Chúng ta sẽ đón nhận ở đó những cảm xúc thăng hoa từ nghệ thuật cây cảnh, cảm xúc thiền với cỏ cây được các nghệ nhân khắp mọi miền đất nước mang về. Chúng ta sẽ cùng thưởng thức ở đó sự tinh tế được nâng lên thành nghệ thuật của hàng trăm món ăn đến từ ba miền Tổ quốc trong những không gian xanh cổ kính và lãng mạn. Nhân đây, Tạp chí Sông Hương hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc những bài viết được thoát thai từ tâm huyết của những người con xứ Huế. Họ đang sống xa và gần Huế, đang yêu và hiểu Huế hơn từng ngày, trong chuyên đề nhỏ PHONG VỊ HUẾ chào mừng Festival Nghề truyền thống Huế 2011. SÔNG HƯƠNG Sẽ xuất hiện nhiều không gian văn hóa sôi động ở “Bếp Việt trong vườn Huế” Tạp chí Sông Hương vừa có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Thạnh (NĐT) - Phó chủ tịch UBND Thành phố Huế, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2011. Ông cho biết, năm nay BTC quyết định lựa chọn 2 nghề truyền thống độc đáo thể hiện phong cách sống Huế và các vùng miền trong cả nước là Ẩm thực và Cây kiểng cùng thể hiện chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”. Ngoài ra, Festival NTT lần này còn tôn vinh các nghệ nhân là những người có những đóng góp cho sự gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống. “Bếp Việt trong vườn Huế” sẽ có sự kết hợp hai yếu tố: tôn vinh các giá trị nghề thủ công truyền thống và hoạt động lễ hội, nhằm mục đích giới thiệu những thành tựu trong việc khôi phục và phát triển các nghề thủ công và các làng nghề mang tính đặc thù của địa phương. *PV: Mỗi chủ đề Festival NTT là sự đề xuất và lựa chọn được căn cứ trên nhiều tiêu chí, chủ đề năm nay xuất phát từ ý tưởng nào, thưa ông?
Bên cạnh đó, nghề trồng cây cảnh đã đi vào cuộc sống như một nét sinh hoạt văn hóa, một thú chơi tao nhã thể hiện một phần tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và người Huế nói riêng. Thú chơi cây cảnh có tính quần chúng rộng rãi, khơi gợi những giá trị thẩm mỹ độc đáo thể hiện tính sáng tạo nghệ thuật và triết lý nhân sinh trong văn hóa thưởng thức của dân tộc. Riêng với Huế, trong một chừng mực nào đó có thể khẳng định thú chơi cây cảnh và giá trị của những khu vườn Huế là những di sản cần phải gìn giữ, bảo tồn. * PV: Với vai trò chủ nhà Festival NTT 2011,Huế sẽ giới thiệu đến với du khách trong nước và quốc tế những sản phẩm rất riêng gì của Cố đô Huế? * NĐT: Đến với Festival NTT lần này, du khách sẽ đựơc đắm mình trong một không gian hết sức đặc trưng của văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế. Một trong những điểm nhấn của lễ hội lần này là giới thiệu các loại ẩm thực đặc trưng Huế như: Ẩm thực cung đình, ẩm thực chay và ẩm thực dân gian. Dự kiến, Ban Tổ chức sẽ giới thiệu có tính tham khảo một bữa tiệc cung đình với một số món ăn đã từng được đưa vào thực đơn chiêu đãi sứ thần tại Duyệt Thị Đường và một bữa tiệc cung phủ. Không gian ẩm thực dân gian Huế sẽ giới thiệu các món ăn đặc sản từ các khu vườn Huế. Không gian ẩm thực chay sẽ được thực hiện với những đầu bếp đến từ các chùa, niệm phật đường và gia đình phật tử. Cùng với các hoạt động của Festival NTT, du khách còn được tham quan không gian trưng bày xưa nay hiếm với các cổ vật cung đình đến từ Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, bộ sưu tập cổ vật về ẩm thực của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, bộ sưu tập của nhà sưu tập Tú Anh, * PV: Chương trình nghệ thuật và không gian diễn ra Festival NTT năm 2011 có gì khác so với năm 2009? * NĐT: So với năm 2009 cũng như các kỳ trước đây, Festival NTT Huế 2011 có quy mô rộng hơn, không gian tổ chức được chia thành các khu vực liên quan đến việc giới thiệu, quảng bá và trình diễn các nghề truyền thống. Không gian giới thiệu NTT lần này sẽ diễn ra cả hai bên bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn (được kéo dài từ cửa Quảng Đức cho đến cửa Thượng Tứ). Các địa điểm trên sẽ giới thiệu các món ăn đặc trưng của ba miền