Chúng ta sẽ đón nhận ở đó những cảm xúc thăng hoa từ nghệ thuật cây cảnh, cảm xúc thiền với cỏ cây được các nghệ nhân khắp mọi miền đất nước mang về. Chúng ta sẽ cùng thưởng thức ở đó sự tinh tế được nâng lên thành nghệ thuật của hàng trăm món ăn đến từ ba miền Tổ quốc trong những không gian xanh cổ kính và lãng mạn. Nhân đây, Tạp chí Sông Hương hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc những bài viết được thoát thai từ tâm huyết của những người con xứ Huế. Họ đang sống xa và gần Huế, đang yêu và hiểu Huế hơn từng ngày, trong chuyên đề nhỏ PHONG VỊ HUẾ chào mừng Festival Nghề truyền thống Huế 2011. SÔNG HƯƠNG Sẽ xuất hiện nhiều không gian văn hóa sôi động ở “Bếp Việt trong vườn Huế” Tạp chí Sông Hương vừa có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Thạnh (NĐT) - Phó chủ tịch UBND Thành phố Huế, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2011. Ông cho biết, năm nay BTC quyết định lựa chọn 2 nghề truyền thống độc đáo thể hiện phong cách sống Huế và các vùng miền trong cả nước là Ẩm thực và Cây kiểng cùng thể hiện chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”. Ngoài ra, Festival NTT lần này còn tôn vinh các nghệ nhân là những người có những đóng góp cho sự gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống. “Bếp Việt trong vườn Huế” sẽ có sự kết hợp hai yếu tố: tôn vinh các giá trị nghề thủ công truyền thống và hoạt động lễ hội, nhằm mục đích giới thiệu những thành tựu trong việc khôi phục và phát triển các nghề thủ công và các làng nghề mang tính đặc thù của địa phương. *PV: Mỗi chủ đề Festival NTT là sự đề xuất và lựa chọn được căn cứ trên nhiều tiêu chí, chủ đề năm nay xuất phát từ ý tưởng nào, thưa ông?
Bên cạnh đó, nghề trồng cây cảnh đã đi vào cuộc sống như một nét sinh hoạt văn hóa, một thú chơi tao nhã thể hiện một phần tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng. Thú chơi cây cảnh có tính quần chúng rộng rãi, khơi gợi những giá trị thẩm mỹ độc đáo thể hiện tính sáng tạo nghệ thuật và triết lý nhân sinh trong văn hóa thưởng thức của dân tộc. Riêng với Huế, trong một chừng mực nào đó có thể khẳng định thú chơi cây cảnh và giá trị của những khu vườn Huế là những di sản cần phải gìn giữ, bảo tồn. * PV: Với vai trò chủ nhà Festival NTT 2011,Huế sẽ giới thiệu đến với du khách trong nước và quốc tế những sản phẩm rất riêng gì của Cố đô Huế? * NĐT: Đến với Festival NTT lần này, du khách sẽ đựơc đắm mình trong một không gian hết sức đặc trưng của văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế. Một trong những điểm nhấn của lễ hội lần này là giới thiệu các loại ẩm thực đặc trưng Huế như: Ẩm thực cung đình, ẩm thực chay và ẩm thực dân gian. Dự kiến, Ban Tổ chức sẽ giới thiệu có tính tham khảo một bữa tiệc cung đình với một số món ăn đã từng được đưa vào thực đơn chiêu đãi sứ thần tại Duyệt Thị Đường và một bữa tiệc cung phủ. Không gian ẩm thực dân gian Huế sẽ giới thiệu các món ăn đặc sản từ các khu vườn Huế. Không gian ẩm thực chay sẽ được thực hiện với những đầu bếp đến từ các chùa, niệm phật đường và gia đình phật tử. Cùng với các hoạt động của Festival NTT, du khách còn được tham quan không gian trưng bày xưa nay hiếm với các cổ vật cung đình đến từ Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, bộ sưu tập cổ vật về ẩm thực của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, bộ sưu tập của nhà sưu