Sự “cộng hưởng” dễ thương

14:52 04/11/2020

Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...

Ca sĩ Thủy Tiên lội nước tặng quà người dân vùng lũ - Ảnh: FBNV

Cơn bão số 5 (Noul) quét qua chỉ vài chục phút, nhưng sức gió mạnh và “hỗn” đến kinh hoàng đã làm Huế xác xơ. Nhiều ngôi nhà tốc mái, sập đổ; hàng chục ngàn cây xanh bị xoắn vặn bật gốc, gãy cành, toác ngọn; hệ thống dây, cột điện gãy, đứt hàng loạt... Đống ngổn ngang ấy còn chưa kịp dọn dẹp xong thì mưa lũ lịch sử đã lại ập về khiến Huế và các địa phương lân cận tứ bề chìm trong mênh mông nước.
 
Hàng ngàn hộ gia đình dù đã chuẩn bị từ trước nhưng không thể lường và trở tay kịp trước dòng nước dữ dằn và mênh mông đến vậy. Lương thực, thực phẩm bị cuốn trôi, nhà cửa bị nhấn chìm trong nước lụt. Thức ăn, nước uống, một chỗ để trú thân… là những gì mà người dân vùng lũ đang rất cần. Chính quyền các cấp căng mình cứu dân, song diện tích ngập lũ quá rộng, số người cần giúp quá lớn, nên sự chung tay của toàn xã hội lúc này là cực kỳ quý báu…
 
Và khi mà cả dải đất nghèo vẫn đang còn nhìn đâu cũng thấy nước, người ta không khỏi bất ngờ với sự xuất hiện của Thủy Tiên ngay trong vùng tâm lũ. Chính cô ca sĩ nhỏ nhắn dễ thương của “Giấc mơ tuyết trắng” và “Ngôi nhà hạnh phúc”, tưởng rằng liễu yếu đào tơ, mong manh dễ vỡ, lại là một trong những mạnh thường quân đến với người dân vùng lũ sớm nhất.
 
Thấy cảnh người dân miền Trung vật lộn với lũ dữ, Thủy Tiên đã nhanh chóng viết tâm thư kêu gọi trên trang Facebook cá nhân. Bất ngờ là chỉ 2 tiếng đồng hồ sau, số tiền ủng hộ đã lên đến 2 tỷ đồng. Không phụ niềm tin mà công chúng và người hâm mộ gửi gắm, cô ca sĩ giàu lòng nhân hậu đã lập tức bay ra Đà Nẵng, rồi từ đó tìm đường thẳng về những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất của lũ lụt.
 
thuy tien 3.jpg
Ảnh: FBNV
 
Cô đã cùng với các tình nguyện viên chống thuyền, lội nước, trực tiếp mang đến cho người dân những nhu yếu phẩm cần thiết, kèm gửi tặng chút tiền để họ có cái chi dùng. Những trường hợp neo đơn, khó khăn đặc biệt còn được cô tặng chi phí xây nhà tình thương, khoản chi phí mà có khi cả đời họ còn chưa dám mơ tới. Cô đến mang theo niềm vui, niềm tin yêu và hơi ấm giữa những ngày gió mưa rét buốt. Dân vùng lũ nhiều người đã trìu mến gọi cô là cô tiên...
 
Thủy Tiên làm việc nhiệt thành, quên ăn bỏ ngủ, bất chấp thời tiết, bất chấp mưa lũ, bất chấp cả cơn cảm lạnh đang xâm chiếm thân thể mong manh của cô. Và nhiệt tâm của cô ca sĩ đã làm lay động triệu con tim nhân ái.  Số tiền ủng hộ tiếp tục chảy về tài khoản, trong vòng một tuần đã lên đến 100 tỷ đồng, tiếp thêm nguồn lực, sức mạnh để Thủy Tiên tiếp tục hành trình yêu thương, chia sẻ với đồng bào mình (*).
 
