Sex với những xúc cảm thiêng liêng

19:45 10/03/2008
VĂN GIÁNhững ngày vừa qua, và hiện giờ vẫn chưa hẳn đã chấm dứt, báo giới rộ lên câu chuyện về vấn đề sex trong văn chương. Mỗi người luận giải một cách. Người khắt khe theo lập trường đạo đức truyền thống thì phê phán. Người cởi mở theo tinh thần tân tiến thì tung hô. Lại có người theo phái trung dung, không ra giọng cấm đoán hay ủng hộ, chỉ kêu gọi không lạm dụng sex, không phản lại đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc... Đây là một vấn đề không dễ bàn. Là kẻ vào cuộc muộn, tôi xin góp thêm một vài suy nghĩ riêng. 

Phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX

Những ngày vừa qua, và hiện giờ vẫn chưa hẳn đã chấm dứt, báo giới rộ lên câu chuyện về vấn đề sex trong văn chương. Mỗi người luận giải một cách. Người khắt khe theo lập trường đạo đức truyền thống thì phê phán. Người cởi mở theo tinh thần tân tiến thì tung hô. Lại có người theo phái trung dung, không ra giọng cấm đoán hay ủng hộ, chỉ kêu gọi không lạm dụng sex, không phản lại đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc... Đây là một vấn đề không dễ bàn. Là kẻ vào cuộc muộn, tôi xin góp thêm một vài suy nghĩ riêng.

1. Có một nền văn hoá đại chúng lạm dụng yếu tố sex
Kể từ những năm 90 của thế kỷ vừa qua trở lại đây, khi chúng ta mở cửa, hội nhập kinh tế, thì lập tức tinh thần văn hoá đại chúng phương Tây cũng tràn vào theo. Phương Tây ở đây được hiểu không chỉ từ phương Tây trực tiếp tràn sang, mà còn từ một số nước cận kề theo tinh thần phương Tây cũng ào ạt táp vào như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... chẳng hạn. Nền văn hoá đại chúng này có 3 điểm nổi bật: lối sống tiêu dùng tôn thờ tiện nghi, thời trang, và quảng cáo - cả ba thứ được coi trọng hàng đầu trong xã hội, nhất là giới trẻ. Tinh thần này như một dòng chủ lưu đã xâm nhập, chi phối hầu như toàn bộ đời sống nhân loại. Nó tấn công vào đạo đức, thói quen, cách cảm cách nghĩ truyền thống. Nó khước từ thần tượng. Nó đề cao công ăn việc làm, kiếm tiền, và hưởng thụ. Nó kích động con người tự quảng bá chính mình... Tinh thần chung của xã hội hiện đại thực sự là nơi ngự trị của con người cá nhân với tất cả sức mạnh tích cực cũng như hệ lụy của nó.

Điểm nổi bật nhất của bức tranh đời sống hiện đại là công nghệ quảng cáo. Và ở lĩnh vực quảng cáo này có sự tràn ngập của sex - tức các vấn đề về dục tính, và sinh lý của con người. Hoạt động quảng cáo có mặt trên TV, trên báo chí, các tờ rơi, phim ảnh, trên pa-nô-áp-phích, trên xe Bus, ô tô, trên thời trang, bao bì các mặt hàng... Nó sử dụng các kênh âm thanh và thị giác để chuyển tải tới công chúng. Chưa bao giờ hình ảnh thân thể của phụ nữ kể cả của đàn ông lại được khai thác triệt để và phong phú đến vậy vào công nghiệp quảng cáo. Họ sử dụng làn da, mái tóc, mắt môi, mông ngực, lời nói, dáng điệu; hình ảnh các cảnh tắm, gội, cởi áo cởi quần, mời gọi mồi chài đàn ông, hôn nhau, mơn trớn nhau... Có một luồng ý kiến ở phương Tây từ những năm 70 của thế kỷ trước đã lên tiếng phản đối việc khai thác lạm dụng hình ảnh phụ nữ trên quảng cáo thương mại. Họ cho rằng hình ảnh phụ nữ trong quảng cáo đại đa số hiện ra mang tính chất như là “vật khêu gợi”. Nhưng xem ra sự phản kháng yếu ớt đó không ăn nhằm gì đối với cái cỗ xe quảng cáo khổng lồ của thời kinh tế thị trường toàn cầu. Tinh thần quảng cáo này đã tấn công mạnh mẽ, ào ạt vào các lĩnh vực thời trang, sân khấu, dạ hội, điện ảnh, hội hoạ, nhiếp ảnh... và đặc biệt là lĩnh vực sáng tạo ngôn từ nghệ thuật. Có thể nói rằng cho đến giờ, trong lĩnh vực truyền thông rộng lớn và trong lĩnh vực văn chương, ngôn ngữ thân thể (body languge) của con người được/ bị sử dụng công khai, đầy rẫy, với nhiều cấp độ từ sex đến sexy, tức là từ dục tính, phái tính, hình thể đến khiêu dâm, thác loạn.

