Thằng lùn trong “Dinh Thừa tướng”

08:50 13/01/2012

PHÙNG PHƯƠNG QUÝ

Cuối buổi họp, “Thừa tướng” còn cho Trưởng ban Văn-Xã lên có đôi lời phát biểu. Thanh than thầm: “Thôi rồi Lượm ơi!”. Thằng lùn này nó nói dai còn hơn trâu đái.

Minh họa: THÁI NGỌC THẢO NGUYÊN

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 [endif][if gte mso 9] [endif][if gte mso 10] [endif]

Bao giờ cũng vậy, cứ họp giao ban hàng tuần, sau ý kiến của “Thừa tướng”, sau ý kiến của cán bộ phóng viên trong tòa soạn, hai Phó Tổng ngồi im, còn hắn bắt đầu “khóa đuôi” với những lời ba hoa xít tốc giáo điều, sặc mùi huynh trưởng. Nhóm bạn thân của Thanh gọi giễu hắn là “thằng lùn trong dinh thừa tướng”. “Thừa tướng” là biệt danh phóng viên trong tòa soạn đặt cho Tổng Biên tập, bởi tính cách ngài giống mấy Thừa tướng trong phim dã sử Tàu, và vì ngài quá sủng ái hắn, nên thằng lùn như một loại hoạn quan thời mới.

Hôm nay cũng vậy, hắn bắt đầu ba hoa bằng ý kiến nhắc nhở anh em phóng viên cố gắng “đừng vì thùng mì tôm mà bị bẻ cong ngòi bút”. Chị Hoa Phòng kinh tế bĩu môi, chửi thầm:

- Mẹ kiếp! Bà viết bằng bàn phím, còn lâu mới bẻ cong được.

Hắn lại phân tích cái hay trong bài báo “Nỗi lòng người cán bộ cựu chiến binh” đăng đầu tuần trước. Đề nghị Tổng Biên tập có phần thưởng xứng đáng cho bài này, “ngắn nhưng súc tích, có tính phát hiện…”. Thằng lùn kết luận như vậy. Anh Thức - Phòng bạn đọc quay mặt đi, chửi:

- Đồ con vẹt! Bài này hôm trước trong buổi họp báo, Chủ tịch tỉnh cũng nói y như thế.

Còn cánh phóng viên trẻ như Thanh thừa biết bài đó là của Hùng Quang, một CTV ruột của thằng lùn. Tất nhiên, phần thưởng nếu có thì Hùng Quang chắc chỉ nhận được một nửa.

Cuối buổi, mọi người còn bao nhiêu việc phải làm, nhất là cánh trẻ. Mười giờ rưỡi Thanh phải có mặt tại nhà hàng Xưa và Nay để sinh nhật con bạn thân. Chị Hoa mười giờ phải đón con, anh Thức mười giờ đi đám giỗ bố anh bạn. Và trong gần ba chục con người kia, hai phần ba đều có lý do để được rời phòng họp ngay bây giờ. Vậy mà thằng lùn cứ đứng lải nhải những điều vớ vẩn. Chết nỗi, “Thừa tướng” lại ngồi khoan khoái khoanh tay trước ngực, mái đầu bạc gật gù. Thanh chợt ước ao, giá mình được đái vào cái miệng bẹp và rộng ngoác kia. Ba năm trước, khi là sinh viên khoa Báo chí - Tuyên truyền về thực tập ở tòa soạn này, Thanh đã có cơ hội đó khi thằng lùn bắt cô trần truồng nằm tráo đầu đuôi phía trên hắn. Nhưng lúc đó Thanh đang bị động và đầy hi vọng rằng sẽ được nhận về tòa soạn sau khi tốt nghiệp. Thực lòng, cô cũng chẳng mất mát gì cho lắm. Thứ quý giá nhất cô đã dâng cho anh bạn sinh viên cùng trường, thằng lùn chỉ là kẻ ăn sái.