Điều ngạc nhiên và khôi hài là lẽ ra những con người, những việc làm như của Thủy Tiên cần phải được tôn vinh, cần phải được khích lệ nhân rộng, thì lại có một một số “anh hùng bàn phím” trùm chăn bình phẩm, “dạy dỗ” cho cô cách làm từ thiện. Họ bảo đại ý, tiền từ thiện lấy từ nguồn quyên góp cũng giống như “mượn hoa cúng Phật”, sao không lấy tiền của mình mà đi từ thiện; cứu trợ mà cứ gạo cơm, mì tôm, dầu, muối... là không căn cơ; đói rồi lại sẽ hoàn đói; nên cho người dân cần câu hơn cho xâu cá; sao cho người này nhiều, người kia ít, vân vân và vân vân...
 
thuy tien 4.jpg
Thủy Tiên trao quà cho người dân - Ảnh: FBNV
 
Nhiều người không hề là fan của Thủy Tiên, cũng chẳng được cô tặng cho một gói mì tôm nào trong ngày lũ, nhưng đọc những bình phẩm, những dạy dỗ kia cũng không nén được phẫn nộ: Quyên góp ư? Anh/chị có giỏi thì đứng ra quyên góp thử coi? Trong đời này có ai mà nhất hô vạn ứng được như thế? Chỉ vài ngày được mấy mươi tỷ, có thêm vài người như vậy cho dân được nhờ. Còn cho người này nhiều người kia ít? Các vị có đi đâu mà biết. Người ta lội đến từng nhà, tận mắt thấy tai nghe từng hoàn cảnh, hành xử tất sẽ hợp lý hơn các vị múa phím chứ?!! Rồi “cần câu và xâu cá”. Dân đang đói, đang khát; cái ăn, cái uống là cấp thiết nhất, cái mà người ta đang cần, đang ngóng từng ngày, từng giờ, đem chuyện đó ra để mà so đo, chê trách có phải quá phi lý và khôi hài không?
 
Cũng như người bị tên bắn trúng, việc trước hết là phải nhổ mũi tên để cứu chữa vết thương ngay. Không ai ngồi nhìn để mà quan sát, mà suy đoán xem mũi tên đó làm bằng chất liệu gì, ai bắn, bắn từ đâu, vì lý do gì mà bắn... Bởi như vậy thì người bị tên bắn sẽ chết trước khi được cứu chữa. Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...
 
Cũng may mà “cô tiên vùng lũ” đã đứng vững trước những đàm tiếu dư luận, bởi có lẽ cô biết tâm cô trong sáng, biết việc cô làm là đúng đắn, biết sau lưng cô có cả gia đình, có cả cộng đồng dân cư vùng lũ, có hàng triệu trái tim luôn cổ vũ, hướng về. Và thật vui, thật ấm áp. Tiếp nối Thủy Tiên là những Mỹ Tâm, Hồng Vân, Trấn Thành cùng nhiều nhiều các văn nghệ sĩ nữa cũng đang đứng ra kêu gọi sự chung tay của cộng đồng để cùng hướng về miền Trung yêu thương. Đó quả là sự “cộng hưởng” rất đỗi dễ thương và ấm nồng tình nghĩa. Là câu trả lời tuyệt hay đối với những phát ngôn lạc lõng của các “anh hùng múa phím”.

Theo Diên Thống - GNO
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chiều ngày 24/7, một người bạn gửi tin nhắn qua zalo thông báo việc thành phố Đà Nẵng mới phát hiện một người nhiễm Covid trong cộng đồng. Tôi bán tín bán nghi và cũng thầm hy vọng đó là tin giả. Mặc dù những tin nhắn giả đã được hạn chế rất nhiều từ khi bùng phát dịch lần 1 nhưng việc tin lan truyền trên mạng cũng chưa chắc đã là đúng.

  • Những khó khăn từ đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm còn chưa kịp khắc phục, ngành xuất bản trong nước đang phải đối diện với đợt dịch tái bùng phát. Giải pháp nào cho ngành xuất bản trong giai đoạn hiện nay?

  • Thị trường tổ chức biểu diễn cải lương tại TPHCM những năm gần đây sôi động hẳn vì sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn, thu hút được sự quan tâm của khán giả mộ điệu. 

