Sáu tấc đất

16:04 28/10/2008
NADINE GORDIMER ( Phi), Giải Nobel 1991LGT: Nữ văn sĩ Nadine Gordimer sinh năm 1923 tại Phi. Bà cho in truyện ngắn đầu tay năm 15 tuổi và tiếp tục nghề văn khi còn là sinh viên Đại học Wirwatersrand. Có thời kỳ sách của bà bị chế độ phân biệt chủng tộc Phi cấm đoán. N.Gordimer được trao tặng nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải Nobel văn chương năm 1991.

Các tác phẩm chính: Tiểu thuyết “Người tháng bảy” (1981), tiểu thuyết “Truyện của con trai tôi” (1990). Truyện ngắn Sáu tấc đất (Six feet of the country) dưới đây viết về đề tài những người nhập cư nghèo khổ, bất hạnh. Cái chết của một trong những người khốn khổ này là trung tâm câu chuyện. Nó cho thấy cách ứng xử của một xã hội quan liêu, phi lý không tình người và nỗi thống khổ lẫn sự nhẫn nhục vô bờ của những người thân, người chết sống dưới đáy xã hội; lồng vào đó là xung đột ngấm ngầm và ẩn giấu giữa 2 chủng tộc: trắng/đen. 2 giai tầng: giàu/nghèo. Được kể dưới ngôi thứ nhất - Tôi với điểm nhìn trần thuật khách quan, dửng dưng gắn với quan điểm của người da trắng, giàu nhưng có lương tri. Cách mở chuyện hơi dài, nhưng thắt nút và mở nút khéo, giọng kể vừa uể oải vừa mềm mại pha lẫn châm biếm.

Tôi và vợ tôi là Lerice thật sự không phải là nông dân. Để thay đổi cuộc sống, chúng tôi mua một trang trại nằm trên một con đường lớn, cách Johannesburg mười dặm. Tất nhiên trang trại không giải quyết được chuyện gì cho chúng tôi nhưng nó đã gây ra nhiều việc không trông đợi. Lerice sẽ nghỉ ngơi tại trang trại một hoặc hai tháng, sau đó sẽ giao lại cho những người giúp việc để lần nữa đi tìm một vai diễn thích hợp và trở thành một nữ diễn viên kịch như nàng mong muốn. Nàng lao vào điều hành trang trại với tất cả mê say như những mê say đã từng làm gợi lên cảm hứng cho các nhà soạn kịch. Tôi chắc đã bỏ trang trại từ lâu nếu không có nàng. Tay nàng trước đây nhỏ nhắn, mảnh mai và khéo léo, không trang sức cầu kỳ, giờ cứng như gan bàn chân chó.

Tất nhiên tôi chỉ có mặt ở trang trại vào buổi chiều và vào những ngày nghỉ cuối tuần. Tôi là thành viên của một hãng lữ hành đang làm ăn phát đạt và như tôi nói với Lerice, thì hãng cần phải như thế để có thể giúp tài trợ cho trang trại. Chuyện là thế dù tôi không đảm đương nổi công việc của trang trại, dù cái mùi ngai ngái của đàn gà mà Lerice nuôi làm cho tôi ghê sợ, phải tránh xa bãi nuôi, thì trang trại vẫn đẹp tuyệt vời, đặc biệt là vào những sáng chủ nhật, khi tôi thức dậy và đi ra bãi giữ ngựa. Tôi không chỉ ngắm nhìn những hàng cây chà là, hồ cá, chim sẻ đá đang tắm mình trong những buổi sớm ngoại ô mà còn ngắm nhìn những chú vịt trong đầm nước, những chú bò nhỏ người, chắc khỏe, mắt lơ mơ đầy thèm khát nhưng mệt mỏi đang dịu dàng liếm những chị bò cái. Lerice bước ra, tóc chưa chải, tay cầm cái vòi tắm gia súc. Nàng sẽ đứng và nhìn lơ mơ một lát, như thường thấy khi nàng đóng kịch. “Ngày mai chúng sẽ kết bạn”, nàng nói. “Đã là ngày thứ hai rồi. Anh hãy nhìn xem, anh chàng này yêu nàng ấy nhiều làm sao”...

Khi khách khứa đến thăm chúng tôi vào chiều chủ nhật, có thể tôi sẽ nói với khách mà như nói với chính tôi, khi tôi rót nước mời khách. “Hàng ngày lúc lái xe trở về nhà, băng qua những dãy nhà thị thành, anh tự hỏi làm sao chúng ta có thể chịu nổi... Tụi em có muốn đi loanh quanh không?”. Tôi đưa cô gái đẹp và anh chồng trẻ của cô ấy xuống bên bờ sông, bít tất dài của cô gái bị vướng vào bẹ bắp, chân bước qua những đống phân bò đầy ruồi nhặng. Cô gái vừa đi vừa nói “Thành phố quỉ quái căng thẳng. Anh bất mãn để đi tìm cơ hội chứ gì! Tuyệt vời thôi. Anh “bắt cá hai tay” khá thật”.
Và trong khoảnh khắc, tôi hoan hỉ như thể đã đạt được mục đích - những mục đích mà suốt đời có cố tôi cũng không thể - như thế sự thật là nếu bạn định “bắt cá hai tay” thì rất có thể không phải là một hay hai mà thay vào đó bạn phải đối mặt với tình huống thứ ba, một tình huống mà bạn chẳng bao giờ được chỉ vẽ...

