TRẦN QUANG MIỄN
Có lẽ, cho đến bây giờ bạn bè, người quen biết vẫn thường gọi tôi:
- Ê Thành Cát Tư Hãn!
Vai diễn đó đã thực sự tạo sự khác biệt giữa tôi và bạn bè cùng trang lứa lớp Đệ Tam ban C trường Quốc Học.
Ảnh: internet
Đó là năm 1963 tôi từ trường trung học Hàm Nghi chuyển qua trường Quốc học lớp Đệ Tam ban C. Bấy giờ thầy Đinh Quy làm hiệu trưởng, thầy Văn Đình Hy làm tổng giám thị - trường có tổ chức biểu diễn văn nghệ, kỷ niệm ngày thành lập trường ngày 26 tháng 10. Tôi cùng vài người bạn được mời tham dự buổi họp ở hội trường để bàn việc tìm người vào vai đóng vở kịch: Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan (sinh ra ở Hà Nội ngày 27/02/1917 và đã mất ngày 12 tháng 9 năm 1986). Ông là một kịch tác gia nổi tiếng ở miền Nam lúc bấy giờ với những tác phẩm “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa” năm 1948; “Thành Cát Tư Hãn” và “Giao thừa” năm 1949. Sau năm 1954 ông di cư vào Nam, ông đóng góp bài vở cho Tự do, Quan điểm, rồi sau đó làm chủ nhiệm Nguyệt san Vấn đề [Theo Wikipedia.org]. Các anh Xuân Thi, Uyên Thi và Tuyết Lộc(1) (Tuyết Lộc học lớp đệ nhất Quốc Học lúc bấy giờ. Gần đây mới biết Nguyễn Tuyết Lộc cũng là cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương) thuyết trình vở kịch rồi tìm người đóng các vai, có nhiều anh ở lớp trên đưa tay xung phong đóng vai Thành Cát Tư Hãn; Xuân Thi, Uyên Thi, Tuyết Lộc nắn óc suy nghĩ ngậm ngự, cuối cùng Tuyết Lộc lắc đầu, rồi nhìn xuống hàng ghế phía dưới chỉ đích danh tôi. Vậy là cả Xuân- Uyên đồng ý.
Ngoài vai Thành Cát Tư Hãn, các vai khác đi qua rất nhanh, công chúa Tây Hạ đương nhiên là Tuyết Lộc phụ trách, Sơn Ca: Xuân Thi, ông già Tây Hạ: Uyên Thi; Thiếu phụ Tây Hạ hình như chọn một cô cùng lớp với Tuyết Lộc, các vai Dương Bân, Thúc Bột Đào tôi đều quên tên.
Khi các vai đầy đủ được chọn, bắt đầu tập dượt về đối thoại - Hai vai chính Thành Cát Tư Hãn và Giang Minh tập nhiều nhất, tất cả đều phải luyện giọng nói miền Bắc (giả giọng Bắc) Tuyết Lộc đem đến một máy cát sét nhỏ thâu băng, thả ra nghe lại, Xuân Thi và Uyên Thi, Tuyết Lộc nghe lại, góp ý để có được một sự diễn tả lời nói sao cho thật đúng với tâm trạng của Thành Cát Tư Hãn, từng vai đều làm như thế. Thời gian có vẻ hạn hẹp, máy cát- sét chạy tới chạy lui nhiều lần cho thuộc bài; xong lớp này đến lớp khác, tập riêng từng cá nhân, ráp chung các vai có liên quan, hoàn tất xong đối thoại, mới đưa nhau lên sân khấu, tập các động tác, di chuyển các nhân vật v.v.
Cho đến bây giờ tôi vẫn còn ngạc nhiên, không biết vì sao Tuyết Lộc chọn tôi vào vai Thành Cát Tư Hãn. Trước đó vài năm, tôi có đóng vai vua Duy Tân, do gia đình Phật tử Thừa Thiên Huế tổ chức Đại nhạc hội tại Phu Văn Lâu - gia đình Phật tử An Hòa đóng góp vở kịch thơ do anh Chiêm Nam viết, tôi không nhớ tên. Tôi có người bạn anh giáo Nguyễn Bá Chức đi đâu cũng khoe với bạn bè: “Miễn đóng vai vua Duy Tân, Bà Vàng (bà Mai Thị Vàng vợ vua Duy Tân bấy giờ hồi hương ở nhà cháu gọi bằng cô ở Kim Long, Huế) ngồi dưới cảm động chảy nước mắt”. Có thể Tuyết Lộc có xem vở kịch này và chỉ định tôi? Tuyết Lộc thì đã nổi tiếng vai nữ chính trong “Giảng sách Dưới Trăng” ở trường Đồng Khánh. Cô hình như chủ chốt cùng với Uyên Thi và Xuân Thi trong việc trách nhiệm ban kịch.