tập Tú Anh, * PV: Chương trình nghệ thuật và không gian diễn ra Festival NTT năm 2011 có gì khác so với năm 2009? * NĐT: So với năm 2009 cũng như các kỳ trước đây, Festival NTT Huế 2011 có quy mô rộng hơn, không gian tổ chức được chia thành các khu vực liên quan đến việc giới thiệu, quảng bá và trình diễn các nghề truyền thống. Không gian giới thiệu NTT lần này sẽ diễn ra cả hai bên bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn (được kéo dài từ cửa Quảng Đức cho đến cửa Thượng Tứ). Các địa điểm trên sẽ giới thiệu các món ăn đặc trưng của ba miền Bắc, Trung, Nam như: không gian “Ẩm thực thời khẩn hoang” với hơi đất miệt vườn mênh mông và khí trời lồng lộng Đất phương Nam; không gian ẩm thực Bắc Bộ “Thương nhớ mười hai” với phong vị ẩm thực đất Bắc đậm đà sẽ là những hoạt động lễ hội thú vị dành cho những du khách và người dân tham gia Festival. Cuối cùng là không gian vườn Huế với “Thực phổ bách thiên” và nghệ thuật làm bếp kiểu Huế. Không gian giới thiệu cây cảnh sẽ được tổ chức tại Phu Văn Lâu và phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu với sự tham gia của các nghệ nhân trồng cây cảnh nổi tiếng với các loại cây mang tính đặc trưng của các vùng miền. Chương trình nghệ thuật khai mạc sẽ diễn ra tại Quảng trường Ngọ Môn. Tại các không gian khác sẽ thường xuyên có các chương trình nghệ thuật gắn với văn hóa các vùng miền như ca Huế, đàn ca tài tử Nam bộ, ca Trù, hát Xẩm và nhiều trò chơi dân gian khác. *PV: Festival là dịp để người dân và du khách tham quan và thưởng lãm các hoạt động nghệ thuật, vậy họ có thể tham gia vào những hoạt động nào tại Festival lần này? * NĐT: Festival NTT là một lễ hội mang tính cộng đồng, do vậy người dân Huế và du khách sẽ là những chủ nhân thực sự của Festival, bởi không có sự đồng hành của công chúng, sẽ không đem lại thành công cho lễ hội. Ngoài việc tham quan, thưởng thức các hoạt động văn hoá nghệ thuật của lễ hội, người dân và du khách có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng như: Hướng dẫn và dạy các món ăn; Hội thi “Bữa ăn hạnh phúc”dành cho các đôi vợ chồng trổ tài nấu ăn; Trình diễn nghề và dạy thêu, đan lát, làm diều (tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam); hoạt động ẩm thực và dạy làm các món ăn Huế (tại nhà hàng Tịnh Gia Viên, nhà hàng Thiền Tâm và ẩm thực tại các khách sạn, nhà vườn Huế)… Bên cạnh đó du khách còn tham gia các trò chơi dân gian (như đập om, đu tiên, nhảy bao bố, cờ tướng, bài chòi) ở không gian ẩm thực. Với sự chuẩn bị hết sức chu đáo của Ban Tổ chức, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng của nhân dân thành phố Huế, chúng tôi hy vọng Festival NTT Huế năm 2011 sẽ mang lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách và bạn bè quốc tế đến với Huế trong dịp Festival lần này. PV: Xin cảm ơn ông! TRƯỜNG VĨNH (thực hiện) (267/5-11) |
BÙI MINH ĐỨCNói tới “khẩu vị” là nói tới món ăn mà mình thích ăn, nói tới món ăn mà mình ăn thấy vừa miệng. Mỗi khi ăn món ăn nào mà mình thấy món đó ngon và lại còn muốn ăn thêm nữa thì người Huế bảo đó là “món ăn hợp khẩu vị”.
HOÀNG THỊ NHƯ HUYMỗi chúng ta ai cũng có một quê hương để thương nhớ khi vì cuộc mưu sinh mà phải lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi cũng thế. Tôi sinh ra và lớn lên trong một ngôi vườn rợp bóng cây xanh ở khu Nội thành Huế cổ. Nơi đầy ắp bao kỷ niệm thời thơ ấu đã qua.
