Sông Hương núi Ngự qua cảm nhận của vua Minh Mạng

17:38 16/04/2014

NGUYỄN HUY KHUYẾN 

Sông Hương núi Ngự từ xưa đến nay vẫn là thi tứ quen thuộc của nhiều tao nhân mặc khách du ngoạn thưởng lãm làm thơ. Ngay cả các vị vua triều Nguyễn viết về sông Hương núi Ngự cũng không ít bài. Ngoài việc nơi đây là cảnh đẹp hiếm có của đất Thần kinh, nó còn là báu vật của tự nhiên ban tặng để bảo vệ Kinh đô. Theo thuật phong thủy, Ngự Bình làm tiền án, sông Hương làm minh đường.

Ảnh: internet

Trong nhiều bài thơ viết về sông Hương và núi Ngự của các vua triều Nguyễn, chúng tôi xin được giới thiệu hai bài thơ của vua Minh Mạng về hai thắng cảnh mà sau này vua Thiệu Trị đã xếp vào Thần Kinh nhị thập cảnh.

Bài thơ Hương thủy, nằm ở tập “Ngự chế thi sơ tập”, quyển thứ 3, tờ số 51 a và 51 b. Đây là bài thơ thuộc thể ngũ ngôn bát cú, có nguyên chú địa danh rõ ràng của vua Minh Mạng. 源潔復 流長, 不孤名水芳. 味坩資眾飲, 性緩免堤防. 迥迴朝福地, 環遶奠金湯. 順化山川秀, 貽謀祚永昌.

Bài thơ "Hương Thủy"


Nguyên khiết phục lưu trường, Bất cô danh thủy phương. Vị cam tư chúng ẩm, Tính hoãn miễn đê phòng. Huýnh hồi triều phúc địa, Hoàn nhiễu điện kim thang. Thuận Hóa sơn xuyên tú, Di mưu tộ vĩnh xương. (Nguồn nước đã trong sạch sông lại chảy dài, Không chỉ có tiếng là nước sông có mùi thơm. Nước sông ngọt hợp mọi người uống, Tính tình con sông chảy thong thả không cần đê phòng. Chảy quanh co qua miền đất lành, Uốn khúc bảo vệ xứ Thần Kinh. Đất Thuận Hóa sông kì thủy tú, Để lại kế sách thái bình tốt đẹp mãi mãi).

Chính vua Minh Mạng cũng giải thích rằng: Con sông này tức là sông Hương Trà, vì tính tình ngọt và hiền hòa cho nên có tên đẹp như vậy. Các con sông ở phương Nam không con nào đẹp như thế:

“Con sông bắt nguồn ở trên núi cao xa mấy trăm dặm chia làm hai nhánh mà chảy về xuôi, cho nên nó có tên là Tả trạch, Hữu trạch, chảy đến xã La Khê thì tụ hợp mới bắt đầu có tên Hương Trà giang. Các lăng của các chúa Nguyễn đều dựa vào thế của con sông này mà chầu về. Phía hạ lưu thì chảy quanh Kinh thành và chảy thấu ra phía biển. Sông núi Thừa Thiên đẹp lạ thường thực không có gì để chê trách. Thái tổ Gia dũ Hoàng đế xây dựng nền móng, mở mang bờ cõi phía Nam, định cơ đồ ở nơi này. Tiểu tử ta thật là kính cẩn vâng mệnh, mưu tính lâu dài để làm cho cương vực quốc gia mãi dài lâu”.

Qua những lời nhận xét của vua Minh Mạng cũng như ca ngợi vẻ đẹp và tính cách của sông Hương. So với nhiều con sông khác, sông Hương ít gây tai họa cho người dân sống quanh vùng. Tuy hằng năm vào thu, nước vẫn dâng cao tràn ngập miền phụ cận, gây tai hại cho Kinh thành. Nhưng nếu đắp đê thì Kinh thành Huế và nhiều nơi phụ cận sẽ không thấy được vẻ đẹp của nó nữa. Như câu thơ của Thu Bồn: “Con sông dùng dằng con sông không chảy/ Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”.

Trong bài Ngự Bình sơn vua Minh Mạng cũng ca ngợi cảnh đẹp cũng như chức năng của núi Ngự đối với việc bảo vệ Kinh thành. Bài thơ cũng in trong “Ngự chế thi sơ tập”, quyển 3, tờ 34a:

御屏山
當闕巍巍列翠屏,藏風納水衛京城.山花似易丹清染, 松樹應難筆墨成.內抱重河佳氣聚, 外週疊嶂瑞光呈.蒼 蒼黛色年年在,屹立南天舉頂擎

Bài thơ "Ngự Bình sơn"


Đương khuyết nguy nguy liệt thúy bình, Tàng phong nạp thủy vệ Kinh thành. Sơn hoa tự dị đan thanh nhiễm, Tùng thụ ưng nan bút mặc thành. Nội bão trùng hà giai khí tụ, Ngoại chu điệp chướng thụy quang trình. Thương thương đại sắc niên niên tại, Ngất lập Nam thiên cử đỉnh kình. (Trước cửa cung cao vời vợi là núi Ngự Bình xanh biếc, Nơi chứa gió thu nước để bảo vệ chốn Kinh thành. Hoa trên núi đẹp như bức họa, Cây tùng khó có bút nào vẽ nên. Bên trong ôm ấp nhiều dòng sông khí tốt ngưng tụ, Bên ngoài núi nhỏ lớp lớp phô ánh hào quang. Sắc xanh bao phủ mãi mãi còn, Sững sững ở trời Nam tựa cột chống trời).