Bắc, Trung, Nam như: không gian “Ẩm thực thời khẩn hoang” với hơi đất miệt vườn mênh mông và khí trời lồng lộng Đất phương Nam; không gian ẩm thực Bắc Bộ “Thương nhớ mười hai” với phong vị ẩm thực đất Bắc đậm đà sẽ là những hoạt động lễ hội thú vị dành cho những du khách và người dân tham gia Festival. Cuối cùng là không gian vườn Huế với “Thực phổ bách thiên” và nghệ thuật làm bếp kiểu Huế. Không gian giới thiệu cây cảnh sẽ được tổ chức tại Phu Văn Lâu và phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu với sự tham gia của các nghệ nhân trồng cây cảnh nổi tiếng với các loại cây mang tính đặc trưng của các vùng miền. Chương trình nghệ thuật khai mạc sẽ diễn ra tại Quảng trường Ngọ Môn. Tại các không gian khác sẽ thường xuyên có các chương trình nghệ thuật gắn với văn hóa các vùng miền như ca Huế, đàn ca tài tử Nam bộ, ca Trù, hát Xẩm và nhiều trò chơi dân gian khác. *PV: Festival là dịp để người dân và du khách tham quan và thưởng lãm các hoạt động nghệ thuật, vậy họ có thể tham gia vào những hoạt động nào tại Festival lần này? * NĐT: Festival NTT là một lễ hội mang tính cộng đồng, do vậy người dân Huế và du khách sẽ là những chủ nhân thực sự của Festival, bởi không có sự đồng hành của công chúng, sẽ không đem lại thành công cho lễ hội. Ngoài việc tham quan, thưởng thức các hoạt động văn hoá nghệ thuật của lễ hội, người dân và du khách có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng như: Hướng dẫn và dạy các món ăn; Hội thi “Bữa ăn hạnh phúc”dành cho các đôi vợ chồng trổ tài nấu ăn; Trình diễn nghề và dạy thêu, đan lát, làm diều (tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam); hoạt động ẩm thực và dạy làm các món ăn Huế (tại nhà hàng Tịnh Gia Viên, nhà hàng Thiền Tâm và ẩm thực tại các khách sạn, nhà vườn Huế)… Bên cạnh đó du khách còn tham gia các trò chơi dân gian (như đập om, đu tiên, nhảy bao bố, cờ tướng, bài chòi) ở không gian ẩm thực. Với sự chuẩn bị hết sức chu đáo của Ban Tổ chức, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng của nhân dân thành phố Huế, chúng tôi hy vọng Festival NTT Huế năm 2011 sẽ mang lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách và bạn bè quốc tế đến với Huế trong dịp Festival lần này. PV: Xin cảm ơn ông! TRƯỜNG VĨNH (thực hiện) (267/5-11) |
Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, vào lúc 6 giờ, ngày 1/5 tại bờ sông Hương, công viên trước trường Hai Bà Trưng đã diễn ra lễ khai mạc Hội đua thuyền trên Sông Hương.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Chương trình ca múa nhạc đặc biệt chào mừng 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc 30/4 và ngày Quốc thế lao động 1/5 của Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế đã thu hút đông đảo những người yêu mến âm nhạc. Buổi biểu diễn được tổ chức vào đêm 30/4 tại Sân khấu Bia Quốc Học.
Nếu là một người hoài cổ hẳn bạn sẽ chọn lựa cách nói này: Lạc vào không gian Festival nghề truyền thống Huế 2013 như lạc vào giữa nghìn xưa. Đi dọc theo bờ con sông Hương thơ mộng, trải dài trên đường mang tên của một thi nhân, chúng ta sẽ cảm tưởng như chính mình đang chạm vào nghìn xưa, đang nghe những tiếng thì thầm của tiền nhân vọng về trong từng thớ gỗ, từng mảnh đất nung, từng tấm lụa thêu diệu kỳ....
Trong không gian văn hóa Festival nghề truyền thống Huế 2013, nếu một ai đó dừng lại ở bảo tàng Văn hóa Huế (23-25, Lê Lợi) sẽ được trông thấy những điệu vũ lạ lùng. Nói điệu vũ thực ra là một cách nói bóng bẩy trước sự mềm mại, tinh tế, tài hoa của con người trong việc biến thiên nhiên thành cái đẹp để phục vụ cho cuộc sống không ngừng hướng tới cái mỹ của mình. Đó là điều nhiều người thấy trong Triển lãm quốc tế Dệt may “Hóa thân” (Metamorphoses) của các nghệ nhân quốc tế.
Người hiện đại nhìn thấy gì trong những cổ vật của người xưa? Không hẳn để nhiều nhà sưu tầm, những nghệ sỹ lớn lại đam mê cổ vật đến như thế. Trong những cổ vật luôn chưa ẩn những khía cạnh văn minh nhất định của một nền văn hóa.
