi rất “vô tư” - ngôn từ của mấy bạn bây giờ, chỉ biết phần của mình là diễn kịch thế thôi, các bộ phận khác như nhạc, hài kịch, dàn cảnh, âm thanh, ánh sáng đều không rõ ai phụ trách. Sau này nhắc lại thì có thêm Phan Văn Chạy (nhà thơ Phan Như) phụ trách ánh sáng...
Dĩ nhiên thành công của Thành Cát Tư Hãn do sự hoạt động đồng bộ của các ban, các anh chị đã nhiệt tình làm việc để đóng góp. Cho đến bây giờ gặp tôi bạn bè vẫn gọi: “Ê, Thành Cát Tư Hãn!” Tôi phân vân tự hỏi Thành Cát Tư Hãn đã chết trên ngai vàng hay chết nhẹ nhàng trong vòng tay nhân ái của Giang Minh?
Đã 57 năm trôi qua, thời gian thăm Huế rất ngắn, cũng như tuổi đời của những người bạn năm xưa trong buổi diễn cũng đang dần mỗi ngày mỗi ngắn. Và, có lẽ cũng giống như tôi mỗi lần có dịp trở về trước cổng trường Quốc Học lại thấy bóng dáng mình tập tành những động tác của vai diễn cho đến lúc thuần phục. Cả đến giấc mơ lúc ấy tôi cũng thấy mình trong vai Đại Hãn. Tôi đã bị ám ảnh và phải tự giễu cợt với chính mình:
- A, Thành Cát Tư Hãn là cậu bé 16 tuổi học lớp đệ tam C Quốc Học của năm 1963.
T.Q.M
(TCSH356/10-2018)
..............................................
(1) Tuyết Lộc là Nguyễn Thị Tuyết Lộc em gái Giáo sư Nguyễn Văn Hai - tốt nghiệp tiến sĩ toán học tại đại học Sorbonne, Paris, Pháp quốc, Phó Viện trưởng kiêm khoa trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại Học Huế, giáo sư Đại học Kentucky Hoa Kỳ. Sau này ông chuyên nghiên cứu Phật học, đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Luận giải Trung quán: Tánh khởi và Duyên khởi”, “Đi tìm ngã” v.v… Tuyết Lộc còn là em gái giáo sư Đại học Huế Nguyễn Văn Thạch - Tuyết Lộc học lớp đệ nhất C từ trường Đồng Khánh chuyển qua - sau khi đỗ tú tài toàn phần, cô đi du học ở Pháp, nhưng sau nghe nói cô về học ở Đại học Đà Lạt ban Triết, rồi về dạy ở Đà Nẵng, Tuyết Lộc cộng tác nhiều bài trên Tạp chí Sông Hương, cả thơ và văn, có nhiều bạn bè đã đọc và khen là rất Huế.
(2) Linh mục Cao Văn Luận (1908 - 1986) tham gia sáng lập và là Viện trưởng Viện Đại học Huế, tác giả hồi ký “Bên dòng Lịch Sử” 1940 - 1965).
(3) Hoàng Hoa Tuấn là em của Hoàng Hoa Ngự lớp đệ nhất cùng trường; Tuấn có biệt tài đàn Hạ uy cầm rất hay, tôi thường về Sịa (thị trấn Sịa thuộc huyện Quảng Điền ngày nay) chơi ở nhà Tuấn - Đêm trăng Tuấn ngồi giữa sân vườn đàn tôi hát rất vui.
PHẠM THỊ CÚC
Chú tên là Đô, người làng Thanh Thủy, nhưng không phải làng Thanh Thủy Chánh có Cầu Ngói, mà là Thanh Thủy Thượng, bây giờ gọi là Thủy Dương, cùng quê với nhà thơ Phùng Quán. Chú không phải là nhà thơ nên ngất ngưỡng kiểu khác, đặc biệt hơn.
NGÔ THỊ Ý NHI
Ở Huế, có những buổi sáng cứ thích nằm nghe tiếng con nít rủ nhau đến trường ríu rít như chim. Bình yên đến lạ! Thành phố nhỏ bé, nhịp sống không vội vàng, những con đường hiền lành, êm ả trẻ con dễ dàng đi bộ.
Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019)
PHẠM THUẬN THÀNH
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh xua 180 ngàn quân vào Nam, có ý vượt sông Gianh đánh chúa Nguyễn. Trấn thủ Bố Chính là Nguyễn Triều Văn hoảng sợ chạy vô Kim Long cấp báo với Hiền Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Tần).
TÔN THẤT BÌNH
BÙI KIM CHI
Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái tên nghe là lạ Ngọ Phạn Điếm. Càng lạ và đặc biệt hơn nữa, Ngọ Phạn Điếm chỉ đón khách vào ăn một bữa trưa (demi-pension) trong ngày là học sinh của Trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế mà thôi.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
KỶ NIỆM 20 NĂM CƠN LŨ LỊCH SỬ 1999
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
NGUYỄN DƯ
Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ… sướng lắm!
Nghe đồn như vậy. Ít ra cũng được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước tiến sĩ vinh quy bái tổ.
PHI TÂN
Hồi trước, khi làng xã tôi còn đoàn đội tập thể hay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì đàn trâu ở làng cũng của hợp tác luôn. Trâu được các hộ xã viên nhận về nuôi để ăn chia công điểm. Nhà mô có nuôi trâu thì con cháu trong nhà phải nghỉ học sớm để chăn trâu hàng ngày.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Ngày thơ ấu tôi đã bao lần ngủ ngon giấc trong lời ầu ơ của mẹ:
Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và 50 năm Ngày mất của Người (02/09)
HỒ NGỌC DIỆP
Kỷ Niệm 72 Năm Ngày Thương Binh - Liệt Sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019)
PHẠM HỮU THU
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Hội An, nơi xưa kia thường gọi là Faifô (vì làng này ở gần cửa Đại An nên quen gọi Hải Phố mà ra thế) nay Hội An đã lên cấp là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam; quê nội Nguyễn Kim Thành ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Dáng thế của đồi Hà Khê như một con linh thú vừa tách khỏi đất mẹ, rời tổ uống mấy ngụm nước bên bờ dòng Linh Giang. Quay đầu hướng về quê mẹ, đất tổ Trường Sơn như một lời từ biệt, lòng rộn buồn vui. Một nhát gươm chí mạng của thuật sĩ Cao Biền, thân thú mang nặng vết thương vẫn còn hằn sâu ở chân đồi.
ELENA PUCILLO TRUONG
(Viết cho những người bạn cầm phấn)
Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6
NGUYỄN XUÂN HẢI
ĐÔNG HÀ
33 năm đổi mới trong Văn học Thừa Thiên Huế
NGUYỄN ĐỨC HÙNG
Một chiều cuối năm 2018, tôi nhận được tấm thiệp mời nhân dịp Lễ mừng tuổi chín mươi của nhà giáo Trần Thân Mỹ và kỷ niệm 65 năm ngày cưới của ông bà Trần Thân Mỹ và Dương Thị Kim Lan. Nếu tính từ mốc tôi được ông đặt bút ký vào hồ sơ chuyển ngành từ Quân đội về làm việc tại Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) thành phố Huế là tròn 35 năm, trong đó có 7 năm (1983 - 1990) tôi được làm việc trực tiếp với ông trước khi ông nghỉ hưu. Ông là vị thủ trưởng khả kính đầu tiên của tôi, là người đã giáo dục, đào tạo và có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi.