Sự tích mới ở eo Hòa Duân

18:21 01/11/2009
NGUYỄN KHẮC PHÊLâu nay, nhắc đến vùng biển gắn liền với Huế, người ta chỉ biết có Thuận An " bãi tắm Thuận An", " Cảng Thuận An", " nhà nghỉ Thuận An"... còn eo Hòa Duân, nghe như là một địa danh mới nổi tiếng sau cơn lũ lịch sử đầu tháng 11 này.

Lễ cúng người mất trên cửa biển Hòa Duân - Ảnh: Nguyễn Khoa Quả

Thực ra, từ mấy trăm năm trước, tại eo Hòa Duân ( còn gọi là eo Bầu), đã hơn một lần xảy ra thảm họa, dải cát mong manh ven biển này bị nước lũ cuốn trôi ra biển! Cũng chưa hẳn " ngày xưa" sự kiện đó đã là thảm họa, vì chắc gì trên dải đất cát đó đã có ai lập nghiệp và biết đâu, nhờ trôi eo Hòa Duân, mức nước lũ hạ nhanh mà cả vùng dân cư rộng lớn phía trên đỡ bị thiệt hại?...

Cuộc xoay vần của tạo hóa cả trăm năm đã nối lại eo Hòa Duân và dần dà cuộc sống nơi đây nẩy nở cây cối mọc lên, con người lấn tới, nhà nối nhà đông vui. Eo Hòa Duân trở nên như vòng tay ấm áp của đất mẹ bao bọc những con thuyền ngư dân vùng Thuận An sau những ngày lênh đênh ngoài biển khơi, đây cũng là nơi tàu thuyền trú ẩn khi mưa bão và là cảng của Hải đội 2 bộ đội biên phòng Thừa Thiên Huế.

Vậy mà tất cả đã biến mất trong chớp mắt khi cơn đại hồng thủy lồng lên từ những cánh rừng đại ngàn nơi thượng nguồn sông Hương hung hãn tràn xuống. Trước đó, trong màn mưa xối xả, thấy nước lên cao, phía nhà dân nhoáng nhoàng ánh đèn pin và náo động tiếng kêu cứu, Chỉ huy Hải đội lệnh cho 2 tàu xuất kích cứu dân. Nước đã lút cột trên cầu tàu, không thể mở được dây neo nữa. thuyền trưởng Đào Xuân Thành thét to:

- Lấy dao chặt, mau! Cường sau lái, Tư trước mũi!

Con tàu lao ra giữa dòng thác lũ được chốc lát và khi một số người dân bơi về phía đám cây phi lau cạnh khu nhà Hải đội, " neo người" được vào những gốc cây thì phía làng Hòa Duân, những ngôi nhà xây bị nước cuốn nối nhau sụp đổ, tiếng nổ vang động át cả mưa gió. Cùng lúc đó, cả một núi nước đổ xuống cuốn phăng chiếc tàu 300 ngựa ra biển.

Trời tối, sóng nước mù mịt, những tấm kính chắn sóng vỡ tung tóe, năm anh em trên chiếc tàu BP 310202 không ai trông thấy ai, nhưng Điền và Tư vẫn nghe được lệnh của thuyền trưởng thả vội dây neo, hy vọng kìm hãm bớt đà cuốn trôi hung hãn của thủy quái. Nhưng mấy móc sắt bám vào cát và sợi ni lông, dù to bằng ngón chân cái làm sao trụ lại với cơn cuồng nộ của thiên nhiên. Con tàu không sao điều khiển được nữa, nước phủ kín, đôi lúc tưởng như bị hút xuống đáy biển. Năm anh em lần lượt rời tàu nói đúng hơn là từng người bị sóng đánh văng ra khỏi tàu, cũng không rõ ai trước ai sau.

