Mỗi khi đông về, nhiều góc phố ở cố đô thơm lừng món chè nóng hấp dẫn học trò. Mùa mưa ở Huế thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng chạp, bắt đầu bằng những cơn dông đầu thu ồn ào đến những cơn mưa dầm dai dẳng, lạnh buốt xuyên suốt mùa đông.
Những hàng cây rợp bóng, xanh um của mùa hè giờ chỉ còn cành lá khẳng khiu, trơ trụi, xác xơ trong gió đông lạnh lẽo. Con phố nhỏ từng đông vui vào ngày nắng ráo, nay đìu hiu buồn bã, hầu như đóng cửa suốt ngày. Cả thành phố ẩn mình trong mùa đông buốt giá như những con chim trú đông.
hỉnh thoảng có công việc gì đó, người ta mới chịu khó đi lại trong cái thời tiết khắc nghiệt này. Học sinh, sinh viên thì ngày hai buổi bắt buộc phải đến giảng đường cho dù thời tiết có tồi tệ đến đâu. Học trò buổi sáng băng qua cầu Phú Xuân để đến trường trong cái giá lạnh, ướt át thấm đẫm áo quần, chiều mới về. Các buổi chiều tan học, sinh viên học sinh từng tốp hay sà vào quán chè nóng dọc đường về nhà. Mùi thơm ấm nồng của đủ thứ chè bốc lên, bạn khó mà kiềm lòng. Nhìn những nồi chè bốc khói, sôi đều trên các bếp lửa thật quyến rũ.
Có đủ loại chè cho bạn chọn lựa, như lục tàu xá, chè đậu đỏ, đậu ván đặc, chè môn, đậu xanh đánh, chè bắp, chè chuối… Chè được múc vào chén sành, trên chan nước cốt dừa sóng sánh và rải một ít đậu phụng (lạc) rang.
Vị ngọt đậm xen lẫn béo của nước cốt dừa, bùi của hạt đậu bở tơi đã đánh thức tất cả giác quan của con người đang bị cái lạnh làm cho tê cóng. Vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả, có khi thưởng thức đến vài ba chén, đến chiều về bạn lơ luôn bữa ăn tối.
Thích nhất là món chè đậu ván đặc. Cách nấu của nó rất công phu, phải là người khéo léo mới có thể nấu được chén chè trong suốt, đậu nguyên hạt nhưng mềm thau khi bỏ vào miệng là tan ngay, vừa thơm vừa bùi, ăn một lần nhớ mãi.
Thỉnh thoảng mới có chè môn sáp vàng, một đặc sản của Huế. Đó là giống môn rất quý chỉ có một vài tháng trong năm, nấu chè với nếp thì dẻo và thơm. Chè bắp có vị ngọt thanh của thứ bắp non còn ngậm sữa mới hái từ bãi về. Chè khoai tía nước cốt dừa với màu sắc đẹp, hương vị thơm mát. Chè hột sen bọc nhãn lồng thường dùng trong những dịp lễ lạt, hội hè, có cái vị thanh tao của đường phèn, vị thơm ngát của giống nhãn quý, vị dẻo bùi của hột sen hồ Tịnh Tâm.
Bây giờ người ta ít ăn ngọt nên người nấu chè phải giảm lượng đường, nhưng vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống của món ăn này. Không khí ấm áp của quán chè xua tan cái giá lạnh, ướt át của trời đất và ước mong mùa xuân ấm áp sắp tràn về.
Nguồn: dulichvn.org.vn
Từ sau Cách mạng tháng tám, nhà Nguyễn Phước tộc không còn giữ vị trí quan yếu về chính trị như trước, Đại Nội không còn là nơi sống và làm việc của vua và gia đình hoàng tộc, nét vàng son lộng lẫy cũng phải nhòa, dần dần trở thành khu di tích.
Dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn, Huế dần trở thành một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam.
Chưa có năm nào Huế có được “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” như năm 2024. Nhìn cảnh cả vạn người hôm 13/10 háo hức hội tụ về quảng trường Ngọ Môn cổ vũ cho em Võ Quang Phú Đức đang trổ tài trên chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” được truyền hình trực tiếp mới thấy “thiên thời” đã tiếp thêm luồng sinh khí và góp phần làm nổi bật “background” hoành tráng của Kinh thành Huế như thế nào.
Suốt quá trình lịch sử, các thế hệ gia đình Huế đã hình thành và bồi đắp nên những truyền thống tốt đẹp, tạo nên một diện mạo giá trị riêng của gia đình Huế.
NGUYỄN HỮU PHÚC
VÕ XUÂN TRANG
Vì ai nên nỗi sầu nầy
Chùa Tiên vắng vẻ, tớ thầy xa nhau?
VÕ VINH QUANG
TRẦN VĂN DŨNG
LÊ NGUYỄN LƯU
Thừa Thiên Huế ngày xưa còn được gọi là Thiền Kinh. Kể từ sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng chùa Thiên Mụ (1601) và chùa Sùng Hóa (1602), các nhà tu hành thấy được đấy là nơi thuận lợi cho việc hoằng Pháp, và những thảo am đầu tiên tức chùa tranh, lần lượt mọc lên...
NGÔ THỜI ĐÔN
NGUYỄN THẾ
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, người dân Thừa Thiên Huế (lúc đó gọi là phủ Thừa Thiên) có truyền tụng câu: “Bác ngạn thanh liêm, Đường Xuyên trung ái”.
NGUYỄN QUANG HÀ
Mỗi lăng tẩm, đền đài, đình các, cung điện, chùa chiền... đều góp phần làm đẹp cho Hương Giang. Tạp chí Sông Hương cũng đã góp một chút gì đó cho Huế.
TRẦN THÙY MAI
Các bạn gái Huế khi tiếp xúc với người từ địa phương khác vẫn thường được khen: giọng Huế dễ thương quá.
TRẦN VĂN DŨNG
Từ trung tâm thành phố, qua khỏi Đập Đá, theo hướng về biển Thuận An, qua thôn Vỹ Dạ thì đến làng Nam Phổ nằm bên cạnh dòng sông Phổ Lợi thơ mộng.
NGUYỄN HỮU PHÚC
Trong quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Thừa Thiên Huế, triều Nguyễn là một trong những nhân tố góp phần tạo nên diện mạo của tục thờ này.
NGUYỄN XUÂN HOA
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của chế độ bảo hộ, thực chất là đô hộ của Pháp, xã hội Việt Nam trải qua những biến động lớn, làm xuất hiện hàng loạt xu thế chưa từng có trong các thời đại trước đó.