2. Sex từ chỗ thiêng liêng đến chỗ bị giải thiêng
Có thể dễ dàng nhất trí với nhau một luận đề: trong quan hệ tình dục nam nữ bao giờ cũng thống nhất hai mặt vừa thiêng liêng vừa phàm tục, vừa là những khải ngộ thiên đường vừa là những chất độc chết người. “Thiêng liêng” là một từ gợi nên ý niệm về một sự gìn giữ, dè dặt, thánh hoá; ngược lại với những sự thô bạo, trần tục, ô uế. Trong tình yêu, nếu chỉ có thiêng liêng không thôi sẽ là siêu hình, nhưng nếu chỉ có phàm tục không thôi cũng lại đẩy con người vào cấp hạ đẳng. Cái bí ẩn màu nhiệm và mê đắm nhất của sex chính là đi chênh vênh giữa lằn ranh của hai tính chất đó, nhưng rốt cuộc, bao giờ cũng hướng về những xúc cảm thiêng liêng.
Từ xưa tới nay, bất cứ một nhà văn chân chính nào khi miêu tả sex cũng đều có một khát vọng biểu đạt một trạng thái tinh thần đẹp đẽ cao quý nào đó. Sex không chỉ dừng lại ở sex, mà cùng với nó là những xúc cảm thiêng liêng, khi đó con người cảm thấy được nâng niu trân trọng. Các cây bút sử dụng chất liệu miêu tả sex với nhiều cấp độ khác nhau. Có khi chỉ là sự miêu tả vẻ đẹp hình thể bên ngoài nhằm đem lại một cảm xúc gợi tình. Có khi miêu tả những trạng thái tâm lý đang thèm khát dục tình nhưng bị tiết chế căng thẳng. Có khi là những cuộc mây mưa thẳng thừng, công khai, không che đậy, tràn đầy hoan lạc... Nhưng họ thống nhất ở một điểm: sau những cấp độ dục tính ấy là một chất lượng mới về toàn bộ con người hiện hữu theo nghĩa gồm cả tinh thần lẫn thân thể. Hai người trong cuộc lần đầu tiên phát hiện ra mình trong một trạng thái hoàn toàn mới, với một năng lượng mới, sung mãn, sáng láng. Họ đạt được những cảm xúc thiêng liêng về sự sống mầu nhiệm và thăng hoa của con người. Không thiếu những ví dụ trong văn chương Đông Tây kim cổ có thể chứng minh hùng hồn về điều này.

Có ý kiến cho rằng dưới góc nhìn văn hoá cần phân biệt hai hiện tượng của tính dục: hứng dục và khiêu dâm. Hứng dục là sự bộc lộ những ước muốn về tình dục hoặc là những ám ảnh tình dục. Hứng dục mang tính thẩm mỹ và đôi khi có ý nghĩa tương trưng thần bí. Còn khiêu dâm thường hướng đến những hình ảnh tục tĩu, nhớp nháp, nhầy nhụa. Hứng dục vị tinh thần, vị nghệ thuật. Khiêu dâm chỉ để vị khiêu dâm mà thôi(1). Như vậy, hứng dục còn thuộc về phạm trù của cái thiêng liêng, khiêu dâm đã thuộc về sự giải thiêng.
Nhìn vào văn học Việt ngày hôm nay, yếu tố sex đang được các cây bút văn cũng như thơ sử dụng thoải mái, không còn bị coi là vùng cấm như trước nữa. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng sex đang có nguy cơ bị giải thiêng. Nghĩa là dưới sự thể hiện của không ít các cây bút, nó đã trượt từ hứng dục sang khiêu dâm, từ sex đến sexy thuần tuý. Các bộ phận thân thể người, kể cả các sản phẩm của giao hợp, bài tiết của người được gọi bằng tên, thậm chí được miêu tả cặn kẽ đến mức mất vệ sinh, xúc phạm chính con người.