Tuyết Lộc diễn rất ăn ý với tôi, cô có nhiều sáng kiến đóng góp cho toàn vở kịch. Tôi không biết ai làm đạo diễn, chỉ thấy ba người Tuyết Lộc, Xuân và Uyên chăm lo dẫn dắt, góp ý từng chi tiết cho Đại Hãn; khi lên ngồi trên ngai thế nào, bàn tay nắm, nắm lên vai ghế ra sao; nhất là rót rượu vào bình chứa cho Đại Hãn uống, làm Đại Hãn trở thành bi tráng trong khi tâm sự với Thúc Bột Đào giữa đêm khuya gió lạnh, bên bếp lửa và ngoài kia tuyết trắng đang rơi. Và rồi Đại Hãn hùng hổ khát máu hét to “mỗi hồi trống là một chiếc đầu rơi” thật xuất thần quá đỗi. Những cảnh gặp công chúa Tây Hạ, tấm lòng đầy nhân ái, tâm hồn Đại Hãn đã chùng xuống một nỗi lặng yên bên người đẹp của kẻ chiến bại.
Sau buổi diễn Tuyết Lộc xuống hàng ghế quan khách, đứng trước Cha Luận(2) nói, tôi không biết Tuyết Lộc nói gì, Cha Luận gật gật đầu.
Từ sau chương trình văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày thành lập trường Quốc Học, thầy Ngô Kha vào Sài Gòn ra Huế nói: Văn Khoa Sài Gòn dựng Thành Cát Tư Hãn, Đại Hãn đó không bằng Đại Hãn do trường Quốc Học đóng.
Đại Hãn Quốc Học Huế và Giang Minh công chúa Tây Hạ, còn chút gợi nhớ của bạn bè mỗi lần về Huế. Nhưng lạ thay ở hải ngoại tôi đi lễ chùa, bỗng có người gọi “Thành Cát Tư Hãn”, gặp mặt chẳng biết ai ra ai. Nhắc lại thì ra Nguyễn Tá Hồ cùng lớp khác Ban ở trường Quốc Học; Hồ vừa qua đời ở tại thành phố Dallas tiểu bang Texas.
Về Huế còn nghe có một Thành Cát Tư Hãn nữa, diễn tại nhà hát lớn, nhưng trong đám bạn bè, bằng hữu vẫn thương anh Thành Cát Tư Hãn và Giang Minh của trường Quốc học ngày nào. Công chúa Giang Minh với Tuyết Lộc, thông minh nhẹ nhàng thật đáng yêu.
Tôi nhớ sau buổi diễn Hoàng Hoa Tuấn(3) ôm tôi hét lớn “Tuyệt quá Miễn ơi!” Tuấn là người nhắc vở kịch cho tôi; anh theo dõi những diễn biến của Thành Cát Tư Hãn trên sân khấu suốt thời gian diễn - Nghe Tuấn đã qua đời, tôi còn nhớ Tuấn ngồi sau nhà vệ sinh của trường viết vở hài kịch cho chương trình.
Thuở ấy tôi rất “vô tư” - ngôn từ của mấy bạn bây giờ, chỉ biết phần của mình là diễn kịch thế thôi, các bộ phận khác như nhạc, hài kịch, dàn cảnh, âm thanh, ánh sáng đều không rõ ai phụ trách. Sau này nhắc lại thì có thêm Phan Văn Chạy (nhà thơ Phan Như) phụ trách ánh sáng...
Dĩ nhiên thành công của Thành Cát Tư Hãn do sự hoạt động đồng bộ của các ban, các anh chị đã nhiệt tình làm việc để đóng góp. Cho đến bây giờ gặp tôi bạn bè vẫn gọi: “Ê, Thành Cát Tư Hãn!” Tôi phân vân tự hỏi Thành Cát Tư Hãn đã chết trên ngai vàng hay chết nhẹ nhàng trong vòng tay nhân ái của Giang Minh?
Đã 57 năm trôi qua, thời gian thăm Huế rất ngắn, cũng như tuổi đời của những người bạn năm xưa trong buổi diễn cũng đang dần mỗi ngày mỗi ngắn. Và, có lẽ cũng giống như tôi mỗi lần có dịp trở về trước cổng trường Quốc Học lại thấy bóng dáng mình tập tành những động tác của vai diễn cho đến lúc thuần phục. Cả đến giấc mơ lúc ấy tôi cũng thấy mình trong vai Đại Hãn. Tôi đã bị ám ảnh và phải tự giễu cợt với chính mình:
- A, Thành Cát Tư Hãn là cậu bé 16 tuổi học lớp đệ tam C Quốc Học của năm 1963.
T.Q.M
(TCSH356/10-2018)
..............................................
(1) Tuyết Lộc là Nguyễn Thị Tuyết Lộc em gái Giáo sư Nguyễn Văn Hai - tốt nghiệp tiến sĩ toán học tại đại học Sorbonne, Paris, Pháp quốc, Phó Viện trưởng kiêm khoa trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại Học Huế, giáo sư Đại học Kentucky Hoa Kỳ. Sau này ông chuyên nghiên cứu Phật học, đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Luận giải Trung quán: Tánh khởi và Duyên khởi”, “Đi tìm ngã” v.v… Tuyết Lộc còn là em gái giáo sư Đại học Huế Nguyễn Văn Thạch - Tuyết Lộc học lớp đệ nhất C từ trường Đồng Khánh chuyển qua - sau khi đỗ tú tài toàn phần, cô đi du học ở Pháp, nhưng sau nghe nói cô về học ở Đại học Đà Lạt ban Triết, rồi về dạy ở Đà Nẵng, Tuyết Lộc cộng tác nhiều bài trên Tạp chí Sông Hương, cả thơ và văn, có nhiều bạn bè đã đọc và khen là rất Huế.
