(SH) - Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có sự quan tâm đúng mức đối với công tác truyền thông trước, trong và sau sự kiện, để Festival Huế lần thứ 8 - năm 2014 tạo sức lan toả rộng rãi, thu hút mạnh mẽ du khách đến với Huế, góp phần là động lực thúc đẩu phát triển kinh tế-xã hội.
Năm 2013, được xác định là năm cơ bản hoàn thành mọi mặt chuẩn bị Festival Huế lần thứ 8 - năm 2014. Theo Kế hoạch, Festival Huế lần thứ 8 - năm 2014 với chủ đề “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 12 - 20/4/2014 với nhiều chương trình nghệ thuật và lễ hội có chất lượng tốt, quy mô lớn, độc đáo, hoành tráng.
Nhiệm vụ trong tâm mà Trung tâm Festival Huế triển khai thực hiện trong năm là: phối hợp với thành phố Huế để tổ chức có kết quả và chất lượng Festival nghề truyền thống lần thứ 5 - năm 2013; tham mưu xây dựng kế hoạch định hướng và công tác tổ chức, công tác tuyên truyền quảng bá cho Festival Huế 2014; triển khai làm việc với các đối tác nước ngoài, các Đại sứ quán ngay từ quý I/2013 để xác định nội dung tham gia; tìm kiếm các đoàn nghệ thuật quốc tế và trong nước có chất lượng, uy tín mời tham gia Festival Huế 2014, phấn đấu duy trì sự có mặt của các quốc gia ở 5 Châu lục; triển khai các nhiệm vụ xúc tiến, kêu gọi tài trợ...
Festival Huế lần thứ 8 - năm 2014, ngoài hai chương trình Khai mạc (12/4) và Bế mạc (20/4) sẽ diễn ra các hoạt động như: Lễ hội Cung đình, Lễ hội dân gian; Lễ tế Xã Tắc, Lễ tế Giao; Đêm Hoàng cung; Lễ hội Áo dài; Quảng diễn đường phố; các chương trình “Đêm Phương đông”, “Âm sắc Việt”, “Âm nhạc Trịnh Công Sơn”; Nhã nhạc, múa hát Cung đình, Ca huế, Dân ca Thừa Thiên - Huế, các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ, trang phục truyền thống các dân tộc ở Thừa Thiên - Huế; các hoạt động Trưng bày triển lãm, Hội thảo, Hội chợ thương mại quốc tế, trao đổi hợp tác xúc tiến du lịch…
Đặc biệt, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đang dự kiến tổ chức một số chương trình lễ hội, chương trình sân khấu hoá khác với phương thức xã hội hoá. Theo ông Ngô Hoà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện nay đang lựa chọn một trong hai chương trình đã đăng ký là: Chương trình nghệ thuật tôn vinh di sản “Cửu đỉnh trời Nam” và Chương trình sân khấu hoá tôn vinh di sản văn hoá dân gian Huế “Đồng vọng Hương Giang”.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có sự quan tâm đúng mức đối với công tác truyền thông trước, trong và sau sự kiện, để Festival Huế lần thứ 8 - năm 2014 tạo sức lan toả rộng rãi, thu hút mạnh mẽ du khách đến với Huế, góp phần là động lực thúc đẩu phát triển kinh tế-xã hội.
Festival là sự kiện có ý nghĩa văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của vùng đất di sản Thừa Thiên - Huế, do vậy đòi hỏi Trung tâm Festival Huế phải là 1 đơn vị đủ mạnh, có cơ cấu tổ chức bộ máy hoàn thiện, cán bộ viên chức phải có năng lực chuyên môn nghề nghiệp cao, có trình độ tổng hợp tốt và có bản lĩnh chính trị, có tâm huyết với nghề nghiệp… để tham mưu và tổ chức Festival Huế thật sự thành công, khẳng định vị thế và thương hiệu của Festival Huế.
Theo Thảo Phương (Thethaovietnam.vn)
Nằm trong chương trình Phát triển không gian văn hóa, chiều ngày 20 tháng 9, tại nhà sách Phú Xuân, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Công ty văn hóa Phương Nam tổ chức giới thiệu ấn phẩm An lạc mùa chay – món chay dâng mẹ và Lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó của tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh.
Trong khuôn khổ chương trình Phát triển Không gian Văn hóa, vào lúc 8h 30 phút, ngày 29 tháng 8 năm 2014 tại Salon VĂN HÓA CÀ PHÊ THỨ BẢY, lầu 1, Trung Nguyên Coffee, 19 Phạm Ngọc Thạch, Q3 Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương sẽ tổ chức giới thiệu tập sách “Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo.”
Trong khuôn khổ chương trình Phát triển Không gian Văn hóa, sáng ngày 15/ 8, Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tập sách “Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo.”
Huế là nơi địa linh nhân kiệt nên văn hóa đọc đã có một bề dày lịch sử trên mảnh đất này.