HỒ VĨNH“Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôiGạo De An Cựu mà nuôi mẹ già” (Ca dao)
THÁI KIM LANTôi đã bắt đầu đọc Văn hoá ẩm thực Huế với một chút lo âu, nỗi lo của một người “chẳng biết ất giáp chi” đang đứng trước một tác phẩm e chừng… đồ sộ bao trùm cả một vùng trời chưa tới… như một chú (chị) dế mèn - tuy đã nhiều lần phiêu lưu - vẫn còn run đôi râu khi chạm vào những gì khác hẳn với độ mềm của hạt sương hay cái tươi mát của ngọn cỏ hay chút rung động của màu trăng rơi trên lá…
LÊ PHÙNGTừ những thành công của các kỳ Festival văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế, cũng như các Festival chuyên đề Nghề Truyền thống, Huế đã khẳng định được năng lực tổ chức, điều hành chương trình của một loại hình hoạt động văn hóa khá mới mẻ ở Việt Nam.
Tối ngày 13/6, tại sân khấu Bãi bồi Đập Đá đã diễn ra lễ khai mạc Festival nghề truyền thống Huế 2009 và ra mắt Hội áo dài đầu tiên của Việt Nam, chương trình đã tạo được nhiều ấn tượng với người xem ngay từ cách thiết kế, bài trí sân khấu đến những màn trình diến của các nghệ sỹ, diễn viên.
Sáng ngày 12/6, tại Khu trưng bày số 15 Lê Lợi, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc Không gian làng nghề và Trưng bày cổ vật với sự tham gia của 100 nghệ nhân từ 12 làng nghề truyền thống nổi tiếng trong cả nước và cuộc hội tụ của hơn 50 nhà sưu tập cổ vật ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh...
Tối ngày 11/6, tại sân điện Thái Hòa, Đại Nội Huế, Công ty Cổ phần Truyền thông Vẻ Đẹp Việt phối hợp với Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Chương trình ‘Vẻ đẹp Việt” lần thứ nhất, vinh các nghệ nhân Ca Huế, Ca Trù và Nhã Nhạc.
Chiều ngày 11/6, tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc triển lãm ảnh tư liệu- nghệ thuật “ Cây cầu và dòng sông” nhân kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba. Với hơn 80 bức ảnh chụp về cầu Trường Tiền và dòng sông Hương qua các thời kỳ.
Chiều 11/6, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm Gốm nghệ thuật của các tác giả chuyên ngành Trang trí và Điêu khắc, là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Sáng ngày 10/6, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, số 15 Lê Lợi, Huế, BTC Festival nghề truyền thống- Huế 2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế cùng Trung tâm đã phối hợp tổ chức triển lãm tranh sơn mài của các hoạ sỹ Huế và gốm của học sỹ Lê Bá Đảng.
Chiều ngày 9/6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, phòng triển lãm tranh sơn mài truyền thống của cố hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng đã được khai mạc.
CUỘC HỘI TỤ CỦA GỐM SỨ, PHÁP LAM VÀ SƠN MÀI BÊN BỜ SÔNG HƯƠNGXUÂN ANVới chủ đề “Nghề truyền thống - bản sắc và phát triển” Festival nghề truyền thống Huế 2009 được diễn ra từ 12 - 14/6/2009 tại thành phố Huế. Đây sẽ là cuộc trưng bày Gốm sứ, Sơn mài và Pháp lam lớn nhất từ trước đến nay; là nơi hội tụ, gặp gỡ của các họa sĩ, nghệ nhân và thợ lành nghề Gốm sứ, Pháp lam và Sơn mài ba miền bên dòng sông Hương thơ mộng.
Sáng ngày 9/6, tại Café Art Gallery Sông Như số 7/14 Nguyễn Công Trứ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh mang tên “ Mùa tháng sáu”. Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động chương trình Festival nghề truyền thống- Huế 2009.