HUỲNH THÚY KIỀU
Gọi ngày đơm hương nhớ
Ai phơi rơm rạ lên chiều
Ai phơi no gió cánh diều tuổi thơ
Giêng hai ủ dậy men chờ
Hỏi mùa: lữ khách ngẩn ngơ nỗi gì?
Tìm ngày theo vết thiên di
Tìm đêm ru ánh trăng ghì lệch nghiêng
Bấc tràn thổi hết muộn phiền
Nắng xuân đầu ngõ vàng triền hoa thơm
Cuối trời say giọt mật tươm
Nửa khuya khát sóng cánh buồm ra khơi
Gọi ngày đơm nhớ ai ơi!
Phù sa giũ bước níu người dừng chân
Thôi về… nhẹ gót phong trần
Trú vòng tay mẹ lần khân khóc cười
Ngoài sân khoe sắc xuân tươi
Gọi ngày đơm nhớ ai ơi mùa lành
Bên thềm cây nẩy lộc xanh
Nâng bàn tay ấm dỗ dành nhụy hoa…
TRẦN DZẠ LỮ
Mùa xuân yêu em
Ngày ấy yêu em - một chiều mưa bay
Ngày ấy yêu em đang còn thơ ngây
Mắt nai ngơ ngác nơi phương trời này
Tôi về rưng rưng mắt đỏ đường dài
Ngày ấy yêu em mê mải từng ngày
Bao nhiêu thương nhớ mềm lòng không hay
Qua bao phố xá qua bao đường cây
Qua bao nhiêu ngả buồn đầy hai vai…
Ngày ấy yêu em tôi còn ngất ngây
Làm thơ từng đêm đợi ngày trao tay
Ai ngờ em xa biền biệt tình mây
Tôi đốt thơ tôi rồi uống rượu say…
Ngày ấy yêu em tôi còn gì đây
Còn nỗi đau dài theo chiếc khăn tay
Ai qua đời tôi mùa xuân xa bay
Chỉ còn mưa bay lạnh lùng đêm nay…
VÕ VĂN LUYẾN
Tóc mai xuống phố
"Tóc mai sợi vắn sợi dài"*
Chừng như mùa xuân rất gần
Gần như thơ dại, gần như ngày chớm
Gần như huy hoàng, gần như tuổi bướm
Vẽ đường bay chập chờn
Gió hát màu mạ non
Cánh đồng cong tầm lá vẫy
Mắt ướt loang sương
Chân mày trầm ngãi
Em xa
Cò trắng ngẩn ngơ áo nõn hai tà
Váng phèn gót mưa nhớ vừa thất bát
Trúc xinh một mình ca dao bay mất
Cau ngõ đứng chờ
Tóc mai xuống phố…
--------------
* Tên ca khúc của nhạc sỹ Phạm Duy
TRẦN THỊ HUÊ
Phía ấy của chính bàn chân
Phía ấy đã lớn lên
Phẳng lì nỗi nhớ
Hạt mưa bắc cầu làm ướt câu thơ
Dịch ly cà phê vành môi theo hơi nồng tan vào nhịp thở
Trăng im ngủ trên cửa sổ nơi chẳng bao giờ với đến
Bài hát cứ cất lên
Phía ấy đã đổi thay
Vị cay tan dần
Những cuộc nói chuyện xuyên qua cơn đau
Mình không tính được ngọn cỏ dậy thì
Mình không tính được ước muốn
Mình không tính được chú chó kia sống được bao nhiêu năm
Mình thấy một chiếc guốc tròn của ai rơi
Và người nhặt lên không phải
Phía ấy
Mùa xuân lấm tấm nụ hồng
Phía ấy của chính bàn chân...
NGUYỄN LẠC ĐẠO
Tiễn nhau
tiễn em về cõi bình thường
tàu cong qua mấy cung đường đục trong
ga nằm chờ đợi hư không
có ai đuổi bóng chờ mong phố người.
NHẤT MẠT HƯƠNG
Ngõ nhà mẹ
Ngõ nhà mẹ
cúc tần giăng kín
Xanh chiều tháng chạp
Khói vồng lá hun nghi ngút như mây
Hoa cúc vàng thả nắng xuống vạt ao
Giật mình con cá rô quẫy nước.
Gió thổi mùi hương thơ ấu
Rải quanh mấy gốc bưởi già
Những con rơm nếp xếp hàng
Thành chỗ chơi cho lũ gà con liếp nhiếp.
Bóng mẹ vào ra
thấp thoáng
ngóng đợi
đàn con.
Bụi đất lầm lên
lật tung thương nhớ.