Nhưng trong những khoảnh khắc hào hứng, khi tôi thấy Lerice xăng xái như đang bị chọc giận, tôi thấy nàng như là diễn viên, và khi nàng thấy cái mà nàng gọi là sự “ganh tị” của tôi đối với khả năng gây nên sự xăng xái của nàng là bằng chứng cho biết tôi không xứng là người bạn đời của nàng, lúc ấy chúng tôi mới tin là chúng tôi đã thật sự thoát khỏi sự căng thẳng của thành phố mà khách của chúng tôi nói. Khi người Johannesburg nói đến sự căng thẳng, họ không có ý nói đến đám đông người vội vã trên đường phố, đến sự vật lộn vì tiền hay sự cạnh tranh của thành phố nói chung. Họ muốn nói đến súng dưới cái gối của người da trắng. Họ muốn nói đến những khoảnh khắc lạ kỳ trên hè phố, khi người da đen không bước bên cạnh người da trắng.

Xa ở miền quê, cách thành phố mười dặm, cuộc sống dễ chịu. Ở miền quê do vẫn còn rơi rớt lại những dấu vết của thời sơ khai nên quan hệ của chúng tôi với người da đen còn rất phong kiến. Tôi cho rằng như thế là không đúng và lỗi thời; ở trang trại của tôi, cuộc sống dễ chịu hơn. Cửa sổ nhà chúng tôi không có chấn song chống trộm, chúng tôi không mua súng. Các cậu trai người ở của Lerice cùng với vợ con của họ sống trên đất của chúng tôi. Họ có thể ủ rượu mà không sợ bị cảnh sát bố ráp. Sự thật là chúng tôi luôn có phần tự hào bởi những người nghèo đó không có gì phải sợ khi sống cùng chúng tôi. Lerice còn trông nom con cái của họ bằng tấm lòng của một phụ nữ không sinh được một đứa con nào, và nàng còn chữa bệnh cho họ, cả người lớn và trẻ con, xem họ như những đứa bé những khi họ bị bệnh.

Do đó mà chúng tôi không thật ngạc nhiên khi vào một buổi tối mùa đông vừa rồi, cậu Albert đến gõ cửa lúc chúng tôi đã đi ngủ. Tối ấy tôi không ngủ cùng giường với Lerice mà ngủ ở phòng khách, vì Lerice làm tôi bực dọc, không thích nựng nịu nàng, đơn giản chỉ vì cái mùi bột talcum ngòn ngọt mà nàng xức sau khi tắm đã làm tôi khó chịu. Nàng đến phòng khách và gọi tôi dậy. “Albert nói có một cậu nào đó bị bệnh rất nặng”, nàng nói. “Anh đến đó xem sao. Không phải ngẫu nhiên mà cậu ấy đánh thức chúng ta dậy vào giờ này”.
“Mấy giờ rồi?”
“Mấy giờ cũng được chứ sao”, Lerice phát cáu lập luận.
Nàng đến lay tôi và tôi lơ mơ thức dậy. Thật ngốc nghếch khi không ngủ chung giường với nàng. Sau đó tôi biết việc nàng chẳng thèm nhìn tôi khi chúng tôi nói chuyện vào bữa ăn sáng hôm sau là do nàng đã bị tổn thương, bị tôi xúc phạm vì tôi đã không ngủ cùng giường. Và tôi đi ra khỏi nhà.
“Cậu nào bị bệnh?”, tôi hỏi Albert khi chúng tôi bước theo ánh đèn pin lẹt xẹt.
“Thưa ông chủ, anh ấy bị bệnh rất nặng”, cậu ta đáp.
“Nhưng là ai? Có phải Franz không?”. Tôi nhớ là tuần vừa rồi Franz bị ho nặng.
Albert không trả lời; cậu ta dẫn đường cho tôi và bước đi bên cạnh tôi trong đám cỏ khô cao ngồng. Lúc ánh sáng đèn pin quất vào mặt cậu ta, tôi thấy cậu ta rất bối rối. “Thế ai bệnh làm sao?”, tôi hỏi.
Cậu ta cúi thấp đầu để tránh bị ánh đèn pin quất vào. “Tôi không biết, thưa ông chủ, Petrus bảo tôi đi”.

Bực dọc, tôi thúc cậu ta đi nhanh về phía các túp lều. Và ở đó trên chiếc giường khung sắt với các chân làm bằng gạch, có một thanh niên đã chết. Trên trán anh ta vẫn còn những giọt mồ hôi nhỏ lạnh ngắt, thi thể anh ta vẫn còn ấm. Các cậu người ở im lặng và rã rời đứng xung quanh giường, như khi họ đứng xung quanh trong nhà bếp lúc có ai đó phát hiện là đã làm vỡ một cái đĩa. Có một chị vợ của một cậu nào đó lẩn quẩn trong bóng tối, hai tay vặn vẹo vào nhau dưới tạp dề.
Từ hồi chiến tranh tới giờ tôi mới thấy người chết. Nhưng cái chết này rất khác. Tôi cũng thấy bất lực, ngơ ngẩn như những người đứng xung quanh. “Sao như vậy?”, tôi hỏi.
Người phụ nữ vỗ nhẹ vào ngực và lắc đầu chỉ về phía người chết. Chắc là anh ta bị chết vì bệnh viêm phổi.
Tôi quay sang Petrus. “Cậu ta là ai vậy? Cậu ta làm gì ở đây?. Ánh sáng của ngọn nến trên nền túp lều cho thấy Petrus đang khóc. Cậu ta theo tôi bước ra ngoài.
Khi chúng tôi đã ở trong bóng tối bên ngoài túp lều, tôi đợi cậu ta nói. Nhưng cậu ta không nói. “Nào Petrus, cần phải nói cho tôi biết cậy ấy là ai. Cậu ấy có phải là bạn của cậu không?”
“Thưa ông chủ, nó là em của tôi. Nó từ đến đây để tìm việc”.

