Tạp chí văn nghệ các tỉnh miền Trung - những điểm sáng của tính độc đáo văn hoá

14:49 20/08/2008
PHẠM TIẾN DUẬT1.Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, khi nghiên cứu về dân tộc học, có luận điểm cho rằng, trong quá trình định cư dần dà từ Bắc vào Nam, các cộng đồng, một cách tự nhiên, hình thành từng vùng thổ âm khác nhau.

Giọng Nghệ Tĩnh không giống với giọng Thanh Hoá, giọng Quảng Bình không giống với giọng Thừa Thiên. Việc chuyển dịch cư dân từ Bắc vào chủ yếu diễn ra với người Kinh. Mỗi địa phương từ xưa đã sẵn có cư dân của các dân tộc thiểu số với những bản sắc riêng. Và sự hoà trộn văn hoá ở mỗi vùng đất cũng diễn ra theo những chu trình không hoàn toàn giống nhau. Chính bởi vậy, các tỉnh Miền Trung không chỉ là những đơn vị hành chính Nhà nước mà còn là những khu vực văn hoá, đến mức, các độc giới hành chính có biến dịch thì các khu vực văn hoá ấy vẫn tồn tại một cách vững bền. Có thể coi đây là đặc điểm thứ nhất về văn hoá các tỉnh Miền Trung.
Đặc điểm thứ hai về lịch sử văn hoá Miền Trung cũng gắn liền với địa lý và lịch sử. Đây là con đường nối Bắc và và hầu hết các biến động lớn, các cuộc chiến tranh lớn đều thổi qua Miền Trung. Miền Trung là sự kết dính bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt , đặc biệt là thông qua chiến tranh. Dãy Trường Sơn chạy dọc phía tây các tỉnh Miền Trung là một ví dụ lớn.
Đặc điểm thứ ba về văn hoá Miền Trung gắn liền với vị trí địa lý kinh tế. Hình khe, thế núi thất thường quá, thời tiết khắc nghiệt quá. Cái nghèo, cái khổ của bất kỳ nơi nào trên hành tinh đều là các mảnh đất sinh thành các triết nhân và các thi sĩ.
Chúng ta nói tới việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nói đến cả các giải pháp cụ thể, trên những địa bàn cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thể. Bởi vậy, khi nghĩ đến văn nghệ của mỗi tỉnh Miền Trung, chúng tôi thấy dâng lên trong lòng mình niềm tự hào và nhận ra rằng, ở mỗi quần cư ở mỗi vùng, còn tồn chứa biết bao kho báu với tính độc đáo văn hoá mà không thể lấy gì thay thế được.
2.
Tạp chí văn nghệ của mỗi một tỉnh là cơ quan văn hoá và ngôn luận hàng đầu về văn nghệ của địa phương. Tạp chí là nơi chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về văn hoá văn nghệ tới các đồng nghiệp và bạn đọc. Đó là nơi công bố tác phẩm nhanh nhất cho mỗi tác giả công tác tại địa phương, đặc biệt là các tác phẩm phản ảnh đời sống của chính địa phương. Đó là nơi thử tài của các cây bút mới. Đó là cơ quan ngôn luận hàng đầu công bố các công trình nghiên cứu về văn hoá học, nghệ thuật học, văn học và đặc biệt là các nghiên cứu văn nghệ địa phương mang tính “đặc sản”. Tạp chí văn nghệ các tỉnh còn là nơi đào tạo, bồi dưỡng và tập hợp lực lượng, thường xuyên bổ sung vào đội ngũ của địa phương và văn nghệ cả nước những nhân tài mới.
Chính vì những lẽ trên đây mà tạp chí văn nghệ các tỉnh Miền Trung nói riêng và tạp chí văn nghệ các địa phương trên cả nước nói chung là những cơ quan văn hoá và ngôn luận mà không có gì thay thế được.