Ngõ nhà mẹ
Một ngày
đặt bàn chân lỡ cỡ
vương sợi tơ hồng
lòng bỗng sang ngang.
(TCSH433/03-2025)
L.T.S: Lý Hoài Xuân: Tên thật là Nguyễn Quốc Duẩn, sinh ngày 26-12-1954 tại Lệ Ninh, Quảng Bình. Tốt nghiệp đại học Luật. In thơ từ năm 1973. Là một chiến sĩ quân đội có mặt trong chiến trường Trị Thiên trong những năm ác liệt nhất. Có nhiều bài thơ và truyện ngắn in trên các báo, tạp chí Văn nghệ, Văn nghệ quân đội , Quân đội nhân dân, Đại đoàn kết, Độc lập, Đất Quảng… và sách của NXB Thuận Hóa , Công an nhân dân.
Thêm một biệt thơ hòa vào xu trào cách tân của Thơ Việt; Phan Quỳnh Dao với bút năng khỏe, cách lập ngôn ngoài khuôn cũ, thơ dòng nào cũng đầy ắp nỗi niềm trong tầng tầng suy tư... Chị vừa xuất bản tập thơ “Khuyết” cuối năm 2010 vừa rồi. Xin trân trọng giới thiệu.Đàn An Nguyên (gt)
Nguyễn Văn Dinh sinh ngày 5-3-1932 tại Quảng Trạch, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Có thơ in từ năm 1952. Các tập thơ đã xuất bản: “Hát về ngọn lửa” (in chung), “Cánh buồn quê hương” (in chung), “Hoa trăm miền” (in chung). Giải thưởng về đề tài chống Pháp 1953 của Bộ tư lệnh quân khu 4. Giải thưởng cuộc thi về đề tài lâm nghiệp của Bộ Lâm nghiệp 1969-1971. Giải thưởng văn học Bình Trị Thiên 7 năm 1976-1982.
ĐINH CƯỜNGMười năm rồi Sơn ơi
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
Xuân Hoàng - Nguyễn Xuân Thâm - Phạm Ngọc Cảnh - Mai Nguyên - Thế Dũng - Hải Vân - Hà Đức Hạnh
PHAN DUY NHÂNThơ xuân đọc với nam hà
Lê Huỳnh Lâm - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Trần Ninh Hồ - Phùng Tấn Đông - Trần Hữu Lục - Phạm Trường Thi - Nguyễn Man Kim - Tôn Nữ Thu Thủy - Trương Đăng Dung - Lê Huy Quang - Đoàn Mạnh Phương - Châu Thu Hà - Lê Ngã Lễ - Lâm Anh - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Khắc Thạch - Lê Tấn Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm - Thanh Thảo - Hoàng Vũ Thuật - Trần Quang Đoàn - Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Hải Kỳ - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Đức - Đỗ Văn Khoái - Quốc Minh - Ngô Xuân Hội
Mai Linh - Nguyễn Quang Lập - Tâm Hành - Mai Nam Thắng - Nguyễn Loan
Nguyễn Khoa Điềm - Tôn Nữ Hỷ Khương - Tiến Thảo - Hồ Đắc Thiếu Anh - Ngàn Thương - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Văn Quang - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Bảo Cường - Công Nam - Trần Hoàng Vũ Nguyên - Nguyễn Dũng - Kiều Trung Phương - Phan Như - Nguyễn Sông Bồ - Nguyễn Tuất - Mai Nam Thắng
Lam Hạnh - Tôn Phong - Nguyễn Quang Hà - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Thiền Nghi - Từ Nguyễn - Nguyễn Hoa - Từ Hoài Tấn - Nguyễn Thị Anh Đào - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Huỳnh Thúy Kiều - Mai Văn Phấn - Kim Chuông - Tuệ Lam - Hồng Vinh - Nguyễn Minh Khiêm - Võ Mạnh Lập - Nguyễn Nguyên An - Cao Quảng Văn
Trần Xuân An - Nguyễn Đức Phú Thọ - Vũ Kim Liên - Đức Sơn
VĂN LỢIĐồng Hới trong anh
PHÙNG TẤN ĐÔNG Nghe đàn tranh ở Huế
TRẦN THỊ HUYỀN TRANGẢo ảnh
THANH THẢOHà Nội- nhìn về phía tôi
NGỌC TUYẾTSói
Nguyễn Hoa - Nguyễn Trọng Tạo - Hải Bằng - Minh Báo - Vũ Quần Phương - Lý Hoài Xuân
NGUYỄN KHẮC PHỤC Viết cho năm MÙA THU hai mươi tuổi Và câu chuyện tình dang dở lại bắt đầu