Câu chuyện làm cho tôi và Lerice có chút giật mình. Người thanh niên ấy từ đến Johannesburg để tìm việc, bị cảm lạnh do dọc đường phải ngủ ngoài trời, và đã bị ngã bệnh khi đến được chỗ người anh trai là Petrus ba ngày trước đây. Các cậu người ở của chúng tôi sợ không dám nhờ chúng tôi giúp đỡ vì chúng tôi chẳng bao giờ nghĩ đến sự hiện diện của anh ta ở trang trại. Người vùng bị chận lại, không cho vào Nam Phi, trừ phi họ có giấy phép; người thanh niên kia là dân nhập cư bất hợp pháp đến tìm việc. Có rất nhiều người bà con của họ phải cuốc bộ bảy tám trăm dặm từ những nơi nghèo đói để đến với thiên đường của sự rách rưới, của các cuộc bố ráp, của các khu ổ chuột là Egoli - Thành phố Vàng, như tiếng Bantu dùng để chỉ Johannesburg. Đồng ý cho một người như thế nằm ở trang trại chúng tôi cho đến khi được một người nào đó thuê mướn là cả một vấn đề. Người thuê mướn phải là người sẵn lòng nếu như bị truy tố, do đã thuê mướn một người nhập cư bất hợp pháp thay vì nên thuê mướn những người hợp pháp, được các nhà chức trách thành phố xác nhận.

Vâng, đây là một người chẳng bao giờ còn có thể thức dậy được nữa.
“Anh nên nhắc họ là họ có thể báo cho chúng ta biết”, sáng hôm sau Lerice nói “Khi có người bệnh, ít nhất anh phải...”. Khi nàng bị căng thẳng vì một chuyện gì đó, nàng hay đứng giữa phòng, như một người sắp đi xa, vân vê những vật dụng thân quen nhất, như thể nàng chưa bao giờ thấy chúng. Tôi nhận thấy sự có mặt của Petrus ở nhà bếp vào sáng hôm sau đã làm cho nàng có cái dáng vẻ gần như là xúc phạm cậu ta.
Bất luận thế nào tôi thật sự cũng không có thời gian và không thích nhúng tay vào mọi chuyện dù nhìn vào ánh mắt đầy sự cảnh báo và giận dỗi của Lerice. Tôi biết là nàng muốn chúng tôi nhúng tay vào. Nàng là kiểu phụ nữ không quan tâm đến dáng vẻ của mình, dù dáng vẻ đó là thoải mái hay kỳ quặc; tôi không nghĩ là nàng sẽ quan tâm đến ngay cho dù nàng biết được dáng vẻ của mình rất lạ lùng, còn khuôn mặt thì rất khó coi. Tôi nói, “Được rồi, anh sẽ là người làm hết mọi chuyện nhơ bẩn”.
Nàng vẫn trừng nhìn tôi, tra vấn tôi bằng ánh mắt ấy, làm mất thời giờ, nếu nàng biết được như thế.
“Anh sẽ báo cho cơ quan y tế biết”, tôi nói lặng lẽ. “Các cậu người ở không thể mang anh ta đi chôn được. Hơn nữa, chúng ta thật sự chưa biết anh ta chết vì bệnh gì”.
Nàng vẫn cứ bình chân như vại, như thể nàng đã thôi không quan tâm đến vấn đề nữa, đơn giản chỉ vì nàng không còn thèm nhìn tôi.
Tôi không biết tôi bị phát cáu từ lúc nào. “Không khéo thứ bệnh làm cho cậu ta chết có thể lây lan”, tôi nói.
“Ai mà chắc được phải không em?”. Không có câu trả lời.
Tôi không thích việc phải nói chuyện một mình. Tôi bước ra ngoài gọi cậu người ở mở gara và chuẩn bị cho chuyến đi buổi sáng đến thành phố.

Như tôi đã đoán trước, sự việc trở nên rắc rối. Tôi phải thông báo cho cảnh sát cũng như cơ quan y tế biết và phải trả lời nhiều câu hỏi tẻ nhạt: Tôi đã quên không để ý đến sự có mặt của người đã chết như thế nào? Nếu tôi không giám sát những người ở thì làm sao tôi chắc được là những chuyện như thế sẽ không xảy ra vào bất cứ lúc nào? Vân vân, vân vân. Và khi tôi nổi nóng và nói với họ rằng nếu các cậu người ở của tôi đã làm xong phần việc của họ thì tôi không có quyền và cũng không muốn chõ mũi vào cuộc sống riêng tư của họ, tôi đã nhận được từ gã trung sĩ cảnh sát thô thiển một cái nhìn không động não suy tính mà do sự dung tục của một kẻ bị lý thuyết về chủng tộc thượng đẳng xâm chiếm - một cái nhìn vô nghĩa, ngu xuẩn. Gã nhìn tôi và cười toe toét, vừa khinh thị, vừa vui thích trước sự ngốc nghếch của tôi.

