PHẠM ĐỨC DƯƠNG
GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...
Tôi có duyên may được làm quen với thầy thuốc - nhà giáo Lê Hưng VKD - một nhà nghiên cứu hiếm hoi trong thời đại ngày nay, đang giữ gìn một kho kiến thức đồ sộ của nền Văn hóa phương Đông (Nho Y Lý số) và đang hiện đại hóa nó để truyền thừa lại cho con cháu mai sau...
Là người đã thành lập Viện Nghiên cứu Văn hóa phương Đông (thuộc Hội Khoa học Đông Nam Á Việt Nam), tôi có sự đồng cảm sâu sắc và mến trọng Lê Hưng VKD khi được đọc nhiều tác phẩm của ông.
Như mọi người đều biết, chúng ta được sinh ra lớn lên và tắm mình trong môi trường Văn hóa phương Đông, nhưng tiếc rằng nền văn hóa đó không có chỗ đứng rõ rệt trong giáo dục Việt Nam hiện đại. Vì vậy nền tri thức cổ học vĩ đại này tuy được nhiều người yêu mến nó bảo lưu, gìn giữ... nhưng cũng đã mai một rất nhiều!
Nếu như đầu thế kỷ XX, các nước châu Á đi tìm con đường phát triển đất nước trong phong trào “Âu hóa”, thì đến những năm cuối thế kỷ này người Phương Tây lại đi tìm những giá trị châu Á để vượt qua sự suy thoái. Do đó thế kỷ XXI này sẽ là thế kỷ hội nhập Đông Tây với dự báo về những thành tựu mới.
Nhà giáo Lê Hưng VKD vốn xuất thân trong gia đình nho học danh tiếng ở phố Hiến tỉnh Hưng Yên (nhất kinh kỳ nhì phố Hiến, thuộc dòng họ Lê Lã); từ thời cụ Thiên Lương đã mang cả gia tài Nho Y học từ Hưng Yên vào lập nghiệp ở miền Nam (đất Chánh Phú Hòa tỉnh Bình Dương bây giờ), đã duy trì và phát triển vốn kiến thức đó cho đến ngày nay, và thầy thuốc Lê Hưng VKD là người truyền thừa một cách sâu sắc bền bỉ.
Bộ môn Linh Khu Thời Mệnh Lý (người Trung Hoa gọi là Tử vi đẩu số) đã được thời hậu Thiên Lương nghiên cứu và hiện đại hóa dựa vào “thuyết tương đối hẹp” của nhà bác học vĩ đại thế kỷ XX Albert Einstein và thay thế 128 sao (tinh đẩu) bằng 128 dữ kiện thông tin, để tìm mối liên hệ tương tác của chúng. Mỗi Linh Khu đồ là một phương trình toán học lịch sử của số phận người, là bản ngôn ngữ đặc biệt lãng mạn khoa học trong việc phát hiện những tín lý phi vật chất; nó thay thế cho thuật chiêm tinh bảo thủ thuyết thiên mệnh, bằng phương thức cơ bản là mở rộng hơn nữa trí tưởng tượng phong phú toán học (vốn là gốc rễ của trực giác tiên tri), để mà dự báo tương lai theo mục đích văn hóa tam lịch truyền thống (Âm lịch sự cố, Canh lịch sự biến, Luyện lịch sự tình).
Nhóm nghiên cứu Linh Khu Đồ của dòng họ Lê Lã (hậu Thiên Lương), gồm nhiều người làm việc trong các cơ quan (đặc biệt là trong y học), bản thân tác giả Lê Hưng VKD là thầy thuốc ưu tú hoạt động trong Hội Laser y học Bình Dương, đã được nhận giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông của Bộ Y Tế năm 2013. Vinh dự cho tôi được thầy thuốc Lê Hưng VKD gửi cho đọc bản thảo cuốn “TỰ KỶ, CẢM THÔNG & YÊU THƯƠNG” và có nhã ý cho tôi viết lời giới thiệu cuốn sách với đông đảo bạn đọc xa gần. Mặc dù tự biết mình còn nhiều hạn chế, nhưng vì ngưỡng mộ nhóm tác giả hậu TL, tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc đôi điều:
Bằng kiến thức uyên bác, tiếp cận liên ngành, những chứng cứ phân tích khoa học, nhóm tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy bản chất của TỰ KỶ là biểu hiện của rối loạn tinh thần có đặc trưng từ cử chỉ - ngôn ngữ - hành vi không tương thích với thực tế ngoại cảnh; người bệnh hình như chỉ tập trung vào những ám thị chất chứa riêng tư. Do vậy khi Linh Khu Đồ của mỗi cá thể nếu tích lũy các thông tin dự báo sự tiềm ẩn cúa chứng TỰ KỶ, điều này giúp ích cho các cơ sở giáo dục - các bậc phụ huynh có thêm “cách phát hiện sớm”, để điều chỉnh kịp thời các rối loạn cảm xúc - hành vi - nhận thức của các cháu bị chứng TỰ KỶ. Theo tôi, ngày nay xã hội quá lo ngại về chứng TỰ KỶ, nhưng các kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu hậu Thiên Lương cho thấy trẻ em TỰ KỶ không hoàn toàn bị “VONG THÂN”, mà còn có những khả năng kiệt xuất, như trường hợp phân tích Linh Khu đồ của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein (1879 - 1955) đã có một tuổi thơ không bình thường của trẻ tự kỷ. Báo chí ngày nay còn cho biết từ nay đến 2020: tập đoàn công nghệ phần mềm SAP của nước Đức dự tuyển 650 người bị tự kỷ, để đào tạo thành chuyên viên bảo đảm chất lượng phần mềm tin học, bởi vì theo họ: người mắc bệnh tự kỷ thường có trí thông minh khác biệt và tài năng toán học hơn hẳn người bình thường...
Tôi trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc cuốn biên khảo “Tự kỷ, cảm thông & yêu thương” với niềm tin tưởng: các bạn sẽ khám phá nhiều điều thú vị trong tác phẩm này, cũng như sẽ đồng cảm với tác giả Lê Hưng VKD:
“...Tôi ngây ngất với trần gian kỳ diệu
Bởi không gian nhiều sắc tướng vô thường
Và hứng khởi chuỗi thời gian qui chiếu
Hàm ơn nhiều đối đãi của Âm Dương....”
(Trích thơ Lê Hưng VKD trong tuyển tập Bốn Mùa Thương Nhớ - Nxb. Hội Nhà văn 2013).
Chúc thầy thuốc Lê Hưng VKD (với mái đầu tuy nhỏ nhắn + đôi mắt sắc bén dưới cặp kính lão, nhưng lại chứa một khối lượng tri thức khổng lồ và bầu nhiệt huyết sục sôi) luôn luôn khỏe mạnh, để còn cống hiến cho đời nhiều thành tựu khác, nhất là trong việc truyền thừa cho lớp người kế cận tiếp nối “văn hóa tam lịch” của dòng họ Lê Lã phố Hiến (Hưng Yên)!
P.Đ.D
(SDB12/03-14)
NGUYỄN DƯ
Đang loay hoay thu dọn lại tủ sách bỗng thấy cuốn Dã sử bổ di. Tự dưng muốn đọc lại. Nhẩn nha đọc… từ đầu đến cuối!
NGUYỄN VĂN SƯỚNG
Đi như là ở lại(*) là tập bút ký viết về những vùng đất Lê Vũ Trường Giang đã đi qua trong hành trình tuổi trẻ. Tác phẩm dày gần 300 trang, gồm 15 bút ký.
TRUNG TRUNG ĐỈNH
Khóa học đầu tiên của trường viết văn Nguyễn Du do ý tưởng của ai tôi không rõ lắm. Nhưng quả thật, sau 1975, lứa chúng tôi sàn sàn tuổi “băm”, cả dân sự lẫn lính trận đều vừa từ trong rừng ra, đa số học hết cấp III, có người chưa, có người đang học đại học gì đó.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Tuổi thơ bao giờ cũng chiếm một phần tất yếu trong ký ức chúng ta. Sống cùng tuổi thơ là sống bằng mộng, bằng mơ, bằng cái hồn nhiên, cái thiện ban sơ, thiên đường đuổi bắt.
