HUỲNH THÚY KIỀU
Gọi ngày đơm hương nhớ
Ai phơi rơm rạ lên chiều
Ai phơi no gió cánh diều tuổi thơ
Giêng hai ủ dậy men chờ
Hỏi mùa: lữ khách ngẩn ngơ nỗi gì?
Tìm ngày theo vết thiên di
Tìm đêm ru ánh trăng ghì lệch nghiêng
Bấc tràn thổi hết muộn phiền
Nắng xuân đầu ngõ vàng triền hoa thơm
Cuối trời say giọt mật tươm
Nửa khuya khát sóng cánh buồm ra khơi
Gọi ngày đơm nhớ ai ơi!
Phù sa giũ bước níu người dừng chân
Thôi về… nhẹ gót phong trần
Trú vòng tay mẹ lần khân khóc cười
Ngoài sân khoe sắc xuân tươi
Gọi ngày đơm nhớ ai ơi mùa lành
Bên thềm cây nẩy lộc xanh
Nâng bàn tay ấm dỗ dành nhụy hoa…
TRẦN DZẠ LỮ
Mùa xuân yêu em
Ngày ấy yêu em - một chiều mưa bay
Ngày ấy yêu em đang còn thơ ngây
Mắt nai ngơ ngác nơi phương trời này
Tôi về rưng rưng mắt đỏ đường dài
Ngày ấy yêu em mê mải từng ngày
Bao nhiêu thương nhớ mềm lòng không hay
Qua bao phố xá qua bao đường cây
Qua bao nhiêu ngả buồn đầy hai vai…
Ngày ấy yêu em tôi còn ngất ngây
Làm thơ từng đêm đợi ngày trao tay
Ai ngờ em xa biền biệt tình mây
Tôi đốt thơ tôi rồi uống rượu say…
Ngày ấy yêu em tôi còn gì đây
Còn nỗi đau dài theo chiếc khăn tay
Ai qua đời tôi mùa xuân xa bay
Chỉ còn mưa bay lạnh lùng đêm nay…
VÕ VĂN LUYẾN
Tóc mai xuống phố
"Tóc mai sợi vắn sợi dài"*
Chừng như mùa xuân rất gần
Gần như thơ dại, gần như ngày chớm
Gần như huy hoàng, gần như tuổi bướm
Vẽ đường bay chập chờn
Gió hát màu mạ non
Cánh đồng cong tầm lá vẫy
Mắt ướt loang sương
Chân mày trầm ngãi
Em xa
Cò trắng ngẩn ngơ áo nõn hai tà
Váng phèn gót mưa nhớ vừa thất bát
Trúc xinh một mình ca dao bay mất
Cau ngõ đứng chờ
Tóc mai xuống phố…
--------------
* Tên ca khúc của nhạc sỹ Phạm Duy
TRẦN THỊ HUÊ
Phía ấy của chính bàn chân
Phía ấy đã lớn lên
Phẳng lì nỗi nhớ
Hạt mưa bắc cầu làm ướt câu thơ
Dịch ly cà phê vành môi theo hơi nồng tan vào nhịp thở
Trăng im ngủ trên cửa sổ nơi chẳng bao giờ với đến
Bài hát cứ cất lên
Phía ấy đã đổi thay
Vị cay tan dần
Những cuộc nói chuyện xuyên qua cơn đau
Mình không tính được ngọn cỏ dậy thì
Mình không tính được ước muốn
Mình không tính được chú chó kia sống được bao nhiêu năm
Mình thấy một chiếc guốc tròn của ai rơi
Và người nhặt lên không phải
Phía ấy
Mùa xuân lấm tấm nụ hồng
Phía ấy của chính bàn chân...
NGUYỄN LẠC ĐẠO
Tiễn nhau
tiễn em về cõi bình thường
tàu cong qua mấy cung đường đục trong
ga nằm chờ đợi hư không
có ai đuổi bóng chờ mong phố người.
NHẤT MẠT HƯƠNG
Ngõ nhà mẹ
Ngõ nhà mẹ
cúc tần giăng kín
Xanh chiều tháng chạp
Khói vồng lá hun nghi ngút như mây
Hoa cúc vàng thả nắng xuống vạt ao
Giật mình con cá rô quẫy nước.
Gió thổi mùi hương thơ ấu
Rải quanh mấy gốc bưởi già
Những con rơm nếp xếp hàng
Thành chỗ chơi cho lũ gà con liếp nhiếp.
Bóng mẹ vào ra
thấp thoáng
ngóng đợi
đàn con.
Bụi đất lầm lên
lật tung thương nhớ.
Ngõ nhà mẹ
Một ngày
đặt bàn chân lỡ cỡ
vương sợi tơ hồng
lòng bỗng sang ngang.
(TCSH433/03-2025)
Tên thật: Trần Văn MườiSinh ngày 9.9.1982 tại Đông Yên, Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ AnTốt nghiệp Đại học sư phạm Huế (Khoa ngữ văn)Đã có thơ, truyện đăng trên nhiều báo chí Trung ương và địa phương với các bút danh: Đinh Hạ, Minh Châu Trần, Trần Đông Yên Phương.Giải khuyến khích cuộc thi thơ lục bát của Báo Tuổi trẻ 2003.
Ditimloigiaicuocdoi là nickname của Bụi Trần đang “bế tắc chưa tìm lối thoát cho bệnh tật và đã sống như một phế phẩm suốt 5 năm tròn”. Thơ, hẳn là niềm ân sủng duy nhất có thể cứu rỗi tâm hồn của người bạn nhỏ đáng thương này dẫu Bụi Trần đang muốn khám phá nhiều thể loại khác nữa. Chúng tôi đọc được ở thơ Bụi Trần lời tri âm trong bản nhạc vút lên từ địa ngục của một nhạc sĩ quá cố. Nhưng ước vọng thoát khỏi niềm đau mang bản chất định nghiệp tại mỗi người là không lẫn lộn... TCSH
Điều bình thường lạ lẫm
Được nhìn lại Huế
Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa
Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương
ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường
Ở những đỉnh cột
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).
…Cả rừng cây thấy mẹ cườiMẹ ơi! nước mắt đầy cơi đựng trầuThác ngàn xa vẫn nguyện cầuVô thường! mẹ nhuộm biếc màu trời xanh.