Đối với người phương Tây, lý tính là yếu tố mạnh nhất trong con người của họ. Nhìn vào lich sử nghệ thuật từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học... kể cả những lĩnh vực như triết học, khoa học... của phương Tây, chúng đều dựa trên căn nền của lý tính được soi rọi từ ánh sáng của khoa học. Nhìn về phương Đông, có một sự khác biệt, người phương Đông thiên về trực cảm nên nghệ thuật phương Đông ẩn chứa những vùng miền mà tư duy nghệ thuật dựa trên căn nền lý tính khó lòng khơi mở được.
Trong cuộc sống hiện đại, với sự tiến triển của khoa học công nghệ thì càng ngày người ta càng ý thức được giá trị của nghề thủ công. Ý nghĩa của nghề thủ công nằm sâu trong giá trị truyền thống, trong những vỉa tầng văn hóa được hun đúc bởi thời gian và những nỗ lực bảo lưu của con người. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2013, chúng ta từng bước được cảm nhận sức mạnh truyền thống trong tâm thức của mỗi con người, mỗi vùng miền văn hóa. Rất nhiều không gian văn hóa mang đậm giá trị của nghề truyền thống được trưng ra trong kỳ Festival lần này.
Tại thống Festival Nghề truyền Huế 2013, lần đầu tiên một cặp đèn pháp lam khổng lồ và hết sức độc đáo đã được trưng bày tại khu vực công viên Tứ Tượng (TP.Huế).
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, cuộc triển lãm tranh sơn mài Màu xưa diễn ra tại Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế thực sự đã trở thành một không gian thu hút công chúng yêu mến nghệ thuật. Đây là một không gian đậm màu sắc hoài cổ. Khi bước vào không gian này người ta nhận thấy những nét trầm tích của Huế xưa, một Huế dịu dàng, nữ tính với những vỉa tầng văn hóa sâu đậm.
THĂNG HOA KỸ THUẬT DỆT MAY TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC
Chương trình trình diễn thời trang quốc tế “Sự biến đổi kỳ diệu” tại sân khấu quảng trường Quốc Học (Huế) đã thật sự chinh phục được công chúng bởi chất lượng nghệ thuật của nó. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ hội quốc tế dệt may Métamorphoses -Festival nghề truyền thống Huế năm nay.
Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội thảo “Nghề và làng nghề truyền thống Huế với phát triển du lịch” đã được tổ chức vào sáng ngày 28/4/2013.
SỬ KHUẤT
Có thể nói, những sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những dấu ấn văn hóa của Huế, góp phần sáng tạo nên những di sản Huế cả về phương diện vật thể và phi vật thể.
Đây là kỳ festival có sự tham gia của hơn 30 làng nghề với gần 200 nghệ nhân đến từ 28 tỉnh thành, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đang hứa hẹn nhiều cảm xúc và ý nghĩa.
Tối 27-4, tại Sân khấu Bia Quốc Học, Huế, Lễ khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V năm 2013 đã diễn ra với một chương trình nghệ thuật đẹp mắt và giàu bản sắc Huế.
Sáng 27/4/2013, Lễ khai mạc Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề đã diễn ra tại Công viên Tứ tượng, thành phố Huế trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013.
180 gian hàng đến từ 28 tỉnh thành
Một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam (TLLNVN) vừa được khai mạc tối 26/4 tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.
Tại Festival Nghề truyền thống Huế năm nay, nghệ nhân Lê Văn Kinh tham gia triển lãm tranh thêu tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Tp. Huế với 17 tác phẩm về các chủ đề thắng cảnh xứ Huế, thắng cảnh ba miền và một số bức tranh thêu điển tích truyền thống. Có thể kể đến những tác phẩm như: Kỳ Đài Huế và Thể Nhơn môn, chùa Linh Mụ và tháp Phước Duyên, cầu Trường Tiền, Khuê Văn Cát, ngư ông, mục đồng... Triển lãm kéo dài từ 27/4 - 1/5/2013.
NGUYỄN LÊ THU HIỀN
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và độc đáo tới mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên làng làm ra nó.
AN ĐÔNG
Chào Festival Nghề truyền thống Huế lần V
Vậy là Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V sắp diễn ra. Không thể so sánh với các kỳ Festival Huế được tổ chức vào các năm chẵn về quy mô cũng như sự đa dạng, nhưng Festival Nghề truyền thống đã góp vào dòng chảy của văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một bản sắc rất độc đáo với tất cả sự ngưỡng vọng và tôn vinh những giá trị đặc sắc hun đúc từ nền văn minh lúa nước đã có từ cách đây hơn 4000 năm.
LÊ VĂN LÂN
Nhân dịp Festival Nghề truyền thống Huế 2013 (27/4 - 1/5/2013)
Không quy mô và hoành tráng như các kỳ Festival diễn ra vào các năm chẵn, nhưng các kỳ Festival nghề truyền thống luôn hấp dẫn đối với du khách cũng như người dân xứ Huế.