Sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho những khu di tích văn hóa ở Iraq và Syria.
Người dân trên đống đổ nát của đền thờ nhà tiên tri Jonah - Ảnh: Reuters
Địa điểm bị san bằng mới nhất chính là lăng mộ của Jonah, người được cả Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo tôn kính gọi là nhà tiên tri. Đền thờ Nabi Younes (Younes là tên gọi tiên tri Jonah của người Hồi giáo), nơi đặt lăng mộ cũng bị phá hủy trong vụ nổ khiến các tín đồ trên thế giới căm phẫn.
Nhà tiên tri và con cá voi
Sách về Jonah đã kể lại sứ mệnh truyền giáo đầy sóng gió của nhà tiên tri, khi Chúa trời yêu cầu ông đến Nineveh để truyền đạo. Tuy nhiên, Jonah giong thuyền theo hướng khác và gặp bão, cuối cùng bị cá voi nuốt vào bụng. Ông ở trong bụng cá vài ngày trước khi thoát khỏi và đến Nineveh như đã định. Đền thờ Younes được cho là nơi chôn cất nhà tiên tri nổi tiếng, mặc dù cho đến nay các học giả về Kinh thánh vẫn tiếp tục tranh luận liệu ngôi mộ ở Mosul có thực sự thuộc về nhà tiên tri này hay không. Theo truyền thống của người Do Thái, ông đã trở lại quê nhà Gath-Hepher sau khi hoàn thành sứ mệnh tại Nineveh. Và thậm chí có một số học giả hiện đại còn cho rằng câu chuyện về Jonah chỉ là truyền thuyết chứ không phải là câu chuyện có thực được lịch sử ghi nhận. Dù vậy, câu chuyện về Jonah luôn được đề cập trong đạo Thiên Chúa và có dấu ấn đặc biệt trong lòng tín đồ, theo bài viết của hai học giả Joel S.Baden thuộc Trường Thần học Yale (Mỹ) và Candida Moss thuộc Đại học Notre Dame (Mỹ) trên CNN. “Trong Kinh thánh, câu chuyện về Jonah là một phần quan trọng. Hành động chui vào bụng cá voi và sau đó hoàn thành vẻ vang sứ mệnh tại Nineveh được xem là sự ám chỉ đến cái chết và sự hồi sinh của Chúa Jesus”, theo các học giả.
Đền thờ được xây trên nền di tích cổ từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên và đã được phục hồi trong thập niên 1990 dưới thời nhà lãnh đạo Saddam Hussein. Trước khi được cải tạo thành đền thờ, nó là một tu viện trong nhiều thế kỷ. Theo AP dẫn lời Tổng giám mục Emil Nona của Giáo hội Công giáo Chaldea tại Mosul, Nabi Younes là đền thờ nổi tiếng nhất của thành phố, thu hút người hành hương từ khắp nơi trên thế giới. “Bọn chúng đã biến ngôi đền thành cát bụi, cùng với những ngôi mộ và đền thờ khác”, theo trang The Huffington Post dẫn lời một nha sĩ ở Mosul là ông Omar Ibrahim. “Tuy nhiên, nơi của nhà tiên tri Younes không giống như những chỗ khác. Đó là biểu tượng của Mosul. Chúng tôi khóc cùng với máu lệ”, ông Ibrahim thổ lộ.
Tàn phá hàng loạt
Lực lượng Hồi giáo cực đoan thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo, tiền thân là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã kiểm soát Mosul từ ngày 10.6. Đến ngày 10.7, trang Iraqi News dẫn lời quan chức địa phương là Zuhair al-Chalabi cho hay đã nắm được chứng cứ cho thấy các tay súng ISIL đã đào mộ phần của nhà tiên tri. Và đến ngày 24.7, phe nổi dậy đặt chất nổ xung quanh đền thờ và đánh sập nó trong tích tắc, đồng thời ghi hình lại toàn bộ quá trình đánh sập và đưa lên mạng.
|
Nhà nước Hồi giáo và các tổ chức theo đuổi tư tưởng Sunni cực đoan đều cho rằng sự tôn sùng mộ phần hoặc đền thờ là hành động báng bổ. Nhiều người còn lên án sự tồn tại của bất kỳ nhà tiên tri nào ngoài Mohammad. Tổ chức đang kiểm soát một phần Iraq và Syria đã công bố sắc lệnh phá hủy các ngôi mộ và đền thờ. Tính đến nay, chỉ tính riêng tại Mosul, họ đã đánh sập ít nhất 20 đền thờ cũng như những nơi thờ phượng của người Hồi giáo Shiite. Trong số những địa điểm tôn giáo bị tàn phá tại Mosul vào tuần trước có cả đền thờ của nhà tiên tri Seth (người Hồi giáo gọi là Sheeth), nhà tiên tri Georges (Jerjis) từ thế kỷ thứ 14 và đền thờ Mashad Yahya Abul Kassem. Cùng với sự lớn mạnh của Nhà nước Hồi giáo, các di tích tôn giáo và văn hóa tại Iraq lẫn Syria đối mặt với nguy cơ biến mất hoàn toàn sau bao thế kỷ tồn tại.
Di tích văn hóa và xung đột Hành động phá hoại các di tích tôn giáo nhân danh một tôn giáo khác trong thế kỷ 21 khởi đầu bằng vụ Taliban ở Afghanistan đã phá hủy tượng Phật cao nhất thế giới tại Bamiyan, với chiều cao 53 m vào năm 2001. Vào năm 2010, những kẻ cực đoan đã đánh bom di tích Hazrat Data Ganj Bakhsh từ thế kỷ 11 tại Lahore, Pakistan. Đến tháng 3.2012, theo sau sự sụp đổ của chính quyền Muammar Gaddafi, các tay súng đã ủi sập hàng loạt ngôi mộ tại đền thờ Abdel Salam al-Asmar từ thế kỷ 15 tại thành phố Zlitan. Đến tháng 8, đền thờ lịch sử Shaab tại trung tâm thủ đô Tripoli bị phá hủy giữa ban ngày. Những di tích văn hóa tại Tunisia, Mali, Ai Cập cũng không thoát khỏi số phận bị hủy diệt khi xung đột nổ ra, theo The Washington Post. H.G |
Nguồn: Thụy Miên - TNO
I. VÔLEVIC
Ở đất nước chúng tôi người ta viết rất nhiều Anne Frank, về cuộc đời ngắn ngủi đầy bi thương của cô. Rất nhiều bài báo và những bài bút ký viết về Anne Frank và tập "Nhật ký" của cô.
VAXIN BƯCỐP
IRINA RISINA thực hiện cuộc trao đổi và ghi lại trên báo Văn Học 14-5-1986.
Trong dịp kỷ niệm 70 năm Cách Mạng Tháng Mười, Nhà hát chính kịch và hài kịch Matxcơva ở Taganca lại đưa lên sân khấu một vở cũ trong kịch mục của mình.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Người bạn gái Nga đầu tiên tôi quen ở Mátxcơva là Anna Platônôpna, một cô gái có bộ tóc đen nhánh xõa lên đôi vai tròn kiểu tóc thề, đôi mày đen vẽ nhánh cong trên gương mặt lúc nào cũng tỏa ra cái chất trong sáng của tâm hồn, nói tiếng Việt thành thạo với giọng mũi thoảng nhẹ thực dễ thương.
LTS: Ông Nguyễn Thạch Giang từ Hà Nội đã gửi cho chúng tôi bài viết này kèm theo một bức thư rất chí tình. Bài viết là một tư liệu quí và thú vị, lại rất phù hợp với số báo kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 10. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết và nội dung bức thư của ông Nguyễn Thạch Giang, thay cho lời tòa soạn.
"Tôi viết văn không nhằm đoạt giải thưởng hay sự công nhận. Tôi cảm thấy vinh dự, nhưng tôi nghĩ rằng phần thưởng này là thành tích chung của các nhà văn châu Phi".
MAI KHẮC ỨNG
Tùy bút
Từ Luân Đôn máy bay của hãng hàng không British Airways đưa chúng tôi sang Boston vào chiều ngày 10 tháng 9 năm 2001. C. David Thomas, Giám đốc trường Mỹ thuật Đông Dương bên Mỹ đón chúng tôi về nhà riêng tại 20 Welster Court Neuton Centre.
Đó là tiêu đề cuộc hội thảo giữa hai đoàn nhà văn Liên Xô và Việt Nam tổ chức tại trụ sở Hội Nhà văn Liên Xô ở Mátxcơva buổi đầu tháng 4-1987.
HIỆU CONSTANT
Reng reng… chuông điện thoại reo vang. “A lô, tôi nghe đây!” “Bọn anh vừa đến Paris rồi, hiện đang đi ăn sáng, khi mô mà kiếm quán ăn sáng ở Paris khó hỉ! Đi hoài mới thấy!”, là giọng của nhà văn Tô Nhuận Vỹ.
NGUYỄN CHIẾN
Không bao giờ Graham Green kể về các tác phẩm của mình trước khi ông đặt dấu chấm hết và đưa chúng tới nhà Xuất bản.
Vicki Convington (sinh ngày 22/10/1952) là một tiểu thuyết gia nổi tiếng của miền Nam Hoa Kỳ (Về dưới mái nhà/ Gathering Home, Chim thiên đường/ Bird of Paradise, Chuyến đêm về nhà/ Night Ride Home, và Nhà trọ cuối cho đàn bà/ The Last Hotel for Women).
DƯƠNG VĂN TƯỜNG
Truyện ký
Rời Vancouver, chúng tôi không dùng máy bay mà rủ nhau xuyên biên giới qua Mỹ bằng chiếc Acura. Nỗi buồn xa Canada vơi đi với người bạn đồng hành.
HIỆU CONSTANT
Cuộc đời và sự nghiệp
François Cheng sinh năm 1929 tại thành phố Nam Xương. Ông là nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu thư pháp, giáo sư đại học tại Pháp.
LTS: Valentin Raxputin là nhà văn lớn Xô Viết năm 1987 vừa tròn 50 tuổi. Các tác phẩm của ông như "Tiền cho Maria", "Hạn chót", "Sống và nhớ lấy", "Vĩnh biệt làng Matiôra", "Cháy nhà"... nổi bật lên niềm băn khoăn lo lắng cho số phận con người.
... Mỗi lần tôi đặt dấu chấm hết cho một tác phẩm, tôi nghĩ đó là tác phẩm hay nhất mình đã viết vì nó tương ứng với tuổi mình và thời điểm đó và tôi cho rằng trong khi đi xuyên qua cuộc đời, tôi bỏ lại sau lưng những cuốn sách của mình....
PHẠM XUÂN PHỤNG
Bút ký
Ngày 14 tháng 02 năm 2012, đoàn du lịch chúng tôi từ khách sạn Ramayana ở thủ đô Vientiane của nước bạn Lào qua cửa khẩu Laosamay chuẩn bị làm thủ tục nhập cảnh Thái Lan.
A. L. BARDACH
Đạo sư hiền hòa Swami Vivekananda, vị tăng sĩ xứ Bengal đã mang phép tu yoga tới Hoa Kỳ, đang thiền định ở London, năm 1896.
Thơ Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Nhạc Walther Giger & Camille Huyền
Tiếng hát Camille Huyền
Ghi ta Walther Giger
LGT: Ursula Wills-Jones lớn lên ở Gloucestershire và sống ở Bristol. Người dân và các địa danh ở vùng Tây - Nam nước Anh là nguồn cảm hứng trong các sáng tác của bà. Bà viết truyện ngắn, kịch và tiểu thuyết. Các tác phẩm của bà được phát trên Radio 4 của BBC và diễn ở Bristol Old Vic. Bà cũng là cộng tác viên của chuyên mục Comment is Free của tờ báo Guardian.
TRẦN HUYỀN SÂM
Ở Pháp, vào mùa thu, người ta gọi là mùa của văn học/ La rentrée littéraire. Đấy là thời điểm mà bạn đọc và báo chí xôn xao về các giải thưởng.