Hắn lại đang lải nhải về đạo đức nhà báo, khi nhắc tới vụ ba nhà báo dỏm mượn danh phóng viên Đài PT-TH đi tống tiền một nữ doanh nghiệp trong tỉnh. “Đừng để tiền bạc che mờ con mắt nhà báo”. Thanh lại muốn đái vào miệng hắn. Trời! Bụng dưới cô nặng tức, buồn đi tiểu thật. Thanh bước vội vào toilet, thầm chửi trong bụng. “Đồ đạo đức giả! Hắn đang suy bụng ta ra bụng người đấy”. Sau cả chục lần phơi thân ra cho thằng lùn dày vò, cô không ân hận mà còn cảm phục vì hắn giữ lời hứa, đã bảo lãnh cho cô về làm phóng viên tòa soạn báo tỉnh. Bọn bạn gái rên lên vì ganh tị: “Con ranh này may mắn thật, có người giơ tay hứng ngay. Chúng tao còn chạy bạc mặt đi làm cờ-tờ-vờ mà mấy tờ báo còn chê ỏng chê eo đây”. Sau khi về ban Văn-Xã, Thanh không chịu đi nhà nghỉ với thằng lùn nữa. Hợp đồng đến đây hết hạn ông bạn già ạ. Nhìn tướng lùn tịt, đeo thêm cái bụng to đùng như con nhện ôm trứng, cô phì cười, tự giễu cợt mình đã từng chịu đựng thân xác ghê tởm ấy bao nhiêu lần. Thằng lùn có tướng mạo tiểu nhân, đầu tóc xoăn tít, trán ngắn ngủn, miệng bẹp. Nhưng hắn có tài tổ chức mặt báo, tài biện luận, nhất là tài nịnh sếp. Tòa soạn qua bốn đời Tổng Biên tập rồi mà hắn vẫn được trọng dụng. Hồi mới về thực tập, Thanh tỏ ra vô cùng thán phục con người hắn. “Hoàng tử khoác lốt con cóc”, cô nghĩ như vậy. Ngoài tài làm báo, thằng lùn còn thạo các môn bóng chuyền, bóng bàn, làm thơ và bây giờ là chơi cờ tướng. Đó là sở thích của các Tổng Biên tập từ trước tới nay. Các sếp đều yêu mến thằng lùn vì hắn có chung sở thích với mình. Còn nhớ lần trở lại tòa soạn xin giấy xác nhận thực tập, Thanh gặp thằng lùn đang ngồi chơi cờ với “Thừa tướng”. Bàn tay chuối mắn của hắn gãi đầu, miệng kêu: “Anh đi nước này thì bố em cũng chịu. Quá siêu!”. Hắn quay sang cô: “Ô! Thanh hả! Cô nhà báo trẻ này năng lực lắm anh ạ, mình nhận về đi không báo khác nó kéo mất thì uổng”.


Hắn không hề tức giận khi bị Thanh từ chối, vì đang có hai cô trẻ đẹp khác mon men nhờ hắn dạy cho nghề viết báo. Với Thanh, hắn ra điều kiện mới. Lương tập sự của cô có mấy trăm nghìn, muốn có thu nhập thêm thì phải viết để lĩnh nhuận bút. Muốn có nhuận bút cao thì phải đi viết những bài đặt trước. Trưởng ban phân công, nhưng phong bì của cơ sở và tiền nhuận bút thì phải ăn chia 50/50. Việc làm này của thằng lùn sau này Thanh mới biết, không phải riêng cô mà nhiều phóng viên mới vào nghề hoặc cánh CTV muốn cộng tác lâu dài với báo đều phải làm như thế. Tháng nhuận bút sau đó, Thanh vừa bước vào phòng tài vụ, chị thủ quỹ nói: “Nhuận bút của em có Trưởng phòng lĩnh giúp rồi”. Lạ vậy? Thanh bước vào phòng thằng lùn, hắn lạnh lùng đưa cho cô chiếc phong bì: “Nhuận bút tháng này hơi ít. Tháng sau cố gắng lên!”. Thanh cầm chiếc phong bì mỏng lét, ứa nước mắt. Cô muốn ném phong bì vào cái mặt ngắn cũn của hắn. Nhưng lấy gì để duy trì sự sống trong vòng một tháng?