Giữa dòng xoáy thác nước dữ tợn đang ào ạt tuôn ra đại dương, các chiến sĩ đều bị quăng quật, vày vò đến tơi tả. Thuyền trưởng Đào Xuân Thành bị sóng đánh bay mất phao cứu sinh, quần áo trên người không còn một mảnh¸chiếc đồng hồ Sen- kô trị giá một chỉ vàng nơi cổ tay " bay" mất lúc nào cũng không hay, may vớ được một tấm ván, dồn sức ôm chặt lấy cho tới lúc bị dạt vào bờ. Suốt mấy tiếng đồng hồ đánh vật với sóng nước, Thành kiệt sức, gắng bò lên khỏi mép nước, thân thể trần truồng cũng không biết ngượng nữa, chỉ thấy kinh hãi khi ánh mắt chợt bắt gặp một cây phi lau trắng nhợt cũng vừa bị dạt vào bờ, toàn bộ vỏ trên thân cho tận gốc rễ đã bị " bàn tay" thần sóng bóc sạch tinh! Thủy thủ Nguyễn Quang Phú cũng bị sóng đánh bay mất phao cứu sinh đeo sau lưng, may là lúc rời tàu ôm thêm được chiếc phao dự phòng trước ngực, khi dạt lên bờ còn chiếc quần đùi trên thân. Thiếu úy Vũ Xuân Cường, máy trưởng thì trôi xa mấy ki lô mét về phía bắc, tận xã Hải Tiến.

Ba chiến sĩ được bà con ngư dân tìm thấy, đưa về nhà sưởi ấm, cho mượn quần áo trở về đợn vị mới biết hai người đồng chí thân thiết như anh em một nhà là trung úy Phạm Văn Điền, thợ máy và binh nhất Lê Đình Tư, thủy thủ vẫn còn nằm đâu đó ngoài biển khơi. Chẳng để ý đến thân mình đầy những vết thương do va đập vào thành tàu, cũng chẳng nghĩ gì đến toàn bộ vật dụng, quần áo tư trang, ít tiền dành dụm cho đến những tấm ảnh kỷ niệm đã mất hết theo con tàu chìm, ba chiến sĩ cứ mãi dõi nhìn ra phía biển vẫn đang mịt mù mưa gió với chút hy vọng mong manh. Các chiến sĩ biên phòng và bà con vùng Thuận An cũng ngược xuôi tìm kiếm. Hơn chục người dân ở Hòa Duân cũng đã bị thác lũ cuốn trôi chưa trở về. Trong dòng người nhao nhác cuống quýt chạy đi tìm kiếm nạn nhân có một cô gái thân hình mảnh nhỏ, nước da trắng bợt đi trong mưa gió. Đôi chân run rẩy, người cũng rét run, cô chẳng còn sức chạy đâu xa, chỉ còn biết dựa vào gốc cây phi lau trước sở chỉ huy Hải đội ngóng ra phía cửa biển mới vừa bị xé toang. "Trời ơi! Trời làm chi ác độc rứa trời! Nếu như anh Điền không về, thì con biết nói thế nào với mẹ đây?... Mới mấy ngày trước, trong vườn phi lau này, anh Điền và cô lại một lần nữa đã hẹn ước cùng nhau...

Trưa, rồi chiều, vẫn chẳng thấy tăm hơi. Niềm hy vọng gặp lại Điền và Tư như những ngọn đèn cạn dầu ở Thuận An đêm đó. Cô gái trẻ trong căn nhà nhỏ dọc phố mới Thuận An không nén lòng được, đã bật khóc rưng rức. "Mẹ ơi! Con đã hẹn với anh ấy, giờ biết làm răng hở trời!..." Còn Thành, Cường và Phú, trong căn phòng le lói ngọn đèn hạt đỗ, trong tiếng sóng biển đang thừa cơ xé rộng eo Hòa Duân dội vào không ngưng nghỉ, ngồi tụm bên nhau nhắc những kỷ niệm còn tươi nguyên. Cường, người con trai quê Thanh Hóa, nhắc việc vừa hẹn với Điền sẽ cùng đi phép để về thăm quê anh ở Hà Nam, trước đó, Điền đã về thăm làng quê huyện Quảng Xương của Cường. Thành thì kể chuyện Điền vừa nhận thư ông bố nhắc lo chuyện vợ con, 31 tuổi rồi, chứ còn trẻ trung gì nữa! Tội quá, mấy năm trước, Điền đã yêu một cô gái ở quê, nhưng anh đi xa biền biệt, cô gái quê đã đi lấy chồng. Nay thì anh đã định làm rể Thuận An, chỉ chờ ngày về thưa chuyện cùng bố...