Chiều ngày 22/11/2013, tại số nhà 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ (Tp Huế), Tạp chí Sông Hương và Gác Trịnh đã tổ chức Khai mạc triển lãm tranh của họa sỹ Đinh Cường và họa sỹ Phan Ngọc Minh. Đến dự có đông đảo các họa sỹ, các nhà phê bình mỹ thuật, những người yêu mến nghệ thuật và các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn.
Chiều ngày 25/10 tại Cà Phê sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Tp Huế, Hội nhà văn tỉnh Thừa thiên Huế, Công ty văn hóa Phương Nam và Trung tâm văn hóa New Space Arts Foudation đã tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu tác giả Phan Tuấn Anh - Gương mặt phê bình trẻ, và thơ. Tới dự có đông đảo bạn đọc, các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu phê bình văn học, các giảng viên và sinh viên đại học Huế cùng phóng viên báo chí trong tỉnh.
Chiều ngày 27 – 09 – 2013, tại trụ sở của Tạp chí Sông Hương, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tác phẩm “Ngủ giữa trùng sơn” của nhà văn Lê Vũ Trường Giang. Đến dự có đông đảo các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình lý luận, đông đảo bạn đọc cùng phóng viên báo chí.
Ngày 14-8 (tức mùng 8 tháng 7 âm lịch), lễ hội điện Hòn Chén đã khai mạc tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trong giờ phút hay tin người bạn của mình hấp hối, nhà văn Tô Nhuận Vỹ đã nhớ về người bạn của mình và viết bài viết này ngay trong đêm. Khi chữ cuối cùng của bài viết được viết xong, cũng là lúc nhà văn hay tin: ông Ngô Kha sắp trút hơi thở cuối cùng... SH xin giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.
Tạp chí Sông Hương vô cùng thương tiếc báo tin:
Nhà sử học Ngô Kha vừa mới qua đời vào lúc 0 giờ 05 phút sáng ngày 08 tháng 8 năm 2013 (nhằm ngày 02 tháng 7 năm Quý Tỵ), ở tuổi 80 sau một cơn đau nặng.
(SH) - Chiều ngày 17/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nhóm dự án Bảo tồn, Trùng tu và đào tạo Đức (GCREP) đã tổ chức lễ hoàn công “Dự án bảo tồn, phục hồi trang trí nội thất công trình Tả Vu - Đại Nội Huế” và trao chứng chỉ đào tạo bảo tồn cho các thành viên tham gia dự án.
(SH) - Sáng nay (17/7), HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VI (nhiệm kỳ 2011-2016).
(SH) - Hơn 30 năm xa cách, chiều nay qua một cuộc điện thoại, tôi nôn nao, mừng vui được gặp lại người bạn của một thời lang thang qua những con đường thân quen trên phố Huế. Một thời sinh viên văn khoa đầy ắp kỷ niệm tràn về trong nỗi nhớ của Trọng của tôi.
(SH) - Thời gian vừa qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa thông tin về việc Tạp chí Sông Hương Số Đặc Biệt tháng 6/2013 bị thu hồi vì đã in bản đồ Việt Nam mà không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những thông tin chưa sát với bản chất sự việc, Tạp chí Sông Hương nói rõ như sau:
(SH) - Do lịch sử để lại, hiện trên Thượng thành của Đại nội Huế và các eo bầu thuộc khu vực 1 (khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt) có tới hơn 2.800 hộ dân đang sinh sống; nếu tính trung bình cứ bốn người/hộ thì có tới hơn 1 vạn người đang sống tại khu di tích này.
(SH) - Ngày 10/7, tại Triện Miếu - Đại Nội Huế đã diễn ra lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên có công tích to lớn đối với hành trình khai phá vùng đất Thuận Hóa-Huế và cả miền Nam Việt Nam, tạo điền đề cho việc hình thành vương triều Nguyễn và kinh đô Huế sau này.
(SH) - Festival nghề truyền thống Huế ngày càng thu hút được du khách đến với Huế - Đó là một trong những nội dung được khẳng định tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 5 năm 2013.
(SH) - Từ khi hồ sơ khoa học “bài bản Nhã nhạc Cung Ai” – một bài bản đang bị mai một sau khi cố nghệ nhân Trần Kích về với cát bụi được thực hiện, chúng tôi tìm gặp nghệ nhân Trần Thảo (con trai của cố nghệ nhân Nhã nhạc Trần Kích) thì được biết, bài bản Nhã nhạc Cung Ai hiện vẫn còn được lưu giữ bởi nghệ nhân Trương Khiếm, ông là người nắm bắt khá vững vàng cách thức trình diễn bài bản này.
(SH) - Rất nhiều du khách đến cố đô Huế đã lè lưỡi, lắc đầu với dịch vụ “chặt chém” quanh các khu di tích.