Tôi lại còn phải giải thích cho Petrus hiểu tại sao các nhà chức trách y tế phải mang xác đi để khám nghiệm tử thi và khám nghiệm tử thi là gì. Vài ngày sau khi tôi gọi đến cơ quan y tế để biết kết quả thì như chúng tôi nghĩ, người ta đã báo cho chúng tôi biết nguyên nhân tử vong là do viêm phổi và người chết đã được chôn cất tử tế. Tôi đi ra chỗ Petrus đang trộn cám cho gà và nói với cậu ta là mọi việc đều tốt đẹp, không có trục trặc gì cả, em trai cậu ta chết do đau ở ngực, Petrus đặt hộp thiếc đựng cám gà xuống và nói: “Khi nào chúng tôi có thể mang nó về, thưa ông chủ?”.
“Mang về?”.
“Xin ông chủ vui lòng hỏi họ là khi nào chúng tôi phải đến đó?”.
Tôi vô trở lại nhà và gọi Lerice. Nàng từ phòng ngủ bước xuống cầu thang và tôi nói: “Giờ anh không biết phải làm gì đây. Anh đã báo cho Petrus biết và cậu ta lặng lẽ hỏi khi nào thì các cậu ấy có thể đến và mang xác về. Các cậu ấy muốn tự mình chôn người đã chết”.
“Vâng, anh nên đi trở lại và nói cho cậu ta biết. Anh phải nói. Tại sao anh không nói?”.

Khi tôi đi ra trở lại để tìm Petrus, tôi thấy cậu ta rất nhún nhường. “Này, Petrus”, tôi nói, “cậu không thể đến và mang xác em trai cậu về. Người ta đã làm mọi chuyện - Người ta đã chôn rồi - cậu hiểu chứ?”.
“Ở đâu, thưa ông chủ?”, cậu ta nói chậm chạp, ngơ ngẩn, như thể cậu ta đang nói điều gì đó sai trái.
“Cậu biết đấy, em cậu là người lạ. Người ta biết em cậu không phải ở trang trại này và không nghĩ cậu ấy có người thân ở đây, do đó họ nghĩ họ phải chôn cất cậu ấy”. Chôn cất cho người nghèo chưa hẳn là lạ một đặc ân với họ.
“Ông chủ, xin ông giải thích với họ” Nhưng cậu ta không có ý muốn biết nơi chôn cất. Cậu ta dễ dàng quên đi cái cơ quan chức năng khó hiểu đã chôn em cậu; cậu muốn đưa xác về.
“Nhưng Petrus”, tôi nói, “làm sao tôi có thể mang xác em cậu về được.  Em cậu đã được mai táng rồi. Tôi chẳng thể nào giải thích được với họ”.
“Ôi, ông chủ!”. Cậu ta đứng đó, hai tay dính cám lem nhem duỗi thẳng xuống hai bên hông, một góc miệng giật giật.
“Trời ạ, Petrus, người ta sẽ không nghe tôi! Dù sao đi nữa thì người ta cũng không. Tôi xin lỗi, tôi chẳng thể làm gì được. Cậu hiểu chứ!”.
Cậu ta cứ đứng nhìn tôi, có lẽ cậu ấy nghĩ rằng người da trắng có đủ mọi thứ, có thể làm bất cứ chuyện gì; nếu họ không làm là bởi họ không làm.
Và sau đó trong bữa ăn tối, Lerice bắt đầu. “Ít nhất anh cũng nên gọi cho các nhà chức trách”, nàng nói.
“Lạy Chúa, vậy chứ em nghĩ anh là ai? Anh có thể làm cho người chết sống lại được sao?”.
Nhưng tôi không thể cạnh khoé chỉ vì cái trách nhiệm buồn cười đang đè trên cổ tôi. “Gọi cho họ”, nàng tiếp tục. “Và ít ra anh có thể nói lại với cậu ta rằng anh đã gọi và người ta giải thích là không thể”.
Sau khi uống cà phê, nàng biến mất chỗ nào đó trong nhà bếp. Một lát sau, nàng trở lại và nói, “Bố của họ sẽ từ đến dự đám tang. Ông ấy có giấy phép và đang trên đường đi”.

Thật không may, việc đem xác về là không thể. Các nhà chức trách nói dù có phần trái với quy định nhưng nếu đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh, họ sẽ cho phép khai quật. Với sự giúp đỡ của người làm dịch vụ tang lễ, tôi biết rằng việc khai quật sẽ tốn hai mươi pao. A, tôi nghĩ, vấn đề là ở chỗ này. Với tiền lương năm pao một tháng, Petrus sẽ không có hai mươi pao. Chắc chắn tôi sẽ không cho cậu ta số tiền đó. Tôi sẽ không đắn đo chi ra hai mươi pao hoặc hơn để trả tiền cho bác sĩ và mua thuốc thang để giúp cho anh ta khi anh ta còn sống. Một khi anh ta đã chết rồi thì tôi không có ý định khuyến khích Petrus quẳng đi số tiền còn lớn hơn cả tiền mua sắm quần áo của gia đình cậu ta trong cả một năm.
Tối đó trong nhà bếp, khi tôi nói với cậu ta, cậu ta nói, “Hai mươi pao?”.
Tôi nói, “Đúng vậy, hai mươi pao”.
Nhìn vào mặt cậu ta, tôi bỗng có cảm giác cậu ta đang tính toán. Nhưng khi cậu ta nói lại lần nữa, tôi nghĩ chắc cần phải suy xét lời nói ấy. “Chúng tôi phải trả hai mươi pao!”, cậu ta nói bằng giọng xa vắng, như thể một ai đó đang nói về một điều không thể với tới nên đành thôi không dám nghĩ tới nữa.
“Được rồi, Petrus”, tôi nói cho có rồi đi trở vô phòng khách.

Sáng hôm sau, trước khi tôi đi vào thành phố, Petrus xin gặp tôi. “Xin ông chủ nhận cho”, cậu ta nói và luống cuống đưa cho tôi một nắm tiền. Người nghèo thường là bên nhận chứ hiếm khi là bên đưa cho nên họ thực sự không biết làm thế nào để đưa tiền cho một người da trắng. Và đây, hai mươi pao tiền lẻ, có những tờ đã nhàu nát như giẻ rách, có những tờ còn tương đối mới, thẳng thớm. Đó là tiền của Franz, của Albert, của chị nội trợ Dora, của cậu làm vườn Jacob và có Chúa mới biết được đó còn là tiền của ai nữa trong số những người ở và những người mướn đất của chúng tôi. Khi cầm tiền, tôi giận hơn là ngạc nhiên; giận vì những người nghèo đã làm một cuộc quyên góp cho một việc vô bổ. Tôi nghĩ, người nghèo ở khắp mọi nơi đã sống thắt lưng buộc bụng để mong được chết thanh thản. Điều đó thật khó hiểu đối với những người như tôi và Lerice - những người xem cuộc sống là một cái gì đó cần phải được tận hưởng một cách xa hoa, còn chết là sự chấm dứt.

Chiều thứ bảy, những người ở được nghỉ việc, do vậy đó là một ngày thích hợp để tổ chức đám tang. Petrus và bố cậu ta mượn chiếc xe lừa để lên thành phố chở quan tài về. Trên đường về, Petrus nói với Lerice rằng mọi thứ đều tốt đẹp; quan tài đang đợi họ và được bịt kín để tránh cái cảnh tượng không hay do nó đã được chôn hai tuần lễ rồi. (Trước đó các nhà chức trách và người làm dịch vụ tang lễ đã thoả thuận êm xuôi với nhau về việc khai quật). Cả buổi sáng, quan tài được đặt trong lều của Petrus, đợi đưa đi chôn ở nghĩa trang nhỏ cạnh hàng rào phía đông trang trại của chúng tôi. Nghĩa trang ấy có từ thời vùng đất này còn là một khu vực canh tác lẻ tẻ chứ chưa có điền trang nông thôn hiện đại như bây giờ. Hết sức tình cờ, tôi có mặt cạnh hàng rào phía đông lúc đám tang đi qua do Lerice lại một lần nữa quên bẵng đi lời hứa với tôi, làm cho không khí ở nhà vào chiều cuối tuần trở nên ngột ngạt. Trước đó, tôi trở về nhà và rất tức giận khi thấy cô ấy chểnh mãng và dơ bẩn, đầu tóc từ tối hôm trước đến lúc ấy vẫn chưa chải và để dầu vecni chảy lênh láng khắp phòng khách. Do vậy, tôi cầm gậy và đi chơi gôn. Vì bực bội mà tôi quên mất đi đám tang và chỉ chợt nhớ ra khi thấy đoàn người đưa tang đi trên lối mòn dọc theo hàng rào tiến về phía tôi. Từ chỗ tôi đứng, có thể nhìn thấy rõ các ngôi mộ trong nghĩa trang và ngày hôm ấy nắng chiếu sáng lấp lánh các mảnh gốm vỡ, các cây thánh giá nghiêng lệch và các hũ đựng nước mưa và hoa héo.

Tôi thấy có chút lúng túng không biết có nên tiếp tục đánh gôn hay là nên dừng lại cho đến khi đám tang đi qua hết. Chiếc xe lừa kêu cót két và rít theo từng vòng quay của bánh xe và chuyển động chậm chạp, lưỡng lự theo hai chú lừa. Bụng các chú lừa chềnh ểnh, đầu ngập dưới càng xe, tai vểnh ra sau, vâng phục và buồn bã như đám đàn ông, đàn bà đang chậm rãi theo sau. Ôi, những con lừa kiên nhẫn. Nhìn cảnh chúng kéo xe có thể hiểu tại sao chúng trở thành những biểu tượng trong Kinh Thánh. Sau đó đám tang đi đến chỗ tôi đứng và dừng lại, do đó tôi phải đặt gậy xuống. Quan tài được khiêng xuống. Đó là chiếc quan tài làm bằng gỗ, được đánh vecni bóng loáng, nhìn như một vật dụng rẻ tiền. Các chú lừa giật giật tai để đuổi ruồi. Petrus, Franz, Albert và ông lão nâng quan tài lên vai và đoàn người tiếp tục bước đi. Đó thật sự là một khoảnh khắc bối rối. Tôi đứng đực ra bên hàng rào, im lặng còn đoàn người thì chầm chậm đi qua, đầu cúi gằm. Bốn người đàn ông cong lưng dưới chiếc quan tài bằng gỗ bóng loáng và những người đưa tang bước đi chậm chạp. Tất cả họ là những người ở của chúng tôi hoặc là người ở của trang trại láng giềng - những người hay tuỳ tiện tán gẫu về công việc của chúng tôi. Tôi nghe có tiếng ông lão thở.
Tôi cúi xuống nhặt gậy thì nghe có tiếng trong đoàn người đang nghiêm trang bước đi phát ra một tiếng kêu lạ. Tôi cảm nhận ngay tiếng kêu ấy, như đang cảm nhận một luồng hơi nóng trong không khí hay một dòng nước lạnh trong con suối yên tĩnh, thình lình bám lấy chân mình. Ông lão đang thì thầm điều gì đó; đoàn người dừng lại, bối rối và co cụm lại với nhau. Có người nào đó bảo họ tiếp tục đi, người khác thì xì xào bảo họ im lặng. Tôi thấy dù họ bối rối nhưng họ không thể phớt lờ lời của ông lão. Đó là những lời thì thầm như lời của một nhà tiên tri, dù không rõ nhưng có thể hiểu được. Góc quan tài nơi ông lão khiêng võng xuống, dường như ông ấy đang cố thoát ra khỏi sức nặng của nó. Petrus phản đối ông lão.

