Khi các hoạt động diễn xướng dân gian dần tách khỏi, đình làng dường như đánh mất một phần linh hồn, còn nghệ thuật truyền thống cũng thiếu khí vị. Theo NSƯT Đoàn Thanh Bình, những buổi diễn của Giáo phường Đình làng Việt một năm qua chính là hành trình để mỗi người được về lại ngày xưa, đắm mình trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Giáo phường Đình làng Việt biểu diễn ở đình So - Nguồn: Đình làng Việt
Của dân gian trả lại dân gian
- Một năm trước, cơ duyên gì khiến bà trở thành Quản giáp của Giáo phường Đình làng Việt?
NSƯT Đoàn Thanh Bình |
- Hoạt động của nhóm Đình làng Việt có một số bạn đưa nghệ thuật vào nhưng chỉ là đánh đôi khúc đàn, ngâm thơ… nhưng lần nào cũng thấy người dân hưởng ứng thích thú quá. Rồi một hôm, cả nhóm tới thăm đình Mỏ Nhài, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), khi nghỉ bên bãi đất ven suối, cạnh chợ và mở chiếu hát ngẫu hứng, bà con các bản kéo đến xem rất đông. Thế là nảy ra ý tưởng phải đưa nghệ thuật về lại dân gian. Tôi trở thành Quản giáp của Giáo phường như vậy.
- Ngôi đình Việt đẹp về kiến trúc, mỹ thuật nhưng linh hồn của đình là đời sống văn hóa cộng đồng. Các hoạt động diễn xướng dân gian có phải một phần hồn cốt ấy, thưa bà?
- Nó thực chất đã trở thành phong tục tập quán của làng quê xưa. Khi chúng tôi mở chiếu chèo sân đình mới thấy chính tại đình làng, chèo được về đúng không gian của nó và ngôi đình cũng sống động hẳn lên. “Cái gì của dân gian thì trả cho dân gian”, vì vậy, trở thành tuyên ngôn của Giáo phường đình làng Việt.
- Không biết tuyên ngôn ấy đã được đón nhận như thế nào?
- Lần nào đi diễn cũng rất đặc biệt. Như ở Thổ Hà (Bắc Giang), khán giả đông sát xung quanh, sau đình còn có một cây đa lớn, trẻ con trèo cả lên xem. Ngôi đình từ gác tam quan, từng vuông sân gạch đều rất đẹp, cộng thêm hoạt động diễn xướng trở thành không gian ấn tượng, không còn trầm lắng như trước nữa. Hay sau các buổi diễn ở đình làng, có người tâm sự 60 năm mới được xem một tiết mục “đích thực là hay”. Có những người xem chèo sân đình từ lúc còn là trẻ con, đến giờ tóc bạc da mồi mới được xem lần nữa. Chúng tôi nhớ một kỷ niệm ở đình Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội) có một cụ già lưng còng rồi, lúc đang diễn dở thì cụ đứng lên đi ra cổng. Ai cũng tưởng cụ bỏ về nhưng hóa ra cụ về lấy tiền quay lại tặng cho những cô Thị Màu, anh Nô của chiếu chèo sân đình…
![]() |
|
Giáo phường Đình làng Việt biểu diễn ở đình So | - Nguồn: Đình làng Việt |
- Dường như với chất dân dã ấy, không gian đình làng đã xóa nhòa khoảng cách giữa khán giả và diễn viên?
- Là diễn viên chuyên nghiệp, tôi đi diễn có âm thanh, ánh sáng, sân khấu lung linh, nhưng quả thực nó không cho cảm giác thăng hoa như diễn ở đình làng. Trong sân khấu hộp, diễn viên và khán giả bị ngăn cách, còn không gian đình làng thì gần gũi, khán giả trở thành đối tượng thứ ba, những tràng cười nghiêng ngả cũng như tham gia vào vở diễn. Bởi vậy, về với sân đình, cứ như các cụ xưa, mượn ngay cảnh trí ấy mà thể hiện. Đi một vòng quanh chiếu đã chuyển từ không gian này sang không gian khác rồi, chẳng cần thuyết minh hay chuyển cảnh, người xem vẫn hiểu. Đó là sân khấu cách điệu, ước lệ đúng nghĩa của chèo.
“Dao năng mài thì sắc”
- Đưa nghệ thuật trở lại làm sống dậy di sản đình làng. Mong muốn vậy nhưng làm không dễ, thậm chí có thể đánh mất những gì thuộc về truyền thống…
- Thật khó xét đoán đầy đủ, song quả thực có nhiều lễ hội đưa chèo, quan họ… về nhưng chỉ mang hình thức trình diễn sân khấu. Mà như vậy thì không thể làm cho người ta hứng thú với nghệ thuật truyền thống được. Vấn đề lớn nhất bây giờ là làm thế nào mang tới cho công chúng thứ nghệ thuật đích thực, những gì chuẩn mực và có tính hấp dẫn.
- Nên giáo phường ngoài biểu diễn thì nhiệm vụ chính còn là truyền dạy?
- Đúng vậy. Giảng dạy trong Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, tôi thấy rằng sinh viên hơi thiệt thòi, không có môi trường thực hành đúng nghĩa. Ở trường số tiết học phải chia cho môn kiến thức cơ bản nên thời gian học chuyên ngành quá ít, càng khó có những chuyến đi thực tập với sự hướng dẫn, chỉ dạy tỉ mỉ. Mọi người vẫn nói các em ra trường cứ như… Cao Biền ấy, non lắm, gọi là nắm được cơ bản nhưng cái cơ bản ấy vẫn cứng cứng. Trong khi học nghệ thuật phải được cầm tay chỉ việc, dày công rèn luyện. Mục đích của giáo phường chủ yếu là để các em được trải nghiệm. Cùng nhóm Đình làng Việt đi điền dã một lần/tháng, các em trong giáo phường vừa được tham quan di sản, vừa cọ xát thực tế, tiếp xúc với giá trị chuẩn mực.
- Thành quả một năm nhìn lại ra sao, thưa bà?
- Tôi thấy cái được lớn nhất là chứng kiến các em trưởng thành, mình vất vả nhưng dù sao cũng có thành quả bù đắp. Nghệ thuật truyền thống biểu diễn đã khó, truyền dạy cho chân thực cũng nhọc nhằn không kém. Rất vui là nhiều em tham gia kỳ đầu, tới giờ rõ ràng thấy “lên tay”, phong cách nhuần nhuyễn hơn. Các trích đoạn không được học trong nhà trường thì các em được diễn thật, những điều về chèo cổ sân đình trước chỉ giảng lý thuyết thì giờ các em được hiểu từ thực tế. “Dao năng mài thì sắc” là thế.
- Phải hiểu về ông cha mình thì mới nắm bắt được tương lai và quá trình tìm hiểu chính là đang lấp đầy những khoảng trống trong hiện tại. Ý kiến này gợi cho bà suy nghĩ gì?
- Tôi cảm thấy điều ấy hơi mơ hồ và có vẻ xa vời quá! Thực chất, chúng tôi chỉ biết dạy và… hy vọng. Các em sau khi ra trường như cánh chim bay đi, ở ngoài tầm tay của mình rồi, trong khi nhu cầu cuộc sống, sự thay đổi của xã hội lại quá mạnh, ai biết trước điều gì. Bây giờ thú thật là chỉ biết làm sao khi còn ở giáo phường, các em hiểu nghệ thuật truyền thống đích thực và làm theo cách ông bà xưa đã làm. Rồi may các em có thể trở thành hạt giống gieo ra nơi khác, lớp nọ gối lớp kia.
- Xin cảm ơn bà!
Theo Lê Thư - ĐBND
Câu chuyện về văn hóa đọc không còn là đề tài mới mẻ nhưng vẫn luôn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Liệu rằng độc giả trẻ đã chọn được cho mình hướng đi đúng đắn?
Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp tổng kết năm của Cục Xuất bản chiều 24/12. Nguyên nhân của việc không đọc xuể sách phát hành là do thiếu nhân lực.
Cùng với yêu cầu ngày một cao đối với chất lượng bản dịch, việc nhận xét, hồi âm của độc giả cũng ngày càng nhiều hơn và trực tiếp hơn, tuy nhiên, trong số đó có những người đang làm việc “ném đá” thay vì “phê bình” một cách thiện chí – đó là ý kiến của BTV Phùng Hồng Minh về những tranh luận quanh bản dịch tiểu thuyết “Bên phía nhà Swann” của Marcel Proust.