Trên nhận thức ấy, với tư cách là một đồng nghiệp, chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh và chào mừng cuộc gặp gỡ bàn bạc lần này giữa 6 tạp chí Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Có lẽ chính các nhà lãnh đạo của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và chính các đồng chí đã nhận ra rằng, bên cạnh những điểm riêng biệt, các đồng chí có vô số điểm giống nhau, cái thuận giống nhau và đặc biệt là các khó khăn phải tháo gỡ cũng nhiều điểm giống nhau. Bên cạnh đó, việc liên kết về sáng tác, trao đổi người viết, trao đổi bản thảo, liên kết tuyên truyền văn nghệ, liên kết phát hành, liên kết quảng cáo và nhiều việc khác, hoàn toàn có thể bàn bạc và đi đến khả thi.
3.
Như đã có nhận xét rằng, đất Bắc là đất của tiểu thuyết, Miền Trung là của thơ ca và Nam Bộ là đất của báo chí. Đến nay cũng vậy, sáng tác thơ là mặt mạnh nhất của các tạp chí văn nghệ Miền Trung. (Cũng xin được nói rằng, chúng tôi được đọc đều đặn tạp chí của các đồng chí trừ tạp chí Xứ Thanh của Thanh Hoá, chúng tôi không có để đọc). Mặt mạnh thứ hai mới đến văn xuôi. Cũng như tờ Tuần báo Văn nghệ mà thực chất là tuần báo văn học; tờ tạp chí Văn nghệ quân đội nội dung chính cũng là văn học. Tỉ lệ văn học trên các tờ tạp chí Miền Trung hiện nay chiếm gần hết số trang. Điều này đã hợp lý hay chưa, chúng ta cũng cần tiếp tục suy ngẫm. Điều đáng nói nhất là việc đầu tư cho khảo cứu nghệ thuật, sưu tầm, phân loại, phê bình nghệ thuật của ta còn quá yếu kém. Ơ các hội chuyên ngành ở Trung ương việc này còn yếu kém, huống hồ ở các tỉnh Miền Trung còn biết bao khó khăn. Gặp những bài viết như các bài về hát Phường Vải Nam Đàn trên tạp chí Sông Lam, hay bài nghiên cứu Đám rước linh hồn của người Bru – Vân Kiều trên tờ Nhật Lệ, một bài viết sâu về triển lãm tượng trên Sông Hương, chúng tôi và có lẽ các bạn đọc khác của cả nước rất chăm chú đọc và tham khảo được nhiều. Chúng tôi muốn có được thông tin nhiều hơn về văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số của mỗi tỉnh. Tôi nghĩ rằng đây là một kho tàng lớn chưa khai thác được nhiều. Chúng tôi cũng muốn biết chân dung các nghệ sĩ nhân dân (nếu có), nghệ sĩ ưu tú, các nghệ nhân, nghệ sĩ của mỗi địa phương, các tiết mục và hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật. Nếu mở rộng sang phía nghệ thuật, các đồng chí sẽ đề xuất được nhiều vấn đề hơn, số cộng tác viên và bạn đọc cũng đa dạng hơn. Không được đều kỳ lắm, nhưng trên cả 5 tờ mà tôi theo dõi, thấy các anh các chị có làm các trang văn học cho các em, các trang văn học cho nhà trường. Đây là điều quan trọng có tầm chiến lược, vì đấy chính là môi trường hôm nay và môi trường tương lai của văn học nghệ thuật. Có lẽ không chỉ là thơ, học sinh vẽ thế nào, học sinh học hát thế nào, khuôn thẩm mỹ của các em, các cháu ra sao, các tạp chí văn nghệ cũng có phần trách nhiệm. “Đưa hệ thống nhà trường vào cuộc” là bài toán đúng trên rất nhiều phương diện.
Bên cạnh việc nâng cao tính chuyên nghiệp của nghề làm báo, nâng cao chất lượng sáng tác và phê bình văn nghệ, ở mỗi tỉnh, chúng tôi nghĩ rằng, tìm cho ra, khảo cứu cho giỏi, tuyên truyền cho rộng tính độc đáo văn hoá của mỗi một vùng đất là thiên chức rất quan trọng của mỗi tờ tạp chí với tư cách là mỗi điểm sáng trên dọc dài đất nước. Xin kính chúc mỗi tờ tạp chí ngày càng giàu về bài, giàu về lực lượng và giàu có về tài chính. Chúc sự hợp tác giữa chúng ta ngày một thêm tốt đẹp.
P.T.D
(nguồn: TCSH số 159 - 05 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGÔ MINH Kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2011)

