Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Chương trình “Sáng mãi những tấm gương anh hùng” được đưa vào Giờ học lịch sử online - Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Ứng dụng công nghệ, tạo sản phẩm giáo dục mới
Trong bối cảnh giãn cách xã hội do Covid-19, phần lớn hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường được chuyển sang hình thức trực tuyến. Các chương trình giáo dục truyền thống, lịch sử cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, vốn là thương hiệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng thay đổi cách thức triển khai để thích ứng.
Theo Ths Phạm Thị Mai Thủy, Trưởng phòng Giáo dục, công chúng, từ năm 2019, để bảo đảm phục vụ rộng rãi khách tham quan và đáp ứng nhu cầu học lịch sử của học sinh, bên cạnh duy trì tổ chức các chương trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm trực tiếp, Bảo tàng đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình Giờ học lịch sử online, nhằm tích hợp các hoạt động thường xuyên với tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Bảo tàng cũng đã chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình giáo dục mới, chú trọng đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức nhằm tạo ra những sản phẩm giáo dục hấp dẫn.
Đầu năm 2020, khi Covid-19 bùng phát, để bảo đảm chương trình giáo dục được duy trì cũng như phòng, chống lây lan dịch bệnh, Bảo tàng đã từng bước chuyển hướng hoạt động giáo dục từ trực tiếp đến bảo tàng sang học online thông qua ứng dụng Zoom. Giờ học lịch sử online được bắt đầu triển khai từ tháng 7.2020, với 2 nhóm học thử nghiệm cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
Dựa trên các nội dung trưng bày, sưu tập hiện vật, cán bộ giáo dục Bảo tàng đã nghiên cứu, xây dựng nội dung chương trình phù hợp với từng nhóm học sinh. Đối với học sinh chưa học lịch sử ở nhà trường, chương trình tập trung giới thiệu các nhân vật, sự kiện lịch sử; với học sinh đã học lịch sử, chương trình được thiết kế gắn kết với nội dung trong sách giáo khoa. Với hình thức này, cho dù ở đâu, các em chỉ cần được trang bị máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet và được cán bộ bảo tàng cấp mã vào Zoom là có thể tham gia lớp học.
Thiết kế bài học sinh động, phù hợp lứa tuổi
Năm 2021 có nhiều ngày kỷ niệm lớn: 90 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2021); 80 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15.5.1941 - 15.5.2021); 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5.6.1911 - 5.6.2021)... Đó là lý do và ý tưởng ban đầu để cán bộ Bảo tàng nghiên cứu, xây dựng chương trình giáo dục mới mang tên “Sáng mãi những tấm gương anh hùng” dành cho đối tượng công chúng là học sinh khối tiểu học. Ths Phạm Thị Mai Thủy cho biết, chương trình gồm 5 buổi học gắn với 5 chủ đề tìm hiểu về những tấm gương anh hùng ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bá Ngọc... Đó là những anh hùng tuổi nhỏ vô cùng mưu trí, dũng cảm, đã hy sinh và cống hiến cả tuổi xuân cho mùa xuân đất nước.
Sức hấp dẫn của chương trình này không chỉ ở nội dung gắn liền với các nhân vật lịch sử các em nhỏ từng được biết, được nghe, được học ở trường, mà còn cách truyền tải cô đọng, súc tích và giao diện bài giảng được thiết kế sinh động thông qua bốn phần chính: Nhân vật lịch sử, Câu chuyện lịch sử, Hiện vật lịch sử và Di tích lịch sử... giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ. Đặc biệt, phần cuối chương trình là trò chơi trải nghiệm với các câu hỏi đua tài trí tuệ gắn liền với chủ đề buổi học được xây dựng phù hợp với các lứa tuổi.
Theo thống kê của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, từ tháng 7.2020 - 30.8.2021, Bảo tàng đã tổ chức được 275 buổi học với 5.360 lượt học sinh tham gia, gồm các đối tượng học sinh lớp 2, 3, 4, 5, 6 ở Hà Nội và các tỉnh/ thành phố: TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cà Mau, Sơn La, Nghệ An... trong đó, một số em là người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
Đánh giá về Giờ học lịch sử online, cô Tô Thanh Thủy, giáo viên Trường Tiểu học Thái Thịnh (Hà Nội) cho biết: “Nội dung giờ học được thiết kế công phu, hình ảnh đẹp, tạo hứng thú cho học sinh. Kiến thức chọn lọc, phù hợp với lứa tuổi nên các em hào hứng học tập và ghi nhớ một cách nhẹ nhàng, không nặng nề, gò bó. Cán bộ Bảo tàng có khả năng truyền đạt tốt và tâm huyết nên truyền được tình yêu lịch sử cho các con. Vì vậy, học sinh tích cực học tập, nắm chắc nội dung bài học và có ý thức tự tìm hiểu thêm về lịch sử”.
Theo Ngọc Phương - ĐBND
Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.
Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.
LÊ HOÀNG TÙNG
Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.
Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.
Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.
Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.
Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.
Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.
Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.
5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.
Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?
Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.
Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.
NGUYỄN THANH TÙNG
Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.
Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.
Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.
Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…
Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?