  • Covid-19 là gì? Nếu có người hỏi tôi câu ấy, tôi sẽ trả lời là chấp nhận và thích nghi. 

  • Nhan Hồi là đệ tử giỏi của Khổng Tử. Một lần đang khi Nhan Hồi nấu cơm trong bếp, Khổng Tử đi ngang qua, ông nhìn thấy Nhan Hồi múc cơm ăn vụng.

  • Đại dịch Corona đang tác hại một cách khủng khiếp. Từ mức tử vong 3.331 tại Trung Quốc vào đầu tháng 4-2020, theo thống kê chính thức, chỉ sau một thời gian ngắn - tính đến ngày 29-4-2020 - con số này đã vọt lên 217.596 người tử vong; tổng số ca nhiễm tăng đến 3.134.199 người (1).

  • Tương truyền, trong văn hóa Việt Nam xưa, khi gặp nhau, chào nhau các cụ ta thường úp hai bàn tay vào nhau nắm chặt và xá người đối diện. Còn cái “vụ bắt tay” mà chúng ta thường thấy lâu nay là chỉ có từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta(!)

  • VŨ NHIÊN    

    Những ngày giáp Tết, giữa rộn ràng bánh mứt, chợ hoa, giữa những cơn mưa phùn nhè nhẹ và chút gió xuân hây hẩy gợn mình, đây đó trên mặt báo đã có những tin tức về loại dịch mới khi ấy gọi là Corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

  • Người Bhutan không làm việc kiếm tiền suốt cả ngày. Đủ sống là được rồi. Họ dành nhiều thời gian rảnh để tận hưởng các niềm vui khác trong cuộc sống…

  • Lại một mùa Phật đản trở về trên quê hương chúng ta trong bối cảnh tín đồ sẽ có thể không đến chùa dự các lễ kính mừng ngày Đản sinh của Đức Thế Tôn, ngày Vesak Liên Hiệp Quốc - sự kiện văn hóa tâm linh của nhân loại, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…

  • Trong một lần xem bộ phim Cuộc đời Đức Phật, tôi còn nhớ loáng thoáng lời Ngài dạy rằng “nhìn vào trong một chiếc lá bồ-đề mà thấy được mặt trăng, mặt trời…”. 

  • Ngày thứ 4 của hai tuần triệt để ở nhà “stay home” thế giới bên ngoài hầu như sa mạc...

  • Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc cư, Thiền định, Kham nhẫn, Tri túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc.

  • Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

  • Đọc “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhiều người thích đi tìm xung đột, đi tìm bài học thời sự, đi tìm bài học có tính dự báo và vô số những bài học giá trị khác.

  • Việt Nam có một khối lượng đồ sộ các di sản đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, công tác quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. 

  • Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.

  • Nhiều phụ huynh lo lắng giá sách giáo khoa sẽ tăng khi thực hiện chủ trương xã hội hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giá sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới không vượt giá sách hiện hành. Điều này mang lại niềm vui cho phụ huynh nhưng lại khiến các nhà xuất bản “đứng ngồi không yên”. Trước tình hình này, có ý kiến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng thẩm định giá sách.

  • Giữa những dòng tin với gam màu xám trên các kênh thông tin hàng ngày, tôi dừng lại ở những dòng chữ ấm áp tình người: một cụ ông ở Kon Tum, năm nay đã 90 tuổi, bán lạc làm từ thiện. Ông là Lưu Bình, ở P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum.

  • Nghiêm Thuần (Yanchun), 52 tuổi, người Vũ Hán. Chị bị nhiễm virus Corona chủng mới (2019-nCoV), giống như vài chục ngàn người khác ở Hồ Bắc. Giữa tâm chấn đại dịch vốn dĩ trở thành cơn bão quét qua nhiều tỉnh thành Trung Quốc, Vũ Hán bị phong tỏa, Nghiêm Thuần không thể tìm ra bất kỳ một bệnh viện nào nhận chữa trị chị, tất cả đều quá tải. Nghiêm Thuần quyết định tự cách ly tại nhà để tìm cách kháng bệnh.