Sản phẩm "Găng tay thông minh dành cho người khiếm thị" của em Lê Ngô Duy Phong, Trường Trung học phổ thông Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ IX, năm 2016.
Lê Ngô Duy Phong (bên trái) đang hướng dẫn sử dụng găng tay thông minh. (Nguồn: Husta.org)
Không chỉ có chức năng dò đường, sản phẩm đôi găng tay thông minh này của em Lê Ngô Duy Phong còn có thể hỗ trợ người khiếm thị sử dụng máy tính và đàm thoại như một chiếc điện thoại di động.
Lê Ngô Duy Phong cho rằng cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhiều sản phẩm hiện đại được ra đời phục vụ cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên, các sản phẩm dành cho người khiếm thị vẫn còn nhiều hạn chế. Người khiếm thị thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày.
Trong khi đó, trên thị trường hiện mới chỉ có các sản phẩm gậy dò đường và mắt kính có giá thành tương đối cao, không phù hợp với kinh tế eo hẹp của người khiếm thị. Từ đó, em Lê Ngô Duy Phong đã lên kế hoạch để thực hiện ý tưởng của mình.
Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, Lê Ngô Duy Phong đã đến Hội người mù tỉnh Thừa Thiên-Huế để tìm hiểu những khó khăn cụ thể của người khiếm thị. Từ đó, em tiếp tục tìm hiểu thông tin, hướng dẫn trên mạng Internet kết hợp với kiến thức trong sách vở để vẽ ra sơ đồ bảng mạch cho đôi găng tay thông minh.
Về cấu tạo, sản phẩm có 3 phần, gồm găng tay trái, găng tay phải (mỗi chiếc mang một chức năng khác nhau) và thiết bị ngoại vi máy vi tính.
Theo Lê Ngô Duy Phong, găng tay trái đóng vai trò như một chiếc điện thoại thông minh, tích hợp module SIM900A để thực hiện các giao tiếp nhận, thực hiện cuộc gọi.
Hệ thống bàn phím cùng module SIM900A sẽ được kết nối với mạch xử lý trung tâm Arduino 1 được lập trình dưới ngôn ngữ Wiring. Mạch xử lý trung tâm sẽ thực hiện vòng lặp và kiểm tra, nếu có cuộc gọi đến, sẽ rung và kết hợp còi báo, người khiếm thị chỉ cần ấn phím để nghe máy.
Găng tay phải là một bảng điều khiển máy tính và hỗ trợ di chuyển. Với chức năng hỗ trợ di chuyển, bằng cách lắp đặt cảm biến siêu âm, găng tay giúp nhận biết được vật cản phía trước trong phạm vi cách đó 1 mét, thực hiện kiểm tra điều kiện, nếu phát hiện có vật cản, bộ xử lý trung tâm Arduino 2 sẽ đưa ra báo động bằng còi và rung giúp người khiếm thị nhận biết và xác định hướng đi, đường đi, đảm bảo độ an toàn khi di chuyển.
Trên máy tính, một phần mềm sẽ kiểm tra liên tục đầu vào, nếu nhận được một trong các lệnh từ người khiếm thị, phần mềm sẽ điều khiển máy tính và thực hiện các chức năng nhờ dữ liệu được lấy từ đám mây điện toán và phát ra ngoài.
Với chức năng điều khiển máy tính, người khiếm thị có thể sử dụng các chức năng giải trí từ xa thông qua cách truyền nhận tín hiệu bằng sóng điện từ.
Nhìn bề ngoài, đôi găng tay này không khác gì những đôi găng tay thông thường. Thế nhưng, bằng việc tích hợp các thiết bị điện tử, Lê Ngô Duy Phong đã tạo ra chiếc găng tay ba chức năng: nghe điện thoại, điều khiển máy tính từ xa và dò đường cho người khiếm thị.
Lê Ngô Duy Phong cho biết để nghiên cứu thành công, em đã mất gần cả năm kể từ khi lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Còn các linh kiện, vi mạch thì phải tìm kiếm và đặt hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện công trình này là nguồn kiến thức rất nhiều, phải kết hợp liên môn.
Trong quá trình làm, em không có đủ đồ dùng, dụng cụ để làm cho đôi găng tay nhỏ lại. Khi làm đôi găng tay em chỉ làm sơ bộ như một đôi găng tay mà người khiếm thị có thể sử dụng được.
Trong tương lai, thay vì chiếc găng tay, em sẽ dự định biến sản phẩm này thành một chiếc vòng hay chiếc đồng hồ để tăng tính thẩm mỹ. Cùng với đó là việc hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể.
