Cuộc thi được phát động từ tháng 10/2009 và kết thúc vào tháng 5/2010, đã thu hút đông đảo sinh viên Huế tham gia, với gần 50 truyện ngắn dự thi của hơn 30 tác giả, trong đó 15 tác phẩm vào chung khảo có chất lượng, đã phản ánh sự thành công của cuộc thi. Kết quả cuộc thi cho thấy rằng, dòng mạch ngầm văn học Huế vẫn đang chảy thao thiết, và đang chờ được khơi mạch. Những truyện ngắn được giải lần này cho thấy một vóc dáng mới của các cây bút trẻ Huế hiện nay: phản ánh cuộc sống đương đại từ nhiều góc cạnh bằng bút pháp tinh tế, mới mẻ, giàu trí tuệ và đầy chất thơ. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc- Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Sông Hương, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi phát biểu tại Lễ trao giải Đây là kết quả của Chương trình Phát triển Tài năng Trẻ mà Tạp chí Sông Hương bắt đầu triển khai từ cuối năm 2008, khi thật sự đã có một khoảng trống về sự nối tiếp thế hệ các cây bút ở Huế. Tại cuộc Tọa đàm “Văn học trẻ Huế- nhìn lại và phát triển” do Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức, nhiều ý kiến chỉ ra rằng, Huế đang có “một khoảng trống quá lớn về đội ngũ sáng tác trẻ ở Huế. 20 năm văn xuôi Huế không-một-bóng-người, là lỗ hổng quá lớn đối với tiến trình phát triển nền văn học của một vùng đất thiêng. “ Các đồng chí lãnh đạo các ban nghành và các văn nghệ sỹ, sinh viên tại Lễ trao giải Ngay sau cuộc tọa đàm, Tạp chí Sông Hương đã cùng Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế thành lập CLB Văn học Trẻ, thu hút trên 100 thành viên và đã vận động tài chính từ những người yêu Huế phương xa để in tập Viết trẻ Huế vào đầu năm 2009. Cũng từ giữa năm 2009, Tạp chí đã phát động cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế. Mục đích của cuộc thi mà Ban tổ chức hướng đến là để nhận chân diện mạo văn học trẻ Huế, phát hiện ra các nhân tố mới để từ đó đào tạo những cây viết trẻ cho nền văn học tỉnh nhà. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc trao giải nhất Cuộc thi Tại buổi Lễ, Ban tổ chức Cuộc thi đã trao giải kèm giấy chứng nhận và tiền thưởng cho các tác giả và tác phẩm, gồm: 1 giải nhất và 3 triệu đồng cho tác phẩm Yêu xa xa một phút của Nguyễn Lê Vân Khánh (trường Đại học Khoa học Huế); 2 giải nhì và tiền thưởng 1,5 triệu đồng/ giải cho tác phẩm Giọt úa đại ngàn của Lê Vũ Trường Giang (trường Đại học Khoa học Huế) và Hành trình của Vũ Hoài Nguyễn (trường Đại học Sư phạm Huế); 1 giải ba và tiền thưởng 1 triệu đồng cho tác phẩm Tiếng khóc ở phía hoàng hôn của Lê Minh Phong (trường Đại học Sư phạm Huế). Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh- Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Ông Trần Công Quốc- Giám đốc Công ty Cổ phần In Thuận Phát (Huế) Nhân dịp này, Tạp chí Sông Hương được Công ty Truyền thông Hà Thế (Hà Nội) tài trợ in tập sách xinh xắn với tựa đề “Yêu xa xa một phút” đã kịp ra mắt trong ngày Lễ trao giải. Cuốn sách tập hợp các tác phẩm vào chung khảo, cũng như các truyện ngắn khác của các tác giả đạt giải. Bạn đọc sẽ gặp gỡ những gương mặt trẻ mà chúng ta có thể hy vọng trong tương lai ở cuốn sách này. Bìa tập truyện ngắn Yêu xa xa một phút do Công ty Truyền thông Hà Thế phát hành tháng 10 năm 2010
|
Đó là một trong số các các kết luận được ban tổ chức Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 vui mừng chia sẻ, trong cuộc họp báo tổng kết chiều 13/06, do UBND tỉnh tổ chức. Ước tính, 6 ngày đêm lễ hội đã thu hút trên 100.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tối 12/06, chương trình nghệ thuật đặc sắc tại sân khấu điện Kiến Trung, Đại Nội đã khép lại Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế 2024. Đọng lại trong giây phút giã bạn là rất nhiều luyến lưu. Nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, ban tổ chức và người dân Thừa Thiên Huế đã để lại rất nhiều ấn tượng với du khách bốn phương cùng một mùa Festival thành công.
Sáng ngày 10/6/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi giới thiệu sách và trao tặng quà cho học sinh mồ côi của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh – Phó giám đốc Trung tâm UNESCO văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trước khi sự kiện bắt đầu diễn ra, tại cổng Ngọ Môn, khán giả đã xếp hàng nối hàng khá dài ở cửa soát vé, cùng nhau tiến vào phía bên trong Đại Nội, đến gần điện Kiến Trung. Tâm trạng của hàng người ấy háo hức như đang hình dung sẽ được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc đặc sắc, thứ âm nhạc đã đi vào lòng người nhiều thế hệ của Trịnh Công Sơn.
Tối 9/6, 20 chiếc thuyền rồng thả hoa đăng trên sông Hương, như nối kết truyền thống và hiện đại trong niềm tin tâm linh. Lễ hội với ý nghĩa “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” và “hộ quốc an dân” thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa Phật giáo và đời sống con người.
Theo dòng sự kiện Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tể Huế 2024, lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” đã khai mạc và bắt đầu quảng diễn vào chiều 08/6; từ 16h00 - 18h00 tại các trục đường chính của Thành phố Huế.
“Dạo chơi vườn Huế” là cuộc triển lãm mỹ thuật tiếp theo trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, diễn ra trong một khu vườn - không gian xanh mát đầy sắc màu.
Trong đêm khai mạc tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 tối 7/6. Điện Kiến Trung, Đại Nội trở thành một không gian ánh sáng với rất nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mãn nhãn, hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Mùa lễ hội đã chính thức bắt đầu.
Trong chuỗi sự kiện chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cũng đã hoan hỉ khai mạc triển lãm Văn hóa Phật giáo vào sáng ngày 07/06/2024, tại 15A Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 06/06/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị - 17 Lê Lợi Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật “Nét đẹp Phú Lộc qua nghệ thuật Ký họa”. Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển”.
Thừa Thiên Huế tiếp tục có những nỗ lực bền bỉ trong tiến trình xanh hóa đô thị, cải tạo cảnh quan môi trường, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong dịp này, nhiều hoạt động sôi nổi đã được tổ chức, nhân dịp hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường và đồng hành cùng Festival sắp khai mạc.
Di sản văn hóa cung đình được xem là hạt nhân, có ý nghĩa kết nối văn hóa Huế, trong một hệ thống đa dạng, đặc sắc, có giá trị quốc gia và mang tầm quốc tế. Mỗi dịp Festival, hệ thống di sản trở thành trung tâm trong nỗ lực bảo tồn, phát huy và sáng tạo.
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).