Lê Nguyệt - Đào Duy Anh - Châu Thu Hà - Trần Thị Tường Vy - Trần Khoa Văn
LÊ NGUYỆT
Mẹ - quê
Sợi rơm vàng níu chặt bàn chân
sau những ngày ra đi không từ tạ
Chẳng kịp nói lời thương cùng gốc lúa, bờ tre…
Và… mẹ yêu của con
Mái tóc nhuốm bụi thời gian
trắng như dải mây vắt ngang chiều viễn xứ
Con dựa lưng vào dải đê làng, nghe gió đồng vui reo trước mặt
những giọt mồ hôi chát đắng đường trần
Chỉ muốn ngủ quên mà mơ về thuở lội bùn non mò cua ốc
Sau bao ngày hồn chẳng chốn dung thân
Con lục tìm bóng mẹ
Trong ngổn ngang những tính toan cuộc đời
Nhòe nhoẹt một bức tranh hoen màu đã cũ
Chẳng thấy gì ngoài nước mắt vừa rơi…
Ảo mộng xanh
Hạ đã mang cánh diều bay về miền xa thẳm
Cả những giấc mơ chưa kịp tròn đầy…
Mùa vẽ thời gian hoen màu cổ tích
Cho nỗi buồn thấm rịn phía chân mây
Đám chuồn ớt chiều bay trên bóng cỏ
Nói với gió ngàn về những chuyến đi xa
Đâu hay cơn mưa chiều ướt sũng…
Ảo mộng xanh đã phai hương nhạt nhòa
Bỗng thèm được vô tư như nắng
Thả hồn sầu mà hát khúc reo vui
Mặc đời kia tựa hoa xuân vừa hé
Một sớm mai đã rụng cánh bùi ngùi...
ĐÀO DUY ANH
Chiếc kén đàn bà
Người đàn bà búi tóc mình như chiếc kén
tết vào những mong ước và khả năng ẩn náu
cất vào niềm vui cái đẹp và sự kiên nhẫn
người đàn bà đan chiếc kén đầu tiên và quỳ xuống kính cẩn với Thượng đế
tìm vị ngọt đầu tiên tư tưởng đầu tiên khi bình minh lên
Truyện cổ tích chỉ nói vài điều về đàn bà và ý nghĩa thế gian như một vết xước
người đàn bà nhỏ bé không thể nhân danh cho một bất kỳ nào
chỉ xin một chút lửa ngồi búi tóc chờ bình minh tạo sáng
điều chỉnh hơi thở như sự bùng cháy của một que diêm duy nhất
một viên sỏi duy nhất ném xuống mặt hồ lao xao sóng
người đàn bà duy nhất nghe tiếng vọng từ hang động của một dãy núi cô đơn vừa từ bỏ thế gian
Khắc bản thân mình không phai mờ vào số phận
người đàn bà hiểu mình là đứa con tinh thần tỉnh táo của Thượng đế
là kẻ truyền nguồn sống cho gia đình cho những đứa con
và yêu thương vô biên bằng ánh sáng của trời
người đàn bà hiến dâng cuộc đời đàn bà
sự dâng hiến không cần thần linh nếm thử
các cuốn sách thiêng không ghi các dạng thoái hóa cột sống đàn bà
qua những cơn vượt cạn
Nhưng người đàn bà hiểu sẽ bất lực bằng sự nhầm lẫn của trái tim
sự tồn tại của tình yêu không nằm trong bàn tay mình nắm giữ
từng bước khủng hoảng đi về phía định phận
người đàn bà nhặt sợi tóc vụn như cỏ thi xin quẻ bói
tượng trưng định mệnh mình trên chiếc bóng vẹo xiêu
khập khiễng bước trở về
mang cả ngôi nhà nguyện đi tìm sự thật
chờ đức tin phán xét
khi cơn điên Thánh đường vang dộng những hồi chuông
Nhiều búi tóc như thế trên thế gian thuộc về người đàn bà
CHÂU THU HÀ
Mưa ở Bình Điền
Khi ta bên nhau
Hương gỗ đưa em vào khu rừng tươi mát
Bình Điền chợt mưa giữa ngày hè nắng rát
Những lối mòn quanh co
Khi anh nắm tay em
Neo lại bình yên trong chiều lặng
Những điều chưa nói giữa hai ta
Có thể không khi nào là muộn
Ơ kìa anh
Sóng sánh cafe phố núi
Ơ kìa bồng bềnh sương
Những cánh hoa nở bung bên suối
Nơi vạt cỏ xanh em ngồi lại
Cứ bình yên mà trôi...