Tình hình đó phản ánh hai điều. Thứ nhất, cũng giống phương Tây những năm đầu thế kỷ XX (chứ bây giờ họ chẳng mấy khi bàn đến nữa), nó nhằm phản ứng lại một cách cực đoan với thói đạo đức giả trong cách luận bàn về vấn đề tính dục của một bộ phận người khá đông đảo trong xã hội, những người này thường giữa ý nghĩ và hành vi khác xa với lời nói. Thứ hai, nó cũng phản ảnh một thực tế là một số cây bút này đã rơi vào tình trạng khánh kiệt về ngôn từ, không có khả năng biểu đạt các xúc cảm và ý tưởng về đời sống của/ về chính anh ta và xã hội, ấy là chưa kể đến sự cằn cỗi đáng thương của tâm hồn. Có người muốn cố cắt nghĩa về hiện tượng văn chương kể trên, hay tìm đến các lý thuyết phương Tây đã thoái trào như Tân hình thức, Hậu hiện đại... Tôi thấy không phải. Theo được các trào lưu kể trên một cách đến nơi đến chốn thì đã làm sang cho văn học Việt ! Nhưng vấn đề chính là ở chỗ họ không có cái khát vọng nghiêm túc để làm mới nền văn học dân tộc, mà họ mưu cầu một cái gì đó ngoài văn học, mang tính vị kỷ, có trời mà biết.

3. Hoàn nguyên vẻ đẹp cổ điển của sex với cách làm mới của thời hiện đại
Những vẻ đẹp của sex trong văn chương đã ổn định trong hệ giá trị nhằm tôn vinh con người, đánh thức năng lực tiềm ẩn của con người, truyền cho con người năng lượng và ý nghĩa cuộc sống, và được bao bọc trong những cảm xúc thiêng liêng, nghĩa là một thứ sex mang giá trị mỹ học và nhân văn. Đó là những: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà - Rày rày sẵn đúc một toà thiên nhiên”. Đó là cơn hứng dục của Chí Phèo - Thị Nở để rồi Chí Phèo có được khát vọng làm người lương thiện, còn Thị Nở trên thực tế đã được làm một người đàn bà hoàn hảo. Đó còn là những cảm xúc ái ân của Kiên và Phương trong Nỗi buồn chiến tranh, cái dục tính đàn bà của nàng Bua trong Những ngọn gió Hua Tát, là những cảnh làm tình giữa nhân vật Watanabe với hai thiếu nữ và một người đàn bà trong Rừng Na Uy mới đây... Tất cả, sau những cơn ân ái là một sự khai phóng tâm hồn và trí tuệ, con người trở nên cao quý hơn, có phẩm giá hơn, thiết tha với sự sống, với cuộc đời hơn. Nhà văn Tạ Duy Anh rất có lý khi cho rằng có hai thứ sex: thứ dục vọng tăm tối, mù quáng sẽ chỉ gây tai hoạ, thậm chí dẫn đến cái chết; và một thứ tình dục thăng hoa, nó là ánh sáng, nó tạo ra sự sống(2). Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư đã miêu tả sex rất thành công ở nhân vật ông bố theo hướng biến ông ta thành hiện thân của thứ dục vọng tăm tối có tính huỷ diệt.

Tuy nhiên, cách biểu đạt sex ngày nay không thể như xưa được nữa. Ngày xưa, ngôn ngữ mang tính ẩn dụ, ước lệ, mỹ hoá. Nói về về sex mà trang trọng, thanh khiết (Ví dụ: Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm - Nàng là hương hay nhan sắc nên hương...). Ngôn ngữ văn học ngày nay chân thực hơn, trực diện hơn, nhưng vẫn có thể phát lộ được những vẻ đẹp tinh tế, thiêng liêng, lấp lánh của sự sống siêu việt.
Càng được tự do thoải mái trong viết lách, trong biểu đạt ngôn từ, trên thực tế lại càng thấy khó viết hơn. Bởi lúc này chỉ còn tuỳ thuộc vào tài năng, bản lĩnh văn hoá của mỗi người cầm bút. Am hiểu sâu rộng văn hoá dân tộc và thế giới, thành thực với chính tâm hồn mình sẽ giúp cho mỗi người cầm bút làm chủ được chất liệu, đề tài, ngôn ngữ, tránh sa lầy vào những bế tắc cùng quẫn hoặc dễ dãi, tầm thường. Sex trong văn chương là một thứ thử thách rất cao đối với mỗi người cầm bút.
Hà Nội, ngày 22.9.2006
 