LIỄU TRẦN
Lưu lạc đến tay một tập viết nhỏ “Thiền sư ở đâu”, tác giả Bùi Long. Chợt nghĩ, thời này là thời nào còn viết kiểu này.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Có thể gọi đây là cuốn hồi ký đặc biệt vì nhiều lẽ. Trước hết, vì tác giả hình như chưa viết báo, viết văn bao giờ. Bà là PGS.TS chuyên ngành Dược, nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại có “thế mạnh” hơn nhiều cây bút khác - Cao Bảo Vân là con gái của tướng Cao Văn Khánh (1916 - 1980).
HOÀNG THỤY ANH
Đỗ Thượng Thế là giáo viên dạy mỹ thuật. Ấy thế mà, nhắc đến anh, người ta luôn nghĩ đến nhà thơ trẻ. Cũng đúng thôi, nhìn vào hoạt động thơ ca và các giải thưởng của anh mới thấy cuộc chơi chữ đã lấn át hoàn toàn sân họa.
DO YÊN
Trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà văn - cựu chiến binh Nguyễn Quang Hà đã trình làng tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn, góp phần làm phong phú các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân.
TRẦN HOÀNG
(Đọc "Giai thoại Nguyễn Kinh"
Triều Nguyên sưu tầm - biên soạn. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên 1990)
LÊ KHAI
"Tuổi mười ba" tập thơ của Lê Thị Mây (Nhà xuất bản Thuận Hóa 1990) gợi người đọc nhận ra tính cách của nhà thơ.
NGUYÊN HƯƠNG
1. Có nhiều cách để người ta nói về Tết. Đó là một dịp để con người nghỉ ngơi, gặp gỡ, hàn huyên, và dù có được chờ đợi hay không thì Tết vẫn tới.
NGUYỄN VĂN CƯƠNG
Thọ Xuân Vương Miên Định (1810 - 1886), tự là Minh Tỉnh, hiệu là Đông Trì, là con trai thứ ba của vua Minh Mạng và bà Gia phi Phạm Thị Tuyết.
NGUYỄN PHÚC VĨNH BA
Mùa Xuân là một chủ đề được thi hào Nguyễn Du nhắc đến khá nhiều trong thơ chữ Hán của cụ. Lạ thay đó là những mùa xuân tha hương buồn bã đến chết người.
ĐỖ HẢI NINH
Trong công trình Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954), trên cơ sở nghiên cứu về trí thức người Việt từ phương diện xã hội học lịch sử, GS. Trịnh Văn Thảo xếp Nguyễn Vỹ vào thế hệ thứ 3 (thế hệ 1925) trong số 222 nhân vật thuộc ba thế hệ trí thức Việt Nam (1862, 1907 và 1925)(1).
ĐỖ LAI THÚY
Tôi có trên tay cuốn Tôi về tôi đứng ngẩn ngơ (tập thơ - tranh, Sách đẹp Quán văn, 2014) và Đi vào cõi tạo hình (tập biên khảo, Văn Mới, California, 2015) của Đinh Cường.
PHẠM TẤN XUÂN CAO
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Chim phương Nam, tạp bút của Trần Bảo Định, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ TP. HCM, 2017).
HỒ TẤT ĐĂNG
"Từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, tôi bỗng nhận ra rằng, cũng như bao người khác, cả gia đình tôi đã góp máu để làm nên cuộc sống hôm nay, nếu còn tồn tại điều gì chưa thỏa đáng, chính bản thân tôi cũng có một phần trách nhiệm trong đó.” (Phạm Phú Phong).
PHẠM PHÚ PHONG
Có những thời đại lịch sử nóng bỏng riết róng, đặt những con người có tầm vóc, có lương tri và nhân cách luôn đứng trước những ngã ba đường, buộc phải có sự chọn lựa, không phải sự nhận đường một cách mơ hồ, thụ động mà là sự chọn lựa quyết liệt mang tính tất yếu và ý nghĩa sống còn của tiến trình lịch sử và số phận của những con người sống có mục đích lý tưởng, có độ dư về phẩm chất làm người.