Nhắc lá thư của người bố lo chuyện vợ con cho Điền, Thành mới giật  thót người vì chợt nhớ đến căn phòng của vợ con anh ở khu Xã Tắc trong Thành Nội hẳn bị ngập rất sâu, không biết giữa đêm tối này biết kêu cứu với ai. Mãi đến mấy ngày sau, khi được đưa về bệnh xá điều trị vết thương, Thành mới biết mức nước chỉ cách gác xép nhà anh có gang tay và vợ anh mới biết chồng vừa từ cõi chết trở về.

Phạm Văn Điền và Lê Đình Tư thì mãi mãi không trở về nữa.

10 giờ sáng ngày 9 tháng 11, trước Eo Hòa Duân, cửa biển mới mênh mông nước bạc ở Thuận An vừa do cơn lũ lịch sử tạo nên, hàng trăm đồng bào, chiến sĩ biên phòng cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh và các cơ quan Trung ương lặng lẽ cúi đầu tiễn biệt hai chiến sĩ đã nằm lại mãi mãi với biển Thuận An. Chợt có tiếng bật khóc, tiếng kêu gào thảm thiết của một phụ nữ: bà Võ Thị Kim Oanh, người mẹ của Lê Đình Tư. "Con ơi! Còn chi nữa đâu con ơi!..."

Không ai cầm được nước mắt. Cô gái Thuận An vừa mới hẹn ước với Điền thì phải dựa vào bạn mới khỏi ngã quỵ. Trước cầu tàu của Hải đội, hai chiếc quan tài phủ cờ đỏ đã hóa thành tro và những nắm tro đã được rải xuống biển theo nghi thức " thủy táng", nhưng tất cả chỉ là tượng trưng. Không có di hài xương cốt đã đành, mà chẳng còn một mảnh quần áo, một vật dụng nào vì tất cả đều để trên tàu và chiếc tàu 300 sức ngựa đã chìm trong nước bạc. Chỉ còn lại chút kỷ niệm. Bà Oanh sụt sùi kể: "Nó vừa tạt về nhà xin hột bí hột bầu cho đơn vị trồng... Giờ thì mất cả rồi!...

Những tấm gương ấy như là những " hạt giống" tốt rồi sẽ lưu truyền mãi, nêu cao đức hy sinh vì đồng bào, vì nghĩa lớn, tôn vinh nét đẹp tinh thần trước thác lũ thiên nhiên hung bạo và cả trước " thác lũ" của cuộc đua chen chạy theo những ham muốn vật chất tầm thường đang tràn ngập khắp nơi.

Huế- Thuận An 9/ 11/ 1999
N.K.P
(130/12-1999)



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM HẠNH THƯ

    Du lịch Huế xưa
    Du lịch Huế có một lịch sử thơ ca dân gian gắn liền với những bước phát triển của mình.

  • LÊ VĂN LÂN 

    Khi nói đến xây dựng và phát triển Huế, không ai không nghĩ đó là một “thành phố xanh”. Đó không chỉ là suy nghĩ của những nhà đô thị hiện đại mà là một chuỗi trăn trở từ những người đầu tiên xây dựng Huế, những người dân bản địa đến các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, du khách đến Huế trong và ngoài nước.

  • PHƯƠNG ANH

    Thủy Biều - làng quê cổ kính

    Ai từng đến vùng đất phù sa bãi bồi bên dòng sông Hương, hẳn không quên được cái mát mẻ, trong lành và cổ kính cùng với con người hòa nhã nơi đây; Thủy Biều, vùng đất của xứ hoa thơm quả ngọt.

  • Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.