Hiện, khá nhiều kiệt tác của văn chương, triết học thế giới đã được dịch ra tiếng Việt với mục đích khai trí, “mở mắt”, dẫn bạn đọc vào biển kiến thức sâu rộng của nhân loại. Song, trước những bản dịch sai “từng xăngtimét”, bạn đọc không thể “nhắm mắt làm ngơ”…
Theo mấy nghiên cứu gần đây thì việc đọc sách văn học khiến cho người ta thông minh hơn, giàu tình cảm hơn, và văn minh hơn. Báo New York Times bèn đặt cho một số nhà văn và học giả câu hỏi: “Văn chương dạy chúng ta điều gì về tình yêu?”
Nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, giá trị nghệ thuật bị xem nhẹ, thiếu văn hóa trong cách ứng xử... là những hiện tượng cho thấy văn hóa Việt đang biến đổi một cách nhanh chóng.
Nghề vẽ tranh trên kiếng ở Phú Tân (H.Châu Thành, Sóc Trăng) từng một thời nổi tiếng khắp Nam bộ nhưng giờ đây phải đối mặt với nguy cơ mai một.
L.T.S: “Muốn giao lưu văn hóa với bên ngoài tốt thì bản thân đất nước phải tốt”. Đó là nhận định xuyên suốt cuộc nói chuyện với phóng viên Tạp chí VHNA của Nhà xuất nhập khẩu văn hóa Hữu Ngọc. Khó mà ngờ được ở tuổi 97, ông vẫn giữ tác phong nhanh nhẹn, trí nhớ minh mẫn đến vậy. Bạn bè gọi ông là “cầu thủ ngoại hạng”, điều đó thật chính xác.
Những tư liệu quý chìm trong hỗn độn hiện vật xung quanh. Những bảng biểu số liệu nặng tính báo cáo... Chúng khiến triển lãm Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển (từ ngày 4 - 12.10 tại Bảo tàng Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô) giống như một báo cáo thành tích khô cứng.
Biết bao tác giả có tác phẩm thơ, văn được sử dụng trong sách giáo khoa đã không được chi trả tiền tác quyền suốt hàng chục năm qua...
Họa sĩ Trần Lương vừa trở thành một trong hai nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa nhận được Giải thưởng Lớn giải Hoàng tử Claus 2014 (cùng Abel Rodriguez từ Colombia). “Giải thưởng cho tôi thấy rõ là mình đang làm những công việc bình thường của một công dân bình thường có trách nhiệm” - nghệ sĩ chia sẻ.
Tồn tại mấy trăm năm qua, vấn đề i và y trong chính tả tiếng Việt đã được chính quyền thuộc địa Pháp đặt vấn đề cải cách từ đầu thế kỷ XX. Sau 30-4-1975 các cơ quan hữu quan như Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có những quy định về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước trước nay cũng đã tìm hiểu và có ý kiến, nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.
Nếu như ca trù, dân ca quan họ, hát xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ, nhã nhạc cung đình Huế… của Việt
Dân tộc và Văn hóa dân tộc Việt Nam có trước rất xa ngày lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhà nước này đã được dựng nên, tồn tại và phát triển trên nền tảng văn hóa Dân tộc. Nhà nước này, như một lẽ tất yếu, có trách nhiệm bảo vệ, phát triển nền văn hóa dân tộc.
Thực tế lịch sử gần 70 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu từ công lao to lớn của Bác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.
Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử, với 12 di tích cấp quốc gia và 33 di tích cấp tỉnh. Trong thời gian qua, nhiều di tích đã được trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên, việc trùng tu lẽ ra phải trân trọng lịch sử, thì những người thực hiện lại “hoành tráng hóa” di tích.
Người ta hay quan niệm tháng bảy âm lịch là tháng “cô hồn”, rằm tháng bảy là để “xá tội vong nhân”, toàn khái niệm thuộc về “thế giới khác”. Ai đi chùa thì được biết tháng bảy còn gọi là mùa Vu Lan.
Lòng hiếu thảo hay lòng từ bi ở cấp độ cá nhân và gia đình giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng với cái xấu, cái ác bên ngoài. Một người con hiếu thảo sẽ khó bị cám dỗ bởi những tệ đoan xã hội.
Những tác phẩm văn học mang nặng tính giải trí dần chiếm lĩnh thị trường và thu hút ngày càng nhiều cây bút trẻ.
Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 1975; đặc biệt là sau tiến trình đổi mới đất nước năm 1986, văn học TPHCM có những bước phát triển rất ngoạn mục.