(2) Linh mục Cao Văn Luận (1908 - 1986) tham gia sáng lập và là Viện trưởng Viện Đại học Huế, tác giả hồi ký “Bên dòng Lịch Sử” 1940 - 1965).
(3) Hoàng Hoa Tuấn là em của Hoàng Hoa Ngự lớp đệ nhất cùng trường; Tuấn có biệt tài đàn Hạ uy cầm rất hay, tôi thường về Sịa (thị trấn Sịa thuộc huyện Quảng Điền ngày nay) chơi ở nhà Tuấn - Đêm trăng Tuấn ngồi giữa sân vườn đàn tôi hát rất vui.
THANH TÙNG
Nhạc sĩ Phạm Duy không phải người Huế, nhưng qua những lần dừng lại ở Huế ông đã cho ra đời nhiều giai điệu trữ tình và nhiều hình ảnh đẹp, sâu lắng, trong đó thấp thoáng nhiều bóng hồng xứ Huế.
NGUYỄN QUANG HÀ
Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.
HUY CẬN - XUÂN DIỆU
(Trích)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.
DƯƠNG HOÀNG
Trải qua những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhân dân Thừa Thiên Huế đã từng bước được rèn luyện, thử thách trong gian khó và cùng lớn lên với những tên gọi, những hoạt động, nhiệm vụ cũng thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại của phong trào cách mạng.
HÀ KHÁNH LINH
Còn sống sót sau 30/4/1975 chúng tôi thường tìm đến nhau dẫu có người thân thể không còn nguyên vẹn, hoặc mắc một số bệnh nào đó do di chứng của chất độc hóa học màu da cam Diocine của Mỹ, hoặc bị sốt rét ác tính, hoặc bị tra tấn khi rơi vào tay giặc…
NGUYỄN QUANG HÀ
Chừng 9 giờ tối anh em du kích ra đón chúng tôi ở nghĩa trang làng.
PHƯỚC HOÀNG
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.
MẶC HY
(Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)
MINH ĐẠO
Khi tôi viết nhưng dòng này, tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Bóng tối bao phủ lấy tôi đã 10 năm qua rồi.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước, mà thân phụ là một “thầy đồ” trường huyện.
XUÂN HOÀNG
Hồi ký
(Trích Chương V, tập II - "Trường tư thục Thuận Hóa")
PHẠM PHÚ PHONG
Người già thường hay nghĩ ngợi về quá khứ. Không biết có phải vì thế hay không mà khi đọc lại Biên niên Sông Hương[1], tôi bỗng nhớ đến một cuộc hội thảo về Tạp chí Sông Hương diễn ra cách đây gần tròn 37 năm.
VŨ THỊ THANH LOAN
1. Lemur Nguyễn Cát Tường là một họa sĩ trẻ tài năng của khóa IV trường Mỹ thuật Đông Dương (1928 - 1933). Sau khi tốt nghiệp, ông thường xuyên cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Chiếc áo dài đầu tiên đời tôi được mẹ may vào năm tôi lên Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Biết nói sao niềm vui sướng của tôi khi lần đầu mặc chiếc áo dài ấy!
TRẦN TRUNG SÁNG
Khoảng mùa đông 1970 - 1971, khi đang còn đang học lớp 10, trong một chuyến phiêu lưu lãng mạn và rồ dại nhất của tuổi thiếu niên, tôi có lần lạc bước đến một xóm nhỏ gần bên cầu Gia Hội, và đã gặp ông: họa sĩ Lê Vinh, người họa sĩ vẽ tranh xi-nê lừng danh nhất xứ Huế thời bấy giờ. Lúc này, ông chừng độ tuổi 30, người dong dỏng, tóc vuốt ngược, sơmi màu, quần jean, giày cổ cao, dáng dấp phong trần, như bước ra từ màn bạc!
HOÀNG PHƯỚC
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ, tiếp đó, ngày 24 tháng 2 năm 1946, cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên phấn khởi nô nức đi bầu Hội đồng Nhân dân tỉnh và Hội đồng Nhân dân thành phố Huế. Đây là ngày hội lớn chưa từng có trong lịch sử của toàn thể Nhân dân Việt Nam sau ngày đất nước được độc lập.
TRẦN NGUYÊN HÀO
Năm 1946, lần đầu tiên toàn thể người dân Việt Nam được hưởng và thực thi quyền làm chủ, tự do lựa chọn bầu ra những người đại diện xứng đáng gánh vác công việc chung của đất nước; cùng với đó là những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bài học giá trị cho mai sau.