Đêm ở biển Vinh Thanh
Gối tay tròn giấc biển
Bãi bờ xa tít tắp chân trời
Những dặt dìu nương theo nhịp sóng
Lấp đầy tôi
Lấp đầy những khoảnh khắc đầy vơi
Tôi giờ cánh chim ngược gió
Cánh chim hoang mong vòng tay che chở
Giữa mùa bão xa
Đêm Vinh Thanh khẽ hát tình ca
Về một người con gái
Dâng hết cho người tình đam mê
Chỉ còn cô đơn ở lại
Biển vẫn là biển ngàn năm
Chỉ trong tôi đã khác
Đại dương lớp lớp sóng bạc
Mà không giữ được tim người.
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Hai bàn tay chắp lại
Hai bàn tay chắp lại
cánh đồng trải dài xanh
hai bàn tay chắp lại
đây ngọc báu liên thành
Hai bàn tay chắp lại
chiếc áo mười lá xanh
bên hồ Gươm nước ngọt
soi bóng em và anh
Hai bàn tay chắp lại
mây bay trời bềnh bồng
sau lưng mình là rú
anh còn yêu em không?
Hai bàn tay chắp lại
làm thành đóa Diệu Liên
kết lại làm búp sen
em còn yêu anh mãi
Hai bàn tay chắp lại
chiếc nón Huế trên đầu
nụ cười im suối mát
chúng mình trôi về sao
Hai bàn tay chắp lại
tà áo dài cánh sen
em thầm nói với anh
anh còn nhớ hay quên
Hai bàn tay chắp lại
cầu nguyện với đất trời
giữa trời đất cầu nguyện
- Em ơi và anh ơi
Hai bàn tay chắp lại
lửa sáng một phương trời
một phương trời hướng tới
- Anh ơi và em ơi
Hai bàn tay chắp lại
mát rợi cánh đồng xanh
bờ vai em còn đó
giọt sầu anh long lanh
TRẦN KHOA VĂN
Thành phố và tôi
Ngày trôi tuột trong những nấc thang dựng đứng
không có tiếng chim gù mỗi sáng mai
không có tiếng leng keng gõ cá ngoài bến bãi
những dòng nước câm lặng thèm khát hạt phù sa.
Thành phố loang lổ những vết băm
từng mảng gạch đá
được xếp chồng lên nhau như trò chơi con trẻ
vệt ký ức vắt ngang tuổi thơ đánh mất
đêm vùi sâu cuối dãy cầu thang hun hút cơn say.
Nắng mưa gió cát đêm ngày
quay cuồng múa may trong cái sàng cái sảy
hạt lép văng ra, hạt chắc tròn ở lại
bà dang rộng hai tay chắt chiu neo từng đoạn gió.
Những đoạn đường thẳng tắp
như một nhát cắt đổ về nơi đó có con
âm thanh bị dồn nén quẫy đạp
trong vòm không gian khổng lồ
không còn ánh trăng mưa đùng đục khóc
thời gian bị kéo căng thành sợi dây vĩ cầm
hằn một vết cứa sâu.
Con chỉ là hạt nhỏ li ti màu xanh chưa kịp bắt rễ
vào khối bê tông, đường nhựa
lặn lội qua cơn gió Lào thổi chiêng chao lời ru lục bát
những chấm ngày vàng vọt nhòa nhạt phía xa xa
bất chợt dáng ai liêu xiêu trong giọt nước mắt
quê nhà.
(TCSH428/10-2024)
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo
...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...
Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân
HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.
...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...
...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng, rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc, rồi bằng nạng gỗ với một chân...
Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hoàng Phố - Tiến Thảo - Xuân Thanh - Võ Văn Luyến - Nguyên Hào - Hoàng Cát - Ngô Hữu Đoàn - Trần Kiêm Đoàn - Mai Thìn - Đặng Như Phồn - Tôn Phong - Kiều Trung Phương - Đinh Thu
Tên thật: NGÔ THỊ KIỀU HẠNHNăm sinh: 24 - 12 - 1983 tại Cam Ranh – Khánh Hòa Hội viên Hội VHNT Khánh HòaĐã có thơ đăng Kiến thức ngày nay, tuần báo Văn Nghệ, và nhiều tạp chí trong nước.