V.G

(nguồn: TCSH số 213 - 11 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN PHƯƠNG TRÀĐầu năm 1961, hai mươi bốn sinh viên khóa 3 Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội chuẩn bị thi tốt nghiệp. Bắt đầu từ năm học này, sinh viên khoa ngữ văn phải làm luận án. Mỗi chúng tôi được giao làm một bản khóa luận về một vấn đề văn học, một tác giả hay một trào lưu văn học trong hoặc ngoài nước. Tôi chọn viết về Thanh Hải, Giang Nam, hai nhà thơ quen thuộc của miền Nam hồi ấy.

  • NGUYỄN THỤY KHATôi bắt đầu những dòng này về Thanh khó khăn như chính thời gian dằng dặc Thanh đã đi và sống để tìm đến những thời điểm bấm máy "độc nhất vô nhị", nhưng "khoảnh khắc vàng" mà đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh không phải ai cũng có cơ may.

  • NGÔ MINHTrong đội ngũ các nhà thơ Việt hiện đại thế kỷ 20 đang sống ở Huế, có một nữ nhà thơ nổi tiếng thơ hay từ khi mới tuổi hai mươi, suốt mấy chục năm qua luôn được độc giả thơ cả nước ái mộ.

  • THANH THẢONgười dịch Marquez ấy chưa một lần gặp Marquez, dù anh đã từng sang tận xứ quê hương văn hào này.

  • SƠN TÙNGTôi đến sứ quán Việt Nam ở đợi vé máy bay về Bắc Kinh. Phu nhân đại biện lâm thời Tôn Quang Đẩu là bà Hải Ninh phụ trách lưu học sinh sinh viên Việt Nam tại Liên Xô, tôi là đại biểu sinh viên thuộc sự quản lý của bà khi lưu lại Mátxcơva. Cho nên được bà Hải Ninh giúp đỡ tôi như chị gái săn sóc em vậy.

  • VŨ HUẾGiải phóng đã tới năm 78, ba năm sau miền Nam nói chung và thành thị nói riêng, hàng hóa chẳng còn thứ gì “giá rẻ như bèo” (kể cả là nhà, đất). Huống gì tôi không phải hạng có tiền rủng rỉnh (ngoài lương), thành có muốn cái gì cũng khó.

  • PHONG LÊTết Dần năm 1998, vào tuổi 80, bác Kế yếu đi nhiều lắm. Sự thay đổi quá chóng khiến tôi bất ngờ.

  • HOÀNG MINH NHÂNNăm 1992, nhà thơ Lưu Trọng Lư cùng vợ là bà Tôn Lệ Minh vào Đà Nẵng thăm chơi, tôi có gặp. Lúc ấy tôi đang sưu tầm tư liệu về nhà thơ Phạm Hầu. Biết thời còn học ở Quốc Học Huế, nhà thơ Phạm Hầu rất ngưỡng mộ bà Minh, và đã làm nhiều bài thơ tình đặc sắc tặng bà.

  • TRẦN CÔNG TẤNCách nay vừa tròn 47 năm, Lê Minh Ngọc cùng chúng tôi ở chung đơn vị. Sau đó, tôi đi Mặt trận Lào. Minh Ngọc về làm hậu cần rồi đi Bắc Kinh học ngoại ngữ.

  • PHONG LÊTôi được một "cú phôn" mời dự cuộc gặp mặt của một nhóm anh em nhân ngày 20-11 và nhân 40 năm Ủy ban khoa học nhà nước.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNMùa Hè năm 2007, từ Huế chúng tôi chuẩn bị ra thăm Hà Nội lần đầu. Trên ga Huế, chờ chuyến Tàu Đỏ xuyên Việt buổi chiều, nghe một người bạn chưa bao giờ gặp là anh Văn Thành nói trong điện thoại: “Cậu hên quá! Hà Nội đang nắng gắt bỗng dưng hôm qua lại có gió mùa Đông Bắc. Bây giờ Hà Nội như mùa Thu”.