Cậu bé được cắt cử ở lại coi lừa vứt dây cương và chạy lại xem. Không hiểu tại sao nhưng tôi cũng vạch hàng rào thép gai chạy theo cậu ta, như kiểu người ta thường bu quanh một người nào đó bị ngất trong rạp chiếu phim.
Petrus đưa mắt nhìn tôi, nhìn mọi người, vẻ bối rối và sợ hãi. Ông lão đã hoàn toàn rút vai ra khỏi quan tài, chỉ còn lại ba người và do không thể tiếp tục khiêng đi, họ đặt quan tài xuống ngay trên lối mòn. Một làn bụi mỏng bay lên chiếc quan tài bóng loáng. Tôi không hiểu ông lão nói gì và lưỡng lự định hỏi. Ông ấy tiến đến chỗ tôi, đưa tay ra và bắt tay tôi và nói với tôi điều gì đó dù tôi không hiểu lời nhưng nghe giọng điệu thì tôi biết đó là những lời biểu thị sự kinh ngạc.
“Có chuyện gì vậy Petrus? Có điều gì không ổn?”, tôi gặng hỏi.
Petrus buông thõng hai tay, đầu cúi xuống, xây xẩm, quay cuồng rồi bỗng cậu ta ngẩng đầu lên nhìn tôi. “Bố nói: con trai tôi không nặng như thế này?”.
Im lặng. Tôi có thể nghe được tiếng ông lão thở; ông ấy để miệng hở ra một ít, như thường thấy ở người già. “Con trai tôi còn trẻ và ốm”, cuối cùng ông ấy nói bằng tiếng Anh.

Lại im  lặng. Sau đó có tiếng xì xào râm ran. Ông lão la lối mọi người; răng ông ấy chỉ còn mấy chiếc vàng và xỉn, ông có bộ râu quai nón xum xuê, đã hoa râm, chắc đã mọc từ đời thuở nào xa lắc, giờ hiếm thấy. Lời nói của ông rất gãy gọn, có hiệu lực đặc biệt do có lẽ đó là dấu hiệu khôn ngoan của tuổi tác - nó chuyển tải những ý tưởng sâu sắc khủng khiếp nhờ nó mang theo trong nó sự đúng đắn đến kinh ngạc. Ông đã làm cho họ bị sốc còn họ thì nghĩ ông lẩm cẩm nhưng họ phải nghe theo ông. Ông lấy tay nậy nắp quan tài và ba người đàn ông khiêng quan tài tiến tới giúp ông. Sau đó ông ngồi xuống đất, vẻ già nua, yếu ớt, không nói một lời, chỉ run rẩy đưa tay về phía quan tài rồi thẫn thờ với tay về phía mọi người.
Đám người vây quanh ông già và chiếc quan tài, (tôi cũng vậy), rồi bỗng họ lặng yên nhưng vài phút sau vỡ oà lên kinh ngạc. Họ há hốc mồm và ồn ào bàn tán. Tôi để ý thấy cậu bé giữ lừa chồm lên chồm xuống, gần như phát khóc vì giận dỗi do những tấm lưng ở người lớn đã che mất quan tài, làm cậu nhìn không được.

Trong quan tài là một người trước đây chưa ai nhìn thấy: một người bản xứ da hơi sáng, thân hình nặng nề, trên trán có một vết sẹo, còn những mũi khâu có thể thấy rõ. Người này có lẽ do bị đánh trong một cuộc cãi vã, rồi bị thương nặng và chết.
Tôi mất một tuần tranh cãi với các nhà chức trách về vụ việc. Tôi có cảm giác là họ sửng sốt mà nói ngắn gọn đó là do lỗi của họ. Tuy nhiên họ cần sự giúp đỡ để khắc phục sự nhầm lẫn do người chết là một người không được biết tên. Họ nói với tôi, “Chúng tôi đang tìm kiếm” và “Chúng tôi đang rà soát”. Mỗi lần dẫn tôi vào nhà xác họ đều nói, “Đấy! Xin dở tấm vải lên, xem có phải là em trai cậu người ở của ngài không! Có rất nhiều khuôn mặt da đen, chắc cũng có một khuôn mặt mà ngài tìm. Và mỗi chiều khi tôi về nhà, Petrus đã đợi tôi ở nhà bếp, “vâng, họ đang cố gắng. Họ vẫn đang tìm kiếm. Tôi cũng đang theo dõi giúp cậu”, tôi nói với cậu ta. “Lạy Chúa, tôi phải mất quá nhiều thời gian, mà lẽ ra tôi phải dành khoảng thời gian đó cho hãng lữ hành, để chạy đôn chạy đáo khắp các xó xỉnh để theo dõi vụ này”, tôi nói với Lerice vào một buổi tối.

Khi tôi nói, nàng và Petrus cùng đưa mắt nhìn tôi và thật kỳ quặc, lúc ấy họ nhìn thật giống nhau, mặc dù nói ra điều này thật trái tai: Vợ tôi có trán cao, trắng trẻo và có thân hình mảnh mai của một phụ nữ Anh, trong khi cậu người ở có bàn chân trần chai cứng, quần kaki bó túm ở gối và mồ hôi ứa ra từ da, nhễ dại, có mùi rất khó chịu.
“Chuyện gì làm cho anh quá giận dữ, quá lo lắng vậy?”, bỗng Lerice hỏi.
Tôi trừng mắt nhìn nàng. “Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Tại sao họ lại lừa đảo, mang xác đi rồi lại bỏ trốn? Đây là lúc các nhà chức trách đó phải thức tỉnh, phải nhìn vào việc làm của gã viên chức chịu trách nhiệm về vụ này”.
Nàng nói, “Ôi dào”. Và khi Petrus từ từ mở cửa nhà bếp để đi ra vì thấy câu chuyện chẳng còn liên quan đến mình, nàng cũng quay đi.