Khi đã quen với công việc, Thanh định làm một cuộc “đảo chính” với thằng lùn, tức là không ăn chia nhuận bút với hắn nữa. Việc này được đem ra bàn với Hồng và Tuyết Anh, là hai phóng viên kỳ cựu, bạn thân của Thanh. Chị Hồng phì cười, suýt sặc ngụm nước cam. “Ảo tưởng! Thằng Hòa thân ấy khó diệt lắm em ơi. Hỏi Tuyết Anh thì biết, Thừa tướng coi hắn là cánh tay phải của ngài mà. Nhưng hắn cũng sắp “ngày tàn bạo chúa rồi”. Hãy biết chờ đợi. Bây giờ đụng vào nó là dở đấy”. Tuyết Anh bĩu môi: “Thằng dê già hết hơi rồi. Nghe con bé đang học viết báo kể lại, thằng lùn vừa trèo lên bụng nó đã thở hồng hộc”. Thanh rụt rè: “Các chị có ai dính đòn hắn không?”. “Không! Bọn tao con nhà thần thế cả, không xơi được”.

Một lần xuống công tác dưới huyện, Thanh đang lơ ngơ thì gặp anh Hùng CTV của báo. “Em xuống cơ sở hả? Có cần giúp gì không?”. Thấy anh chàng đon đả, Thanh mới nói thật là đang đi tìm ông Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ. “Tay ấy lẩn như chạch, chỉ anh mới biết chỗ thôi”. Xong công việc, ngồi trong quán cà phê, anh Hùng ca cẩm. “Lão lùn tệ với anh quá! Hai tháng nay ném bài vở của anh vào sọt rác hết”. Thanh ngước đôi mắt đen, dò hỏi. “Mẹ khỉ! Tháng nào nó cũng chặt 1/3 tiền nhuận bút. Vừa rồi đòi anh giới thiệu làm quen với con em họ làm bên trường cao đẳng. Không được nên lão thù anh”. Khốn nạn! Thanh buột miệng rủa. “Anh không có việc gì làm tốt hơn là viết báo à?”. Anh Hùng nhăn nhó: “Bên Bảo hiểm xã hội lương anh đủ sống. Nhưng viết báo, nó oai hơn em ạ. Nhiều người nể mình”. Phì! Thanh nhổ ngụm nước ra sau lưng. Đời có giá cả ông ơi.

Chủ nhật, thằng lùn điện thoại cho Thanh: “Bài phỏng vấn tay Chủ tịch huyện X, tôi dặn một đằng, cô làm một nẻo là sao? Tới ngay phòng tôi nhá!”. Thanh bực mình. Dặn gì thì dặn, phóng viên có cách làm riêng của họ chứ. Cứ như kịch bản của lão, bài phỏng vấn như là bản thành tích viết sẵn. Cô làm khác đi, nêu ra một số câu hỏi “móc họng”, thêm vài ý kiến liên quan từ người khác. Đành phải bỏ việc đi làm đầu, chạy xe tới tòa soạn. Ngày mai báo ra nên mấy trưởng phòng đều phải làm cả chủ nhật. Thanh vừa gõ cửa, thằng lùn ló bộ mặt đỏ bừng ra, gần như kéo cô vào rồi sập cửa lại. Hắn dịu giọng: “Em viết nặng tay quá! Lần sau xuống huyện ai nó tiếp. Anh đã sửa lại phần cuối rồi”. Hắn nắm tay Thanh, kéo ngồi xuống salon. Thanh chưa kịp phản ứng thì đã bị đè nghiến xuống mặt ghế da. Thằng lùn hổn hển, miệng toàn hơi bia: “Lâu quá không kiểm tra cấp dưới. Nhớ ghê! Con Thảo biên tập nghỉ đẻ, anh tính kéo em về làm thay nó. Sau này chuyển nó về phòng bạn đọc. Được không?”. Thanh thấy tin vui đó hơi bất ngờ. Được về Ban Biên tập, đỡ phải phơi mặt ngoài mưa nắng. Cũng hay. Cô nghĩ như thế cùng lúc bị thằng lùn tốc váy lên.