  • NGUYỄN HÀO HẢII. Người tình thứ ba của họa sĩ lớn nhất thế kỷVừa qua ở Paris đã tổ chức cuộc triển lãm bán đấu giá toàn bộ bộ sưu tập Picasso của Dora Maar gây ra một sự huyên náo trong đời sống nghệ thuật ở thành phố họa lệ này sau những tháng ngày im lìm buồn tẻ do ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng toàn cầu triền miên. Cuộc triển lãm này đã làm người ta nhớ lại người đàn bà thứ ba của hoạ sĩ lớn nhất thế kỷ.

  • Lập thân, lập nghiệp ở Pháp nhưng Tiến sĩ Thu Trang vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc. Hơn 10 năm nay bà dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu tiềm năng du lịch Việt Nam, viết sách về du lịch, tham gia giảng dạy ở nhiều lớp đào tạo cán bộ du lịch và ở khoa du lịch của một số trường đại học trong nước. Là một cộng tác viên thân thiết, tên tuổi bà đã thân thuộc với độc giả Tạp chí Sông Hương, thế nhưng ít người đọc được biết người trí thức Việt kiều yêu nước này từng là Hoa hậu Sài Gòn 1955.

  • VÕ MẠNH LẬPÔng Nguyễn Văn Thương xa quê hương làng Vân Thê, Hương Thủy TT.Huế từ hồi còn trẻ. Ông cũng như mọi con người khác, xa quê, thương cha nhớ mẹ. Xa quê là nhớ quê, đậm nét tình bờ dậu, gốc tre làng, hương hoa của đất phảng phất theo suốt chặng đường xa.

  • HOÀNG QUỐC HẢITình cờ và cũng là may mắn nữa, vào Sài Gòn lần này tôi được gặp bà góa phụ Vũ Hoàng Chương, tức bà Thục Oanh ở nhà ông Trần Mai Châu, nơi đường Tự Đức cũ. Nhà ở xế ngôi trường Trần Văn Ơn vài chục mét.

  • LTS: Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân là một trong những người cầm bút từ Trường Sơn về đã lao vào việc nghiên cứu lịch sử văn hoá Huế và đã đạt được một số kết quả. Trong số những gì đã đạt được anh thú vị nhất là Chuyên đề Bác Hồ, thời niên thiếu ở núi Ngự sông Hương.

  • HOÀNG CẦMThư gửi người âm (nhớ thi sĩ Đặng Đình Hưng)

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHCơn cuồng lũ đã chìm về thủy phủ hơn chục ngày rồi mà những nơi nó đi qua vẫn ngổn ngang, bơ phờ xác họa. Huế vốn là một thành phố sạch đẹp với sương khói mờ nhân ảnh, thế mà giờ đây lại phải thay vào đó bằng rác rưởi, bụi bặm. Khắp phố phường ai nấy đều khẩn trương thu dọn, xử lý nhưng sức người không thể làm kịp cái khối lượng khổng lồ hậu quả thiên tai để lại.

  • HOÀNG PHƯỚCTrận lũ lịch sử đầu tháng 11 vừa qua, Thừa Thiên Huế là tỉnh bị thiệt hại rất nặng cả về người và của cải. Anh em Văn nghệ sĩ may mắn không ai mất mạng, nhưng cũng đã có trên 300 người nhà bị ngập nước, bị sập, bị tốc mái... Một số lớn những kinh sách, thư tịch, sách cổ, tranh ảnh nghệ thuật, hoành phi đối liễn, từ điển các loại, đồ sứ men lam, đàn dương cầm, nhạc cụ dân tộc, phim, máy ảnh, máy ghi hình, bản thảo, tài liệu gốc có giá trị văn hóa lịch sử, hư hỏng ẩm ướt, hoặc bị bùn đất vùi lấp, bị trôi, thiệt hại không thể tính được.

  • HOÀNG MINH TƯỜNGĐi Bình Trị Thiên hè này, tôi có hạnh phúc được hầu chuyện quá nhiều văn nhân nổi tiếng.Nhà văn Nguyễn Quang Hà, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, ngay khi vừa đi phá Tam Giang tìm bối cảnh cho bộ phim truyền hình nhiều tập, về đến thành phố, đã tìm đến khách sạn, giao cho hai bố con tôi chiếc honda 86 và hai mũ bảo hiểm. Xăng đầy bình rồi. Cứ thế mà đi. Ông cười hiền từ chỉ hướng cho hai bố con lên đàn Nam Giao và khu đền thờ Huyền Trân Công Chúa vừa mới khánh thành.