Sinh năm 1965 tại Thái Nguyên – Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, vừa viết văn làm thơ. Hiện đang là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết gây sự chú ý của dư luận văn chương – Nhưng thơ mới là bản ngã sáng tạo chính của Nguyễn Bình Phương với 3 tập thơ đã xuất bản: Lam chướng; Xa thân; Từ chết sang trời biếc...
Là một tác giả thơ quen biết trên tạp chí Sông Hương, gần đây với tập thơ Ngày rất dài (NXB Hội Nhà văn, 2007), Đoàn Mạnh Phương đã và đang được dư luận chú ý bởi những nỗ lực cách tân thơ.
Sinh năm 1960 tại Hà Nội – Đã từng qua quân ngũ và hiện là biên tập viên của Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt . Đã xuất bản 3 tập thơ: Một, hai, ba; Nhật ký và Bài tập; Gửi một mùa cổ điển... Đã từng đoạt giải cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1990, giải cuộc thi thơ Báo Người Hà Nội 2006.
Trần Đình Thành - Đức Sơn
Phạm Thị Anh Nga - Thanh Tuyền - Trần Kim Hồ - Vũ Thị Khương - Trần Khởi - Lê Hoàng Anh - Đoàn Lam - Trần Hữu Dũng - Đinh Tấn Phước - Nguyễn Loan - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Lê Ngã Lễ - Nguyên Tiêu - Võ Ngọc Lan - Nguyễn Văn Quang - Ngô Thái Dương - Trần Hữu Lục - Ngô Cang
Nguyễn Hữu Quý - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Khoa Điềm - Lam Hạnh - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Huy Tập - Mai Văn Phấn - Nguyễn Trọng Tạo - Đoàn Mạnh Phương - Ngô Công Tấn - Vũ Thanh Hoa - Từ Nguyễn - Nguyễn Xuân Hoa - Mạnh Lê - Hồ Thế Phất - Nguyễn Lâm Cẩn - Tường Phong - Nguyễn Đông Nhật - Vũ Thành Chung
Huỳnh Thúy Kiều - Đức Sơn - Kiều Trung Phương - Thạch Quỳ - Lưu Ly - Trần Hạ Tháp - Nguyễn Thị Anh Đào - Văn Hữu Tứ - Văn Công Hùng - Nguyễn Tiến Chủng - Thái Doãn Long - Hải Trung - Đông Hà - Nguyễn Văn Thanh - Hồng Vinh - Phụng Lam - Nguyễn Thụy Kha
Lê Huy Hạnh - Trịnh Hoài Giang - Triệu Nguyên Phong - Phan Tuấn Anh - Bạch Diệp - Phan Văn Chương - Hồ Đắc Thiếu Anh - Mai Trâm - Đỗ Văn Khoái - Viêm Tịnh - Lưu Thị Bạch Liễu - Lãng Hiển Xuân - Nguyễn Thanh Kim - Vũ Thắng - Võ Quê - Ngàn Thương - Nguyễn Nguyên An - Lê Phương Thảo
Ngô Thị Hạnh - Vạn Lộc - Nguyễn Thiền Nghi - Lâm Anh - Hoàng Ngọc Quý - Trần Thị Huê - Đường Xuân Sử - Dương Thành Vũ - Nguyễn Thị Liên Tâm - Bùi Đức Vinh - Công Nam - Nguyễn Thanh Tú - Trần Áng Sơn
Nhà thơ mặc áo lính, trưởng thành lên từ dải đất miền Trung gió Lào cát trắng, Nguyễn Hữu Quý là một người thơ lặng lẽ và khiêm nhường - nhưng đấy là sự lặng lẽ đào sâu trong suy tưởng với những khát vọng làm mới thư luôn thôi thúc.Là một tác giả thơ quen thuộc, mùa xuân này anh gửi tới trang thơ Sông Hương một chùm thơ mới nhất, “mở hàng” cho một năm thơ trên Sông Hương.
Vũ Thanh Hoa sinh tại Hà Nội, hiện công tác tại Vũng Tàu. Cử nhân luật. Hội viên Hội Văn Nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu.