Tản mạn về ngày Gia đình Việt Nam

09:15 30/06/2014

Hẳn có nhiều người luôn thắc mắc rằng - Hạnh phúc là gì mà ai cũng mải mê kiếm tìm? Và giới hạn nào cho sự giàu có của một đời người? Phải chăng, hạnh phúc là phải đi đôi với sự giàu có và ngược lại?

Gia đình – tổ ấm thiêng liêng của mỗi con người

Người xưa nói, dù là vua chúa, quan lại hay anh dân cày, người hạnh phúc nhất phải là người tìm được sự ấm êm trong ngôi nhà của mình. Dù là cung điện nguy nga, biệt thự tráng lệ hoặc chỉ căn nhà ngói tồi tàn, song cần nhất, đó phải là một mái ấm.

Gia đình – hai tiếng thiêng liêng ấy có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm thêm bản sắc văn hóa dân tộc; là nơi duy trì giống nòi, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình.

Với ý nghĩa cao đẹp đó, Ngày gia đình Việt Nam 28-6 ra đời trong 13 năm qua là ngày tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, đồng thời như một sự nhắc nhở mọi thành viên trong gia đình những con người đất Việt hướng về nguồn cội, về người thân, qua đó nuôi dưỡng tình cảm và những giá trị văn hóa cao quý của dân tộc.

Hai chữ “Gia đình” giản đơn mà cao quý là vậy, vậy nhưng  không phải ai muốn cũng đều có và ai có cũng đều biết trân trọng!!!

Đâu đó ở ngoài kia vẫn có không ít trẻ em còn chịu nhiều bất hạnh, sinh ra và lớn lên khi thiếu cha hoặc mẹ, sống lay lắt, côi cút, thậm chí nhiều đứa trẻ còn bị bóc lột sức lao động, bị lạm dụng tình dục… Ngược lại, có không ít người dù có cuộc sống đầy đủ nhưng sa đọa, ngoại tình,mải mê với vui thú riêng mà quên mất trách nhiệm chung với gia đình.
 

Bữa cơm luôn là nơi nuôi dưỡng và kết nối tình cảm gia đình


Một trong những mảng tối của gia đình Việt Nam còn cho thấy, các nạn bạo hành vẫn đang tồn tại hiển nhiên và có chiều hướng loang rộng, làm rạn nứt hạnh phúc gia đình. Hiện nay, khoảng cách giữa ông bà - cha mẹ và con cái đang ngày càng rộng ra, sâu hơn. Những trường hợp mẹ bỏ rơi con khi mới sinh, con giết cha, ruồng rẫy mẹ, vợ chồng sống trong “chiến tranh lạnh”, ruột rà máu mủ sẵn sàng ví như “nước lã, người dưng” khi đụng chạm đến chuyện chia chác, thừa kế đất đai, gia sản… có thể nói, không hiếm thấy trong xã hội hiện nay. Để rồi, những tình cảm huyết thống gia đình bị đảo lộn, làm xô lệch nền tảng đạo đức của cộng đồng.

Thế nhưng, bức tranh toàn cảnh của gia đình Việt Nam cũng cho thấy, vẫn còn có “bao mái nhà đèn hoa sáng ngời” với “lửa ấm tình yêu” của Tứ đại đồng đường hay Tam đại đồng đường chung sống; vẫn có biết bao “tổ ấm sống vui tình lứa đôi” dù đã có vài chục năm dìu bước trên đường đời; vẫn có bóng dáng của người vợ phía sau người chồng thành đạt, còn thành công của người vợ lại là sự hỗ trợ của người chồng; vẫn có những đứa con hiếu thảo, tài năng từ sự giáo dục căn bản của cha mẹ; có những người anh em trên thuận dưới hòa… Và cũng đáng tự hào thay khi ở nơi xa nghìn trùng Tổ quốc, có những ông bố, bà mẹ và những đứa con gốc Việt đã và đang làm rạng danh nước nhà bằng những thành tích xuất sắc tại các cuộc tranh tài quốc tế về kiến thức, sáng tạo kỹ thuật hay nghiên cứu khoa học... Họ, dù sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới nhưng vẫn coi trọng truyền thống dân tộc qua những dịp lễ tết, dạy con nói tiếng Việt và học hỏi văn hóa lịch sử… Có thể nói, cộng đồng các gia đình người Việt tại hải ngoại cùng với hàng triệu gia đình trong nước góp vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các thang giá trị đạo đức và nền tảng văn hóa của con người Việt Nam trong thời đại mới.

Làm sao để có một gia đình Việt Nam đúng chuẩn mực? Làm sao để hướng đến lý tưởng - mỗi tổ ấm là nơi “kết nối yêu thương”, để tất cả mọi mái nhà cùng kiến tạo thành một “đại gia đình Việt Nam”? Thiết nghĩ, mỗi thành viên trong gia đình hãy là những ngọn nến lung linh để thắp sáng lửa ấm tình thương trong chính gia đình mình. Một gia đình hạnh phúc sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng hạnh phúc.

Năm nay, Ngày gia đình Việt Nam với mục đích hướng tới là: "Bữa cơm gia đình”. Chủ đề nhỏ, nhưng lại chứa đựng nhiều thông điệp lớn, bởi lâu nay đã có một bộ phận người Việt quen với tác phong sống nhanh: Đồ ăn nhanh, hưởng thụ nhanh… mà quên mất rằng bữa cơm sum vầy của người Việt là bữa cơm kết tinh của mọi giá trị sống và giữ vai trò đặc biệt trong việc gìn giữ tổ ấm, nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi thế hệ.

Hạnh phúc – có lẽ chỉ đơn giản nhưng lại sâu sắc và vĩnh cửu nhất là khi mỗi người được ăn những bữa cơm giản dị trong chính tổ ấm của mình. Và như một danh nhân đã từng nói, giàu sang lẫn sự vĩ đại đều không thể mang cho chúng ta hạnh phúc.

Hãy trở về nhà, ăn những bữa cơm và trò chuyện với những người thân của mình,  bạn nhé!

Chúc cho những mái nhà luôn đầm ấm.  

Trường Xuân








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chúng ta đang trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” khi dịch bệnh hoành hành, gây nên vô số hệ lụy trong đời sống. Trên khắp thế giới và cả trong nước, các mặt kinh tế - xã hội đều ngổn ngang những vấn đề.

  • Sau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!

  • Tại nhiều trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sự nghèo nàn về đầu sách, không gian đọc khiến nhiều học sinh (HS) không có hứng thú đến thư viện. Cộng với sự phát triển các thiết bị công nghệ số, càng khiến các em hờ hững với tài nguyên sách.

  • Chiều ngày 24/7, một người bạn gửi tin nhắn qua zalo thông báo việc thành phố Đà Nẵng mới phát hiện một người nhiễm Covid trong cộng đồng. Tôi bán tín bán nghi và cũng thầm hy vọng đó là tin giả. Mặc dù những tin nhắn giả đã được hạn chế rất nhiều từ khi bùng phát dịch lần 1 nhưng việc tin lan truyền trên mạng cũng chưa chắc đã là đúng.

  • Những khó khăn từ đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm còn chưa kịp khắc phục, ngành xuất bản trong nước đang phải đối diện với đợt dịch tái bùng phát. Giải pháp nào cho ngành xuất bản trong giai đoạn hiện nay?

  • Thị trường tổ chức biểu diễn cải lương tại TPHCM những năm gần đây sôi động hẳn vì sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn, thu hút được sự quan tâm của khán giả mộ điệu. 

  • Covid-19 là gì? Nếu có người hỏi tôi câu ấy, tôi sẽ trả lời là chấp nhận và thích nghi. 

  • Nhan Hồi là đệ tử giỏi của Khổng Tử. Một lần đang khi Nhan Hồi nấu cơm trong bếp, Khổng Tử đi ngang qua, ông nhìn thấy Nhan Hồi múc cơm ăn vụng.

  • Đại dịch Corona đang tác hại một cách khủng khiếp. Từ mức tử vong 3.331 tại Trung Quốc vào đầu tháng 4-2020, theo thống kê chính thức, chỉ sau một thời gian ngắn - tính đến ngày 29-4-2020 - con số này đã vọt lên 217.596 người tử vong; tổng số ca nhiễm tăng đến 3.134.199 người (1).

  • Tương truyền, trong văn hóa Việt Nam xưa, khi gặp nhau, chào nhau các cụ ta thường úp hai bàn tay vào nhau nắm chặt và xá người đối diện. Còn cái “vụ bắt tay” mà chúng ta thường thấy lâu nay là chỉ có từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta(!)

  • VŨ NHIÊN    

    Những ngày giáp Tết, giữa rộn ràng bánh mứt, chợ hoa, giữa những cơn mưa phùn nhè nhẹ và chút gió xuân hây hẩy gợn mình, đây đó trên mặt báo đã có những tin tức về loại dịch mới khi ấy gọi là Corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

  • Người Bhutan không làm việc kiếm tiền suốt cả ngày. Đủ sống là được rồi. Họ dành nhiều thời gian rảnh để tận hưởng các niềm vui khác trong cuộc sống…

  • Lại một mùa Phật đản trở về trên quê hương chúng ta trong bối cảnh tín đồ sẽ có thể không đến chùa dự các lễ kính mừng ngày Đản sinh của Đức Thế Tôn, ngày Vesak Liên Hiệp Quốc - sự kiện văn hóa tâm linh của nhân loại, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…

  • Trong một lần xem bộ phim Cuộc đời Đức Phật, tôi còn nhớ loáng thoáng lời Ngài dạy rằng “nhìn vào trong một chiếc lá bồ-đề mà thấy được mặt trăng, mặt trời…”. 

  • Ngày thứ 4 của hai tuần triệt để ở nhà “stay home” thế giới bên ngoài hầu như sa mạc...

  • Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc cư, Thiền định, Kham nhẫn, Tri túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc.

  • Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

  • Đọc “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhiều người thích đi tìm xung đột, đi tìm bài học thời sự, đi tìm bài học có tính dự báo và vô số những bài học giá trị khác.

  • Việt Nam có một khối lượng đồ sộ các di sản đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, công tác quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. 

  • Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.