Đang gặp gỡ ông chủ trại nuôi đà điểu, Thanh nhận được điện thoại của thằng lùn. “Về ngay có việc quan trọng”. Ông chủ trại chừng 40 tuổi, người gầy rạc vì tính toán, dúi vào túi cô chiếc phong bì. “Cô không ở lại được, tôi gửi bữa cơm trưa nhé. Mong lần sau gặp lại”. Thằng lùn lồng lộn đi lại trong phòng: “Cô vu cáo tôi ăn chặn nhuận bút của cộng tác viên? Ông Tổng vừa dằn mặt tôi xong. Chứng cớ đâu? Cô muốn bị đuổi việc hả?”. Thanh không nói gì, lặng lẽ lôi chiếc máy ghi âm trong túi ra, bật lên. Lời than phiền của anh Hùng Bảo hiểm rõ mồn một. Cô nhìn thẳng vào cặp mắt lợn hùm hụp của hắn. “Tôi cũng nói thẳng. Tôi buồn nôn mỗi khi nghĩ đến ông. Tôi đã có chỗ làm mới rồi”. Hắn há hốc miệng, ngạc nhiên. Cái miệng ngoác ra thật lâu không ngậm lại được, lộ rõ chiếc răng sâu đen xỉn phía trong hàm dưới.

Tuy vậy, phải ba tháng sau cô mới có việc làm mới. Ba tháng ấy là những ngày đen tối nhất trong đời làm báo của Thanh. Thằng lùn cử cô tới những nơi vất vả, xa xôi mà mấy phóng viên nam nói tới còn le lưỡi, rụt đầu. Đã vậy, bài vở về hắn còn “hành, tỏi” cô, năm lần bảy lượt sửa đi viết lại. Lần cuối cùng, không chịu đựng nổi, cô đã chỉ thẳng mặt thằng lùn mà chửi: “Ông là kẻ tiểu nhân!”. Hắn chỉ cười hềnh hệch. “Thì cô mình cũng nhận ối ân huệ của tiểu nhân đó thôi”. Chẳng chờ Thanh làm đơn xin nghỉ. “Thừa tướng” gọi cô lên, trao cho cái quyết định thôi việc, trong đó lý do phải thôi việc là nhận xét của Trưởng phòng Văn-Xã “liên tục không hoàn thành chỉ tiêu tin bài”.

Một người bạn cùng khóa rủ Thanh về làm báo mạng. Thế cũng hay. Báo mạng ngắn gọn, cập nhật, tiền nhuận bút tùy theo tài năng của phóng viên. Chỉ cần rút tít cho giật gân, chịu khó đưa chuyện ca sĩ này ảnh nóng, người mẫu kia lộ hàng, quan chức kia có bồ hay chuyện mèo què, chó chết gì cũng được, miễn là có nhiều người đọc. Tòa soạn trả nhuận bút theo số lượng người truy cập vào bài báo. Thanh là người nhạy bén. Cô nắm bắt được ngay yêu cầu của báo, tung hoành trận địa mới bằng khả năng làm báo nhanh của mình. Chỉ hai năm, cô đã đủ tiền thay xe, dành tiền mua được miếng đất ở ngoại thành. Lâu lâu, về tỉnh công tác, cô vẫn hỏi thăm xem “Dinh Thừa tướng” giờ ra sao. Lúc có người bảo nó vẫn thế. Lúc có người bảo đổi khác rồi. “Thừa tướng” về hưu, còn kịp nhấc thằng lùn lên ghế Phó Tổng biên tập. Cô chợt buồn. Tờ báo đến hỏng mất.

