NHIÊN ĐĂNG
Ký ức Phương Nam
Phương Nam
ta chờ em, cánh chim trời in vào đáy cốc
phù sa tưới táp linh hồn vườn tược
xuôi thuyền Miệt Thứ - U Minh
chờ nhau,
tiếng đờn kìm đêm rượu mềm trên cù lao gió...
Chén thứ nhất mơ về bảy núi
đom đóm đốt bụng soi Vàm Nao
ai hát điệu xàng xê
bông điên điển nở
lần đầu tiên ta hái đầy một rổ
về nấu cháo cá lóc được nêm bằng hương vị hai mùa mưa nắng...
Phương Nam
những con đường hẻm phố
như những nhánh sông hợp thổ
chín cửa Cửu Long ca…
Phương Nam
ta đưa em đi lang thang
từ Cần Thơ đến Bến Tre mùa bần chín rụng đầy sông
nâng chén thứ hai
mùa nước nổi
cá linh về
con thuyền nằm mơ trăng sáng đồng bằng...
Nâng chén thứ ba
thương nhau lận đận phận lục bình
mà tình đẹp nên bông bí nở vàng
dọc sông Tiền sông Hậu
nghe câu vọng cổ
cánh cò bay trên bầu trời mây trắng
cứ ngỡ trăm năm sống dậy trên đất này
hình ảnh của thằng Cò thằng An trong phim ngày bé
cứ hiện lên trong ký ức Phương Nam...
NGUYỄN LOAN
Ảo giác 2
Cầm trăng lên soi mặt mình
Thấy đất ủ lửa bình minh đang cười
Thấy hoa nở giữa bầu trời
Chùm sao Bắc Đẩu ngời ngời trong trăng
Con đường mở giữa tay cầm
Nâng lên đặt xuống một vùng nước non
Bầu trời vuông, trái đất tròn
Đi không hết những con đường trong tay
Soi sông mà hổ mặt mày
Lòng không buộc được biển này với sông
Tát không cạn được mùa đông
Thôi đành để gió lạnh lồng vào thơ
Phải mình tỉnh tỉnh... mơ mơ...
Bất ngờ... thấy một... bất ngờ đang... xanh
NGUYỄN HỮU QUÝ
Cỏ mộ
Nửa ban mai đã về trời
Nửa chiều man mác dặm lời khói hương
Tựa lưng vào gió nghe sương
Lao xao ngọn cỏ âm dương ngún mùa
Ly rượu
Cúi đầu, con rót vào đây
Cái rung của gió, cái lay của đời
Cái cay như đã từng rơi
Ngược vào mắt bố bên vời vợi sông
TRẦN KHOA VĂN
Chú chim Bình minh
Buổi chiều thành phố đang hực lên như một cơn khát sa mạc
cuộn tròn bụi cát thổi tung tôi dâng một cơn thèm khắc khoải
từng cơn mỏi mệt túa ra như lũ kiến đen tha tôi đi về quê hương
với niềm tin sẽ tìm thấy đứa trẻ đang vùi mình trong thảo cỏ.
Những vết cắn vô tình nứt toác thành cánh đồng chằng chịt dấu chân chim
phía cuối khoảng trời dòng sông trở dạ phù sa đang oằn mình suốt mùa lam lũ.
Chảy đi sông ơi, qua thác ghềnh đồi núi, qua cánh đồng nương dâu, qua bãi đồi tạp thảo
ký thác vào những uốn quanh mệt mỏi lờ đờ an ủi mạch nước ngầm tù hãm tìm kiếm dòng chảy thẳm sâu trong lòng đất mẹ.
Chảy đi sông ơi, hòa vào dải Ngân Hà rót dòng sữa bạc
nuôi giọt sương đang lớn lên trong khúc ngẫu ca chú dế lang thang
đợi một ánh Bình Minh để hóa thân Mặt Trời tan trong khoảnh khắc vô tận.
Từ khoảng trống cằn cỗi gió cát cất lên nhịp gào hoang vu xa xôi viễn xứ
dòng thời gian trôi qua kẽ tay bỏng rát chai sạn
hun hút bóng kẻ độc hành.
Con chim nhỏ thời xưa bé xếp đôi cánh nằm sõng soài sũng nước
bên mảnh vỡ giọt sương long lanh khóe mắt
cành cây khô héo buông rơi đã thôi không tìm hạt mùa rơi vãi
miền ký ức bám mảng xanh rêu.
Tôi nâng cánh chim thả vào miên man khúc sáo diều
chao nghiêng trên vạt đồi căng tràn ngực áo
Chú chim nhỏ chợt bay lên từ đầu nguồn nước xanh trong,
rũ cánh và hót cho tôi nghe khúc ca Bình Minh bên cánh cửa.
NGUYỄN HOÀNG THỌ
Sớm mai đường làng
Sớm mai đường làng
Mặt trời gọi dậy những bước chân
Bước chậm - bước nhanh
Đường cày - nhát cuốc
Ruộng đồng sôi thơm nước bạc
Gió lay ánh mạ dập dờn
Nắng rót phúc âm
Lên bàn tay diệp lục
Giọt lòng roi rói tươi non
Sớm mai đường làng
Rộn ràng bước chân trẻ thơ
In xanh mặt đất
Tiếng cười lấp lánh sương mai
Sim chín mọng ươm mùi hương cổ tích
Dấu chân thơm vấn vít bụi bờ
Con chữ thập thò trang vở
Đường đi thấp thoáng i tờ
Sớm mai đường làng
Cây nghiêng bóng đợi
Nắng bữa trước
Sáng nay vàng nắng mới
Mỗi đầu ngày lá xếp một màu vui
Mùa đã chín
Nhưng nhánh cành lặng im
Hoa chưa kịp nở
Sớm mai đường làng
Đứng đợi một mùa giêng.
(TCSH434/04-2025)
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo
...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...
Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân
HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.
...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...
...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng, rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc, rồi bằng nạng gỗ với một chân...
Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hoàng Phố - Tiến Thảo - Xuân Thanh - Võ Văn Luyến - Nguyên Hào - Hoàng Cát - Ngô Hữu Đoàn - Trần Kiêm Đoàn - Mai Thìn - Đặng Như Phồn - Tôn Phong - Kiều Trung Phương - Đinh Thu
Tên thật: NGÔ THỊ KIỀU HẠNHNăm sinh: 24 - 12 - 1983 tại Cam Ranh – Khánh Hòa Hội viên Hội VHNT Khánh HòaĐã có thơ đăng Kiến thức ngày nay, tuần báo Văn Nghệ, và nhiều tạp chí trong nước.
Sinh năm 1965 tại Thái Nguyên – Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, vừa viết văn làm thơ. Hiện đang là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tác giả của 4 cuốn tiểu thuyết gây sự chú ý của dư luận văn chương – Nhưng thơ mới là bản ngã sáng tạo chính của Nguyễn Bình Phương với 3 tập thơ đã xuất bản: Lam chướng; Xa thân; Từ chết sang trời biếc...