Mỗi buổi chiều tôi đều phải làm “công tác tư tưởng” cho Petrus nhưng rồi mỗi chiều, giọng nói của tôi và những gì tôi nói đều không có gì khác nhau nên hy vọng càng lúc càng mờ mịt. Cuối cùng thì chuyện đã trở nên rõ rành rành là chúng tôi sẽ không bao giờ mang được xác của cậu em trai Petrus về, vì không ai thực sự biết cậu ta đang ở đâu. Hay là cậu ta đã được chôn ở một nghĩa trang nào đó, nơi mà các ngôi mộ đều giống hệt nhau? Hay là cậu ta đang nằm ở một ngôi nhà nào đó không phải nhà của cậu? Hay là cậy ấy chỉ còn là một bộ xương ở một trường y nào đó? Có Chúa mới biết được. Cậu ta chẳng để lại một dấu tích trên đời này cả.
Sau khi biết rõ là không tìm được xác, bằng một giọng điệu e dè, Petrus xin tôi hãy cố gắng lấy lại tiền.
“Nghe giọng cậu ta nói, em sẽ nghĩ cậu ta đang bòn tiền của người quá cố”, sau đó tôi nói với Lerice. Nhưng như tôi đã kể, Lerice vì quá căng thẳng với vụ việc nên chẳng có nổi một cái cười mỉa mai.

Tôi cố gắng lấy lại tiền; Lerice cũng cố gắng. Nhưng rõ ràng là phần lớn tiền ấy đã được trả cho người làm dịch vụ tang lễ và anh ta đã làm xong phần việc của mình. Do vậy, toàn bộ số tiền kia đã được dùng một cách hoang phí, thậm chí còn là rất hoang phí bởi đó là tiền của người nghèo.
Ông lão đến từ có tầm vóc giống với ông bố của Lerice, nhờ đó nàng đã cho ông một bộ đồ của bố nàng và mùa đông. Ông lão trở về nhà, tươm tất hơn lúc đến.
TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG dịch
(Dịch từ The International Story,

NXB St
Martin” s Press, New Yorl, 1994)

(nguồn: TCSH số 218 - 04 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Butribabu tên thật là Sivarazu Vencata Xubarao (1916 - 1967) là một nhà văn lớn của Ấn Độ, tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng “Còn lại gì?” và 10 tập truyện ngắn trong đó tập đầu tay “Năm truyện ngắn” xuất bản năm 1933. Ông sáng tác bằng tiếng Telugu truyện ngắn “Khasima Bi” in trong tập “Tuyển tập sáng tác của các nhà văn Nam Á” của nhà xuất bản “Văn học”, Mat-xcơva, 1980.

  • LGT: R. Grossmith sinh năm 1954 ở Dagenham thuộc London, nhận bằng tiến sĩ với luận án về Nghệ thuật tiểu thuyết của Vladimir Nabokov và hiện sống ở Glasgow, nơi ông làm việc biên soạn tự điển.

  • L.T.S: Nikom Rayawa là nhà văn trẻ sinh ở một làng phía Bắc thủ đô Băng Cốc. Nikom Rayawa thuộc phái văn học "Trăng lưỡi liềm" có xu hướng nhân bản và tự do.

  • Lỗ Tấn là nhà văn hiện đại Trung Quốc rất đỗi quen thuộc với bạn đọc Việt Nam. Ông quê ở Thiệu Hưng, Triết Giang, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881, mất ngày 19 tháng 10 năm 1936. Năm nay là năm kỉ niệm 130 năm ngày sinh và 75 năm ngày mất của ông.

  • William Butler Yeats (1865 - 1939) là nhà thơ và kịch tác gia lớn của Ailen, sinh ở Dublin. Cùng với T.Eliot, Yeats đã cách tân nền thơ Anh và Ailen. Được giải thưởng Nôbel năm 1923. Sáng lập Hội Văn học Ailen và Nhà hát Quốc gia Ailen.

  • LGT: O. Henry là bút danh của William Sydney Porter. Ông sinh năm 1862 và mất năm 1910, cùng năm qua đời của Mark Twain.

  • LGT: James Ross là nhà văn đương đại của Anh. Ông là một trong số những thành viên của trường phái Không Tưởng. James sống trong một căn nhà cũ, viết bên một chiếc bàn cũ bằng một chiếc máy tính xách tay giá rẻ, theo như lời ông nói. James Ross bắt đầu cầm bút từ năm 1996, cho đến nay đã viết hàng loạt truyện ngắn mang phong cách riêng, đậm chất huyền ảo và giả tưởng.

  • Mia Couto sinh ngày 5 tháng 7.1955 tại Beira, Mozambique. Ông là nhà văn Mozambique nổi tiếng. Các tác phẩm của ông viết bằng tiếng Bồ Đào Nha, đã được dịch rộng rãi ra nhiều thứ tiếng và được in ở trên 22 quốc gia. Truyện ngắn dưới đây được David Brookshaw dịch từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Anh. Bản tiếng Việt theo David Brookshaw.

  • LGT: Ngày nay, khi văn học dần rời xa đại tự sự mà thay vào đó là sự lên ngôi của tiểu tự sự thì truyện cực ngắn là một trong những thể loại được người sáng tạo và người đồng sáng tạo quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay thì dường như vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho cái gọi là “truyện cực ngắn”. Truyện cực ngắn còn được biết đến dưới nhiều dạng thức định danh như “truyện chớp” (flash fiction), “truyện bất ngờ” (sudden fiction), “vi truyện” (micro fiction)...