Người bạn rủ Thanh. “Sắp mùng 2 tháng 9, đi làm cái phóng sự về đặc xá tù nhân không?”. Chủ đề này vừa mới, vừa hay. Cô chuẩn bị cẩn thận máy ghi âm, chụp ảnh, hồi hộp theo anh bạn vào trại giam 173. Những tù nhân sắp được đặc xá, những người được giảm án, đều có chung nét mặt hớn hở thái quá. Những nụ cười cố nín mà không được, cứ nở toe ra. Đang phỏng vấn một nữ tù nhân vừa được giảm án chung thân xuống 20 năm, Thanh chợt nhìn thấy người tù nam đang quét dọn văn phòng trại giam sao quen quá. “Này anh! Người kia ở đâu? Tội gì?” Cô hỏi người quản giáo mang cấp hàm đại úy. Anh chàng quản giáo nghiêm mặt. “Trước kia anh ta cũng làm nghề như chị đấy. Án bốn năm vì tội tống tiền doanh nghiệp”. Thanh giật mình, bàng hoàng. Cô đã nhận ra đầu tóc xoăn và cái trán ngắn ngủn. Dù ở tù nhưng cái bụng như nhện ôm trứng vẫn khệ nệ. Thằng lùn mải mê quét rác một cách chăm chỉ. Hắn chưa nhìn thấy cô. Đại úy quay ra gọi: “Này! Tự giác! Lấy ấm nước vào đây. Cả đĩa thanh long nhá”. Thằng lùn dạ vang, cun cút chạy đi. Thanh thấy nhói trong lòng nỗi thương cảm. Không phải cô nhớ đến những lần ân ái với hắn. Cô chỉ thương hại một kiếp người quá nhiều tham vọng. Một khi tham vọng nhiều quá thì phải có thủ đoạn. Thằng lùn là kẻ tham tiền, nên hắn đã bất chấp mọi thủ đoạn để thỏa mãn. Cô lại nhớ đến những đồng nhuận bút của mình bị ăn chặn ngày nào. Từ tiền nhuận bút còm của đồng nghiệp đến những cọc tiền bất chính kể cũng không xa là mấy. Điểm cuối của tham vọng là đây ư, kẻ từng được sủng ái trong “dinh thừa tướng”?

Thanh lấy ra tờ một trăm ngàn đưa cho đồng nghiệp. “Lát nữa cái tay tù tự giác kia ra, anh tranh thủ phỏng vấn nó vài câu, rồi xin phép quản giáo cho hắn mấy đồng mua thuốc. Em ra cổng trước nhé”.

“Dừng lại! Điểm số!”.

Tiếng hô vang ngoài cổng trại giam. Một toán tù nhân mặc quần áo trắng sọc đen vừa đi lao động về. Họ đứng lại trước sân trại thành hàng lối trước khi về các buồng giam. Những tiếng trầm đục, the thé vang lên. “Một! Hai! Ba!... hai mươi sáu! hai mươi bảy. Thưa cán bộ hết ạ!”.

Cái dáng lùn tịt, lật đật của thằng lùn xuất hiện, vừa lúc Thanh quay ra cổng, lén chùi nước mắt. Sau này, nghe anh bạn đồng nghiệp kể lại. Tay Phó Tổng biên tập kia (chỉ thằng lùn) làm ăn cũng khá, nhiều năng lực. Nếu không có vụ xì-căng-đan này, hắn đã lên Tổng Biên tập rồi. Thanh sốt ruột hỏi anh bạn: “Hắn tội gì?”. “Ôi dào! Gạ gẫm ngủ với em vợ. Con bé đang học đại học, ở nhờ nhà chị gái. Lâu ngày bị vợ bắt quả tang”. “Sao nói hắn bị tù vì tội tống tiền cơ mà?”. “Hắn thân bại danh liệt vì vợ đấy. Bà ta bắt phải bồi thường danh dự cho cô em những 300 triệu. Hắn xoay sang làm tiền mấy doanh nghiệp chứ còn sao nữa. Mà sao thế? Hình như em có biết hắn hả”. Thanh cười buồn: “Cũng quen biết sơ sơ anh ạ”.        


Trại sáng tác Nha Trang 10/2011
P.P.Q
(SH275/1-12)










 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HẢI THITôi lớn lên ở một ngôi nhà nhỏ ven sông. Con sông nhỏ chảy qua một vùng quê hẻo lánh. Nhà tôi và nhà Khan đối diện nhau trên dòng trôi quê mùa ấy, chỉ có điều nhà tôi thì quay mặt ra sông, còn nhà Khan thì quay lưng ra sông, chính vì thế mà thuở nhỏ, mỗi lần tắm sông cười đùa ầm ỉ, tôi hay bị ba tôi rầy la nhiều hơn, vì ba tôi chỉ cần ngồi trên nhà đưa mắt là thấy ngay tôi đang trèo lên những bè lục bình để làm công chúa, còn ba Khan thì chỉ trông thấy Khan ném bùn đất vào cô công chúa kỳ khôi mỗi khi ông có việc phải ra đằng sau bếp.