  • NGUYỄN QUANG HÀ Kỷ niệm 20 năm thành lập đặc khu Côn Đảo (8.1991 - 8.2011) Thế hệ chúng tôi, thời tuổi trẻ, ai mà chẳng thuộc bài hát ca ngợi chị Võ Thị Sáu: “Mùa hoa Lêkima nở, ở quê ta miền Đất Đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau...”.

  • NGÔ VĂN MINH Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Triều Nguyễn sau khi đã mở mang, hợp nhất địa giới hành chính trong toàn lãnh thổ đã có những quy định về việc bảo vệ chủ quyền, tránh các thế lực bên ngoài dòm ngó, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ chủ quyền đường biên giới và đường biển.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG Ghi chép Đến hẹn lại lên cứ đến ngày 27/3 (âm lịch) hàng năm, mảnh đất Mèo Vạc - nơi “phên dậu” của Tổ quốc lại rạo rực không khí đón Lễ hội chợ tình Khâu Vai - phiên chợ tình nổi tiếng có một không hai ở nước ta, thậm chí còn độc đáo và hiếm có trên thế giới, mà từ lâu đã trở thành huyền thoại.

  • NGUYỄN MINH CHÂU Trong đời viết văn của tôi, các tác phẩm chính về truyện ngắn và tiểu thuyết đều viết về vùng đất Bình Trị Thiên.

  • NGUYỄN HOÀNG YẾNChiếc xe khách chạy chậm dần. Âm giọng đặt sệt miền Nam của gã phụ xe chợt vang lên “Đến ngã ba MaDaGui rồi… có ai xuống không” Kiểu nói oang oang của gã kèm với tiếng thắng xe rít nhè nhẹ đánh thức tôi ra khỏi vùng ký ức mơ hồ vừa nồng nàn ấm áp vừa gian khổ chua cay.

  • XUÂN ĐỨCLàng tôi cách thị trấn Hồ Xá không xa, người lớn đi bộ gần một giờ, còn trẻ con thì đủ sức níu lấy gióng mẹ mà chạy lon ton từ nhà lên chợ huyện.

  • KÊ SỬUGiá trị văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, thẩm mỹ được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề trình diễn và các hình thức lưu giữ khác.

  • NGÔ THIÊN THUPhước Yên một thời là thủ phủ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, con thứ sáu của Nguyễn Hoàng. Sau khi lên ngôi chúa ông cải tổ lại mọi công việc và được dân gọi là chúa Sãi. Sau khi Nguyễn Hoàng mất vào năm 1613, theo lời di huấn, ông ra sức củng cố sức mạnh cho mình bằng cách hoàn thiện bộ máy hành chính và quân sự... Năm 1626 ông dời phủ từ Dinh Cát vào đất Phước Yên để lập phủ mới. Mục đích chính cho việc chuyển phủ vào đây là để chuẩn bị thực lực chống quân Trịnh lâu dài.

  • NGUYỄN THAM THIỆN KẾDo xê dịch ngẫu nhiên của số phận, tuổi thơ tôi lớn lên ở mường Cự Thắng, châu Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

  • VI THÙY LINHÔ tô xanh chạy triền đê thở cùng những đợt hôn ngạt thở. Không phải Hollywood mà hơn cả Hollywood, khi mỗi nhịp vô - lăng là một scène cuồng say nơi miền không chạm đất nơi miền không lên trời. Sông Thao đang chảy trong tình yêu của tôi.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Dọc một thời trai trẻ của những năm chín mươi, khi ấy đất nước bắt đầu đổi mới, tôi đi gần như khắp các làng quê xứ Huế từ biển khơi, đầm phá đến thẳm sâu rừng núi đại ngàn.

  • KÊ SỬU1. Đặc điểm đời sống của dân tộc Ta ôi

  • HIỀN QUANGCâu chuyện của tôi về vùng núi ven đường số 9, ngay trên thung lũng Khe Sanh lịch sử này chỉ xoay quanh con cá và cây cà phê trong hướng đi lên của hợp tác xã Tân Độ.

  • NGUYỄN VĂN VINHCuối năm 1953, Pháp thực hiện kế hoạch Na-Va, chúng tổ chức nhiều cuộc càn quét có quy mô đánh sâu vào vùng hậu cứ nước ta. Quân dân ta đánh trả quyết liệt. Pháp thua to, dẫn đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vị trí chiến lược quan trọng vào bậc nhất của giặc Pháp bị tiêu diệt.

  • HÀ LẬP NHÂNLần đầu tiên người Việt phát hiện ra những điều sâu kín nhất trong chính tâm hồn mình. Đó là tích truyện An Dương Vương quay lại chém chết con gái Mỵ Châu yêu quí của Người sau khi kinh đô Cổ Loa thất thủ. Vì vậy cho dù bản thân An Dương Vương không phải là một nhà tư tưởng, nhưng tích truyện về ông thì lại có một tầm tư tưởng thật sâu sắc.

  • NGUYỄN HỮU SƠN1. Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, danh nhân thiền sư Từ Đạo Hạnh (?- 1117) là một trong những hiện tượng văn hóa chứa đựng nhiều điều nghịch lý:

  • PHONG LÊTrên các chuyến tàu xuyên Việt, từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh tôi thường xiết bao bồi hồi khi qua mảnh đất miền Trung quê tôi - xứ nghèo Nghệ Tĩnh, khô khát nắng hạn và gió Lào.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊGọi là “một ngày”, nhưng có nhiều cách tính. Thông thường, đó là quãng thời gian từ sáng đến tối; với các công chức thì chỉ gọn trong “8 giờ vàng ngọc”.

  • TRẦN HOÀI... Chiều nay ra đứng trông về, bên ven bờ Hiền Lương mây lặng lờ trôi... Phải, đến bây giờ, sau hơn 40 năm kể từ ngày nhạc sỹ Hoàng Hiệp ôm cây đàn mãng- đô- lin hát bài hát đầu tay của mình mới sáng tác "Câu hò bên bến Hiền Lương" nổi tiếng, mây vẫn lặng lờ trôi.