Ông Trần Giải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đôi găng tay của Lê Ngô Duy Phong có nhiều chức năng, nhiều ưu điểm; có thể đáp ứng được một số chức năng như: dò đường hoặc là điều khiển máy tính, nghe điện thoại, giúp gọi điện một cách nhanh chóng, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giúp ích cho người khiếm thị trong việc hòa nhập với cuộc sống, tuy nhiên sản phẩm tuy còn thô sơ, cần phải được hoàn thiện hơn.
Thời gian tới, Phong sẽ nghiên cứu trang bị thêm đèn Led chiếu sáng và thiết bị hỗ trợ âm thanh, giúp người khiếm thị cảnh báo cho người xung quanh họ để có thể qua đường một cách chủ động hơn.../.
Theo Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)
ừ ngày 20 đến ngày 25/01/2014, Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) đã tham gia Liên hoan Kể chuyện Quốc tế lần thứ III tại Thái Lan, do Đại học Mahasarakham, SEAMEO-SPAFA, Đại học Surin Rajabhat và Đại học Sakonnakhon Rajabhat, Thái Lan phối hợp tổ chức.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động khám chữa bệnh năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
Di tích Nho học được đánh giá là một bộ phận quan trọng của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, chứa đựng nhiều giá trị vật thể, phi vật thể sâu sắc, là một trong những bằng chứng về sự học của người Việt suốt hàng trăm năm lịch sử. Tiếc rằng, rất nhiều di tích, di vật, hiện vật quý giá đã bị mai một hoặc mất đi.
Ngày 26/1, tại Đại học Huế (số 3 Lê Lợi, TP Huế), đã diễn ra Hội nghị quốc tế về đổi mới giáo dục đại học trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Ngày 25/1, đoàn sinh viên đến từ Đại học Southern Cross (SCU), Úc, do giáo sư Donand Nichols làm trưởng đoàn có buổi giao lưu thú vị với các học viên của Trung tâm Anh ngữ AMA Huế.
Bệnh viện Lao và bệnh phổi tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.
Huyện Phú Lộc vừa báo cáo về tình hình triển khai và kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện.
Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015.
Đặc sứ khoa học Hoa Kỳ - TS.Geraldine Richmond, Giáo sư Đại học Oregon, Chủ tịch Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của khoa học (AAAS) và đoàn công tác đã có buổi làm việc tại Đại học Huế. PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế đã tiếp đoàn.
Đoàn công tác Viện sốt rét ký sinh trùng- côn trùng Trung Ương đã kết hợp với Trung tâm phòng chống sốt rét ký sinh trùng - Côn trùng tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành điều tra giám sát véc tơ sốt rét năm 2014 tại 02 xã Hồng Vân, Bắc Sơn thuộc huyện A Lưới.
Sáng 14/01, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị Tổng kết với mục đích đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm 2014, đồng thời triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh của Bộ Y tế có công văn số 1420/KCB-PHCN&GD về việc cung cấp danh sách các cơ sở y tế đủ điều kiện khám, chữa bênh (KCB) cho người nước ngoài.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Huế và Đại học Công nghệ Rajamangala (RMUTI), vào đầu tháng 01/2015, Trường Đại học Kinh tế Huế đón tiếp đoàn cán bộ và sinh viên của Trường RMUTI đến tham quan và thảo luận các khả năng hợp tác giữa hai trường trong thời gian tới.
Trong 2 ngày 10 và 11/1, huyện Quảng Điền tổ chức kỳ thi Olympic Tiếng Anh qua mạng Internet IOE cho các học sinh bậc Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện.
Bệnh viện Tâm thần Huế vừa tổ chức buổi tập huấn ”Chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần do sử dụng các chất dạng Amphetamine” cho hơn 30 học viên.
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc khóa tập huấn dành cho cán bộ quản lý về chương trình Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non.
Nhằm mở rộng các chủ đề nghiên cứu khoa học cũng như tăng cường hợp tác quốc tế với các khoa YTCC ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế giới, trường Đại học Y Dược Huế sẽ đăng cai tổ chức hội nghị lần thứ 7 vào tháng 9 năm 2015.
Sáng 10/1, Đoàn công tác liên Bộ do TS. Phạm Xuân Hậu, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đại học Huế, thẩm định thực tế đề án thành lập Trường Đại học Luật – Đại học Huế.
Đây là một trong những nội dung tại Chỉ thị của Thủ tướng về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Trường CĐ Nghề Du lịch Huế vùa ký kết hợp tác với nhiều đơn vị du lịch trong và ngoại tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả thực tập và khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp của HS, SV nhà trường.