Cuộc thi được phát động từ tháng 10/2009 và kết thúc vào tháng 5/2010, đã thu hút đông đảo sinh viên Huế tham gia, với gần 50 truyện ngắn dự thi của hơn 30 tác giả, trong đó 15 tác phẩm vào chung khảo có chất lượng, đã phản ánh sự thành công của cuộc thi. Kết quả cuộc thi cho thấy rằng, dòng mạch ngầm văn học Huế vẫn đang chảy thao thiết, và đang chờ được khơi mạch. Những truyện ngắn được giải lần này cho thấy một vóc dáng mới của các cây bút trẻ Huế hiện nay: phản ánh cuộc sống đương đại từ nhiều góc cạnh bằng bút pháp tinh tế, mới mẻ, giàu trí tuệ và đầy chất thơ. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc- Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Sông Hương, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi phát biểu tại Lễ trao giải Đây là kết quả của Chương trình Phát triển Tài năng Trẻ mà Tạp chí Sông Hương bắt đầu triển khai từ cuối năm 2008, khi thật sự đã có một khoảng trống về sự nối tiếp thế hệ các cây bút ở Huế. Tại cuộc Tọa đàm “Văn học trẻ Huế- nhìn lại và phát triển” do Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức, nhiều ý kiến chỉ ra rằng, Huế đang có “một khoảng trống quá lớn về đội ngũ sáng tác trẻ ở Huế. 20 năm văn xuôi Huế không-một-bóng-người, là lỗ hổng quá lớn đối với tiến trình phát triển nền văn học của một vùng đất thiêng. “ Các đồng chí lãnh đạo các ban nghành và các văn nghệ sỹ, sinh viên tại Lễ trao giải Ngay sau cuộc tọa đàm, Tạp chí Sông Hương đã cùng Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế thành lập CLB Văn học Trẻ, thu hút trên 100 thành viên và đã vận động tài chính từ những người yêu Huế phương xa để in tập Viết trẻ Huế vào đầu năm 2009. Cũng từ giữa năm 2009, Tạp chí đã phát động cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế. Mục đích của cuộc thi mà Ban tổ chức hướng đến là để nhận chân diện mạo văn học trẻ Huế, phát hiện ra các nhân tố mới để từ đó đào tạo những cây viết trẻ cho nền văn học tỉnh nhà. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc trao giải nhất Cuộc thi Tại buổi Lễ, Ban tổ chức Cuộc thi đã trao giải kèm giấy chứng nhận và tiền thưởng cho các tác giả và tác phẩm, gồm: 1 giải nhất và 3 triệu đồng cho tác phẩm Yêu xa xa một phút của Nguyễn Lê Vân Khánh (trường Đại học Khoa học Huế); 2 giải nhì và tiền thưởng 1,5 triệu đồng/ giải cho tác phẩm Giọt úa đại ngàn của Lê Vũ Trường Giang (trường Đại học Khoa học Huế) và Hành trình của Vũ Hoài Nguyễn (trường Đại học Sư phạm Huế); 1 giải ba và tiền thưởng 1 triệu đồng cho tác phẩm Tiếng khóc ở phía hoàng hôn của Lê Minh Phong (trường Đại học Sư phạm Huế). Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh- Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Ông Trần Công Quốc- Giám đốc Công ty Cổ phần In Thuận Phát (Huế) Nhân dịp này, Tạp chí Sông Hương được Công ty Truyền thông Hà Thế (Hà Nội) tài trợ in tập sách xinh xắn với tựa đề “Yêu xa xa một phút” đã kịp ra mắt trong ngày Lễ trao giải. Cuốn sách tập hợp các tác phẩm vào chung khảo, cũng như các truyện ngắn khác của các tác giả đạt giải. Bạn đọc sẽ gặp gỡ những gương mặt trẻ mà chúng ta có thể hy vọng trong tương lai ở cuốn sách này. Bìa tập truyện ngắn Yêu xa xa một phút do Công ty Truyền thông Hà Thế phát hành tháng 10 năm 2010
|
Sáng ngày 07/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản.
Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.
Nhằm hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), sáng 03/3 tại bãi biển Hải Dương, xã Hải Dương, thành phố Huế, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024.
Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại phiên họp UBND thường kỳ tháng 02/2024 vào chiều ngày 29/2. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.
Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn – TP Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Tối ngày 24/2 ( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Ngày hội Thơ Huế với chủ đề " Hương sắc mùa xuân".
Tối 23/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Thơ Nguyên Tiêu xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước".
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.