  • NGUYỄN VIỆT HÀThư viện, nơi mà tôi sẽ tả kỹ, là một nơi tôi đã nhớ và bị nhớ rất lâu. Không phải ở đó tôi đã lần đầu yêu và lần đầu hôn. Tôi nhớ nó vì có một truyện kỳ dị, cái truyện đó rồi sẽ đẩy tôi suýt nữa trở thành một thứ bải hoải rẻ rách.

  • XUÂN ĐÀITôi làm đơn xin thôi việc, dù biết làm như vậy là phá vỡ hợp đồng đã ký kết với công ty. Tôi phải bồi hoàn. Là nhân viên kiểm toán, tôi không thể tiếp tục làm theo sự chỉ đạo của sếp, cộng tác với doanh nghiệp, đồng lõa với doanh nghiệp, sáng tác ra những con số ma để đối phó với thanh tra. Có tờ báo đã giễu cợt việc làm này là quân trộm cắp cộng tác với quân siêu trộm cắp, có lẽ nhà nước nên lập thêm công ty kiểm toán của kiểm toán.

  • NGUYỄN CẨM HƯƠNGBước ra khỏi lớp học ngoại ngữ anh bỗng thấy đầu óc quay cuồng như muốn ngã. Dắt được chiếc xe đạp địa hình ra khỏi trung tâm, anh cố gắng đạp một cách khó nhọc trên đường phố.

  • NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾNNgười ta thường nói xem mặt đặt tên, nhưng điều này lại không đúng với thượng tá Kha. Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ ông là người khô khan, thật ra ông lại là người rất đa cảm.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNGChấp me?Che muống! / Chấp me? Cuống sắc! / Chấp me? Sắc cạnh? / Chấp me? Hạnh bầu! / Chấp me? Hầu nhảy/Ăn cơm ai? Ăn cơm cha!Uống nước ai? Uống nước mạ!Hú ...Con mau về kẻo quạ tha đi!

  • HUỲNH THẠCH THẢO- Lành, về bảo bố mày ăn nhậu vừa vừa thôi, đừng như mấy ông mới ngấp nghé vào cấp xã đã phởn, bia ôm gái giếc có ngày...Tôi vừa vào đến cổng đã nghe tiếng mẹ sang sảng với con Lành, đứa con cậu út ở quê. Chưa hết, bà còn thêm hồi nữa nhưng nhỏ hơn, có lẽ nghe tiếng cửa mở bên ngoài.

  • NGUYỄN TRƯỜNGChiều xuống. Lúc mặt trời sắp lặn sau dãy núi phía tây cũng là lúc người ta thấy ông già xóm Chùa thường mon men tới thả câu ở cái bến sông này.

  • MÃN ĐƯỜNG HỒNGMùa Xuân lững thững về. Anh cũng lững thững đi ra phố chợ. Hai bàn tay trơ trọi của anh đút sâu vào hai túi quần rỗng trống buồn tênh. Anh mỉm cười thong dong bước đi, hòa vào dòng người nhôn nhao tất tả.

  • HỒNG NHUNói chính xác là chị dâu. Chính xác hơn, chị dâu thứ của vợ tôi. Thông thường những trường hợp như thế này, trong nhà em út chẳng ai gọi đầy đủ là chị dâu cả, mà chỉ là chị thôi. Ấy là chị Kim.

  • TRẦN DUY PHIÊN1. Chuông điện thoại reo phải lúc tôi đang tiếp ông tổ trưởng dân phố. Biết tôi ở nhà một mình, ông nói gọn mấy câu rồi từ biệt. Ba chân bốn cẳng chạy như nước rút, tôi mới với được tới máy.