Núi Ngự bình được vua Minh Mạng ca ngợi là nơi chứa nước, thu gió để bảo vệ Kinh thành. Núi vừa cao lại vừa xanh màu xanh của thông của hoa cỏ. Bên trong núi thì ôm ấp nhiều dòng sông, nơi linh khí ngưng tụ, bên ngoài thì phô ánh hào quang trên từng lớp núi. Thật là một bức tranh khó có cây bút nào vẽ được.

Sông Hương núi Ngự mãi còn đó, nhưng so với xưa thì có nhiều đổi thay. Vạn vật tuần hoàn năm này qua năm khác, núi Ngự bình giờ đây chắc đã khác xưa, nhưng thông vẫn còn đó, vẫn rì rào theo gió, dòng Hương giang vẫn ngày ngày chảy qua Kinh thành, vẫn hiền dịu khoan thai lững lờ bên mái nhì mái đẩy, song trong lòng con sông ấy còn chất chứa bao điều của lịch sử văn hóa của vùng đất Thần kinh. Như lời nhận xét của vua Minh Mạng, đất Thuận Hóa sông núi đều đẹp.

N.H.K 
(SDB12/03-14)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • CAO CHÍ HẢI  

    Nghệ thuật sân khấu, âm nhạc vô cùng phong phú và đặc sắc, nhiều lễ hội cổ truyền và thuần phong mỹ tục tiêu biểu của người Việt được lưu truyền đến Nghệ thuật múa của dân tộc Việt xuất hiện cách đây khoảng 4000 năm.

  • MAI VĂN HOAN

    Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.

  • TRẦN ĐÌNH BA

    1. Lược sử, ý nghĩa lệ cày ruộng tịch điền
    Trước hết, chúng ta phải khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lúa nước, hay nói như lời nhà Nho Phan Kế Bính (1875 - 1921) có đề cập trong Việt Nam phong tục, thì đó là một “Nông quốc”1, quốc gia lấy nông nghiệp làm gốc.

  • CAO THỊ HOÀNG  

    1.
    Mùi bùn non từ cửa sông theo gió chướng lộng về, tôi ngây ngây mùi nhớ! Cái mùi nhớ đôi lúc bâng khuâng và cũng lắm khi, rịt chặt tâm hồn kẻ hậu sinh với tiền nhân thuở trước. Tôi quay lại Huế.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Trong số những đối tượng được thờ cúng và được xem là phúc thần của nhiều làng xã vùng Huế, thì Khai canh, Khai khẩn là một thần hiệu ra đời khá muộn. 

  • VĨNH AN

    Sự nhẹ nhàng của tính cách sẽ khiến doanh nghiệp (DN) Huế dễ gần gũi với khách hàng hơn; sự chu đáo trong cuộc sống khiến khách hàng có cảm giác được DN Huế quan tâm hơn; lòng yêu thiên nhiên và nếp sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ khiến khách hàng yên tâm về sự phát triển xanh và bền vững hơn của DN Huế… Và đó chính là lợi thế của DN Huế, là đặc tính văn hóa nổi bật của DN Huế.

  • TRUNG SƠN

    I - Lời nhắc nhở của nhà văn Nguyễn Tuân.
    Nhà Văn Nguyễn Tuân là người cẩn thận và độc đáo trong việc dùng chữ nghĩa. Vậy nên nhắc đến "cụ", trước hết phải có đôi lời về cái đầu bài.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nơi thờ chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Từ trung tâm thành phố, chạy thêm 25km về hướng Đông Nam sẽ gặp xã Phú Hải (thuộc huyện Phú Vang) gồm 4 ngôi làng tên Cự Lại: Cự Lại Đông, Cự Lại Bắc, Cự Lại Trung và Cự Lại Nam (dân làng thường gọi chung là Cự Lại). Những ngôi làng này nằm kề sát nhau, có chiều dài khoảng 2km, trải dọc ven biển và phá Tam Giang.

  • TRƯỜNG AN     

    “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
    Mà mưa trắng đất trắng trời…”

  • PHƯỚC VĨNH

    Du lịch dịch vụ đang được xác định là mũi tàu xanh của con thuyền rẽ sóng ra biển lớn của Thừa Thiên Huế. Làm sao để mỗi công dân đang sống ở miền sông Hương núi Ngự, ngay từ nhỏ đã được khơi gợi ý thức về việc tạo nên sản phẩm du lịch và triển khai ý tưởng đó, với một ý thức văn hóa Huế đã ăn sâu trong tiềm thức… 

  • VÕ VINH QUANG

    Tộc Nguyễn Cửu và những dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn hóa xứ Thần Kinh

  • NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

    Sau đêm binh biến Thất thủ Kinh đô, kinh thành Huế ngập chìm trong máu lửa, tiếng khóc than. Những dãy nhà gỗ, mái tranh chạy dọc hai bên đường Đông Ba đến giáp hoàng cung ngập chìm trong biển lửa. Bọn Tây tay súng, lưỡi lê hàng ngang tha hồ tàn sát quân dân ta.

  • NGUYỄN CAO THÁI

    “Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”

  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Đặt vấn đề
    Có lẽ không ít lần chúng ta đã nghe nói đến hai dạng thơ Song điệpSong thanh điệp vận của thể thơ Thất ngôn luật Đường, trên thi đàn Việt. Vậy chúng là những kiểu, dạng thơ như thế nào, và quan hệ giữa chúng ra sao?

  • HOÀI VŨ

    * Vài nét về việc du nhập điện ảnh vào Huế
    Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) năm 2016 có đăng bài “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cung cấp nhiều tư liệu rất quý.

  • THẢO QUỲNH

    Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:

  • Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh các chương trình trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội. Mỗi chương trình trong chuỗi các chương trình lớn, như là một căn nền tạo lực nâng cho tương lai.

  • Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

    THANH BIÊN (*)

  • NGUYỄN THÀNH

    Kỷ niệm 60 năm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (1957 - 2017)