  • L.T.S: Kurt Kusenberg (1904-1983), sinh ở Göteborg, Thụy Điển, mất tại Đức. Giám đốc văn học suốt ba mươi năm tại một nhà xuất bản trong nước và chủ biên một loại sách viết riêng về các triết gia, bác học và nhà văn. Tác giả của nhiều truyện kể mang màu sắc kỳ dị.

  • L.T.S: Miguel Rojas Mix, sinh năm 1934 tại thủ đô Chi-lê. Giám đốc viện Nghệ thuật châu Mỹ La tinh thủ đô San Chiago. Bỏ Chi lê sang Pháp dạy học ở Đại học Paris VIII. Viết tiểu luận, truyện ngắn, sách thiếu nhi. “Bàn tay Chúa” là truyện ngắn ác liệt tố giác chính quyền Pi-nô-chê khát máu tại Chi-lê chỉ có thể gây ra khổ đau, chết chóc, ly hương và quật khởi cho nhân dân xứ này. Truyện mang ý hướng ngụ ngôn, gợi ý, gợi hình, vừa có nét thần kỳ mà vẫn không xa hiện thực.

  • LTS: Valentin Rasputin sinh năm 1937 tại một ngôi làng ở Siberia, Ust-Uda. Tốt nghiệp xong đại học Irkutsk, ông làm việc cho các tờ báo ở Irkutsk và ở Krasnoyarsk trong nhiều năm. Truyện ngắn đầu tiên của ông xuất hiện năm 1961. Truyện “Tiền bạc cho Ma-ria” đem lại danh tiếng cho ông. Với những truyện xuất hiện sau đó như “Kỳ hạn cuối cùng”, “Hãy sống và nhớ đến tôi”, “Vĩnh biệt Ma-chi-ô-ra”, ông được khẳng định như một trong những nhà văn Xô-viết lớn nhất. Truyện ngắn dưới đây xuất hiện trong một tập truyện mới của ông, tập truyện có đề là “Cuộc sống và tình yêu”.

  • LGT: Hồ Thích là nhà văn, học giả lớn của Trung Quốc. Truyện cực ngắn này đã rạch đôi hai nền văn minh với hai lối sống, hai cách tư duy. Với nền văn minh nông nghiệp, xã hội tiểu nông, mọi thứ chỉ cần tương đối. Đem lối sống, cách tư duy ấy sang nền văn minh đại công nghiệp thì trật khớp hết, và… chết.

  • PHRÊ-ĐRÍCH SI-LAN-ĐE- Tất cả đứng dậy, - viên mõ tòa nói với giọng đều đều.Ông chánh án bước vào, kéo ghế lại gần rồi ngồi xuống.- Tất cả ngồi xuống, - viên mõ tòa làm xong phận sự, chẳng còn buồn để ý đến những gì diễn ra trước mắt.

  • A-ri-en Đot-phơ-man sinh năm 1942 tại Chi-lê. Giáo sư dạy thuyết giảng tại Đại học Văn thuộc Viện Đại học Chi-lê, ông phải rời bỏ Chi-lê vào năm 1973, viết truyện ngắn, tiểu luận và thơ.Truyện ngắn Viên thuốc bọc đường viết theo kỹ thuật chen lồng đối thoại và chen lồng hiện tại và tương lai.Nội dung truyện vạch trần sự vật lộn miếng ăn tại Hoa Kỳ khiến cho lắm kẻ tha phương lao vào một số nghề nghiệp nguy hiểm, khốn nạn.

  • An-ghiêc-đax Pô-xi-ux, sinh năm 1930, tại làng Ketubai - ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Litva ở Học viện Giáo dục Klaipeda - Ông viết văn vào năm 1953, tác giả của nhiều truyện ký, đồng thời ông còn là nhà văn viết nhiều cho tuổi thơ.

  • VLA-ĐI-MIA XÔ-LÔ-KHINThị trấn nhỏ giữa buổi trưa hè bụi bậm, buồn tanh, vắng ngắt. Chẳng biết tự bao giờ, giữa thị trấn đã sừng sững một tòa đại giáo đường năm tháp nhọn. Nổi lên giữa những mái nhà một tầng có vườn cây xanh rì bao quanh trải đều lúp xúp hai bên bờ sông là gần chục nhà thờ, mà tháp của chúng cái thì màu da trời, cái thì màu lục, cái thì màu vàng.

  • Marie Luise Kaschnitz (1901-1974) là một nữ văn sĩ nổi tiếng và tiến bộ của Tây Đức, sinh trưởng ở Cac-lơ Xru-e (Karlsruhe) trong một gia đình sĩ quan. Bắt đầu hoạt động với tư cách cây bút văn xuôi từ những năm 20.

  • K. PAU-TỐP-XKISố phận một nguyên soái của Na-pô-lê-ông - mà chúng ta sẽ không gọi tên để khỏi làm phiền lòng những nhà sử học và những kẻ mọt sách - xứng đáng để đem kể cho các bạn, những người đang phàn nàn về sự nghèo nàn của tình cảm con người.

  • LTS: Vassily Shukshin (1929-1974), một diễn viên tài hoa, một đạo diễn phim lỗi lạc, một nhà văn tên tuổi. Thật khó nói lãnh vực nghệ thuật nào đã quyết định quá trình hình thành tài năng của Shukshin: truyện ngắn, tiểu thuyết hay điện ảnh? Nhưng dẫu sao vẫn không cần bàn cãi gì nữa về giá trị truyện ngắn của Shukshin. Xin giới thiệu một trong những truyện ngắn viết vào những năm cuối đời của nhà văn.