  • LTS: Cuối tháng 4, trên đường từ thành phố Hồ Chí Minh trở lại Hà Nội, sau đợt "trốn rét", bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có ghé lại Huế. Bác sĩ định dừng chân lại đây lặng lẽ, âm thầm "trò chuyện" với những kỷ niệm thời niên thiếu của mình 65 năm trước. Thế nhưng những người mến mộ bác sĩ ở Huế lại không muốn như vậy. Và thế là những cuộc "chuyện trò" chung đã được tổ chức, tiếp ngày này sang ngày khác, giữa bác sĩ và cán bộ các ngành các giới. Dưới đây là một mẩu "chuyện trò" bác sĩ gởi lại bạn đọc Sông Hương trước khi lên đường.(S.H)

  • NGUYỄN VĂN UÔNG

    Mùa hạ, mùa sen.
    Sen kín mặt các hồ Tịnh Tâm, hồ hào thành quanh Thành Nội.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

    Chúng tôi không quy lại vấn đề từ đầu để khẳng định sự tồn tại của "Văn hóa Phú Xuân", nghĩa là xét xem liệu thuật ngữ "Văn hóa Phú Xuân" có một nội dung đích thực hay không; công việc này giáo sư Lê Văn Hảo đã làm xong, qua một loạt những công trình kiểm kê có tính hệ thống của ông.

  • Lâu nay, Huế được mệnh danh là miền đất của thi ca, đồng thời là vùng văn hóa ẩm thực lớn của cả nước. Sinh ra và trưởng thành trong môi trường đặc trưng thi vị ấy, rất nhiều phụ nữ Huế trở thành những tác gia tiêu biểu trên lĩnh vực nghệ thuật ẩm thực.

  • TRƯƠNG THỊ CÚC - NGUYỄN XUÂN HOA

    Phú Xuân - Huế là nơi có nhiều danh nhân lịch sử và văn hóa của đất nước đã sống và làm việc.

  • Bài phát biểu của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương trong Hội thảo nhân kỷ niệm 300 năm Phú Xuân do Thành ủy và UBND thành phố Huế tổ chức cuối 1987.

  • Đến Huế mà chưa thưởng thức hết những món bánh bèo, bánh nậm, lọc, ít, ram, khoái... thì quả là đáng tiếc.

  • LÊ VĂN LÂN

    Phong trào đô thị trong chống Mỹ cứu nước được khởi đầu bằng phong trào Hòa Bình, phong trào phát triển sâu rộng ở các thành thị miền Nam, đặc biệt là Huế và Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)…

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

    Thần Phù là một làng lớn ở phía Nam kinh thành Huế, dưới thời Nguyễn có đơn vị hành chính là xã, thuộc tổng Lương Văn, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN 

    Sông Hương núi Ngự từ xưa đến nay vẫn là thi tứ quen thuộc của nhiều tao nhân mặc khách du ngoạn thưởng lãm làm thơ. Ngay cả các vị vua triều Nguyễn viết về sông Hương núi Ngự cũng không ít bài. Ngoài việc nơi đây là cảnh đẹp hiếm có của đất Thần kinh, nó còn là báu vật của tự nhiên ban tặng để bảo vệ Kinh đô. Theo thuật phong thủy, Ngự Bình làm tiền án, sông Hương làm minh đường.

  • Hiếm có món ăn nào chứa đầy mâu thuẫn và cũng đầy... hợp lý như bún bò Huế.

  • Khi biết tôi muốn đến làng Chuồn - ngôi làng lớn ở xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, nhiều người ở TP Huế đã nhắc tôi phải rất ý tứ, kẻo làm phật lòng người dân ở ngôi làng “có cá tính” này. 

  • Lâu nay, nhiều người ở thị xã Hương Thủy, và có những người ở địa phương khác thường gọi hai ngôi làng một ở xã Thủy Vân, một ở phường Thủy Phương hiện nay, là Dạ Lê (bao gồm làng Chánh ở xã Thủy Vân và làng Thượng ở phường Thủy Phương). 

  • MAI KHẮC ỨNG - TỐNG VIẾT TUẤN

    Giữa sân Thế Miếu trong Hoàng Thành thuộc cố đô Huế có chín đỉnh đồng lớn được gọi một tên chung là Cửu Đỉnh.

  • Ký sự NGUYỄN ĐĂNG HỰU

    Tam Giang rộng lắm ai ơi
    Ai về ngoài Sịa nhắn người năm xưa

  • Mỗi khi đông về, nhiều góc phố ở cố đô thơm lừng món chè nóng hấp dẫn học trò. Mùa mưa ở Huế thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng chạp, bắt đầu bằng những cơn dông đầu thu ồn ào đến những cơn mưa dầm dai dẳng, lạnh buốt xuyên suốt mùa đông.