  • LÊ ĐỨC QUANGMột buổi sáng sớm mùa xuân, bầu trời trong xanh thăm thẳm. Anh nắng vàng vừa rải đều khắp nơi. Gió thổi nhẹ, mơn man vào da thịt con người ta, thật mát mẻ dễ chịu làm sao. Dọc đường phố, cuối năm rồi, dòng người trở nên đông đúc và nhộn nhịp, kẻ thì lo mua sắm áo quần mới, người thì lo bánh mứt, kẻ thì mua những chậu hoa, cây cảnh, trang trí nhà cửa của mình sao cho thật đẹp. Mọi người ai cũng hối hả, vui mừng đón năm mới. Riêng lão xích lô, vẫn công việc bình thường như mọi ngày: sáng ăn qua quýt ổ bánh mì xong rồi đạp xích lô đến ngã ba gần sân ga, chờ những chuyến tàu về, mặt cố gắng hớn hở, tươi cười, đón mời khách.

  • NGUYỄN VĂN NINHTôi được cơ quan tố tụng chỉ định làm luật sư cho một bị can.Tôi xin kể ra đây, hơi dài dòng một chút, không phải bị cáo mà là cha tôi. Trong cuộc đời làm luật sư, cha tôi luôn thích nhất câu: Thưa quí tòa! Thân chủ tôi hoàn toàn vô tội! Cha tôi muốn tôi sau này mỗi khi đứng trước toà đều nói câu như vậy.

  • QUẾ HƯƠNG                                                                                                                                1. Chị đi qua, tẻ nhạt và cũ kỹ như cái áo đề mốt thơm mùi long não lấy từ hòm gỗ ủ hương kỷ niệm. Khu cư dân tôi ở thì mới toanh, chưa tròn mười. Cơ ngơi phó giám đốc xí nghiệp gỗ sực nức mùi rừng.

  • PHAN VĂN LỢILTS: Cuộc làm người, khó thay! Dân tộc nào cũng sáng tạo cho mình một ĐỊA NGỤC để răn dạy con người không nguôi hướng đến cái CHÂN - THIỆN - MỸ.Nhuốm màu sắc của Liêu trai chí dị và Việt điện u linh..., câu chuyện là một phần của cuộc đời đầy ám ảnh. Vừa cuốn hút thương cảm với cái nhìn nghiêm khắc lột trần bản chất đời sống, vừa hoang mang đặt ra câu hỏi về ý nghĩa sống đích thực của con người.

  • (tiếp theo và hết)Chuyến du ngoạn địa ngục đã để lại trong tâm trí ông Thai một ấn tượng hãi hùng. Thật khủng khiếp nếu phải chịu cực hình rồi bị đày xuống đó muôn kiếp. Phải tìm cách tự cứu mình chứ chả lẽ chịu bó tay?

  • HOÀNG NHẬT TUYÊNI. Chuyện được bắt đầu bằng một quả trứng, thoạt nghe cứ tưởng chuyện cổ tích nhưng nghe rồi mới rõ, ấy là chuyện thời nay, và đúng thế, nếu tường thuật theo lối cổ điển, theo tình tự thời gian thì chuyện không thể bắt đầu bằng chỗ nào khác thích hợp hơn là từ một quả trứng- một quả trứng gà.

  • MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNHHọ là đôi bạn thân kể từ thời còn học ở đại học Sorbonne, sau đó, cùng chọn chuyên ngành khảo cổ học. Jabindu, người Népal; Robinson, người Mỹ. Thời trẻ, cả hai đều say mê công việc khô khan và vất vả của mình. Dấu chân của đôi bạn đã dẫm khắp những di tích lịch sử ở hai bờ sông Nile, sông Hằng, Trung Á, Con Đường Tơ Lụa và cả Nam Mỹ...

  • NGUYÊN QUÂNTôi đứng lại giữa vườn. Đêm mênh mông oà vỡ ánh trăng. Trăng trên thềm nhà, trăng trên ngọn lá, trên những tàng cây um tùm. “Điêu tàn, hoang vắng quá”- tôi than thầm. Hình như lâu rồi chẳng ai vun xới chăm sóc và hình như cũng lâu lắm rồi tôi mới về lại trong khu vườn đầy kỷ niệm này.

  • NGUYỄN NGỌC PHÚQuán rượu của o Tam lúc nào cũng đông khách, phần lớn là khách quen. Quán ở gần bến, thuyền câu về cập bờ chỉ nhảy ba bước đã có thể cụng bát với nhau rồi.