Sản phẩm "Găng tay thông minh dành cho người khiếm thị" của em Lê Ngô Duy Phong, Trường Trung học phổ thông Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ IX, năm 2016.
Lê Ngô Duy Phong (bên trái) đang hướng dẫn sử dụng găng tay thông minh. (Nguồn: Husta.org)
Không chỉ có chức năng dò đường, sản phẩm đôi găng tay thông minh này của em Lê Ngô Duy Phong còn có thể hỗ trợ người khiếm thị sử dụng máy tính và đàm thoại như một chiếc điện thoại di động.
Lê Ngô Duy Phong cho rằng cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, nhiều sản phẩm hiện đại được ra đời phục vụ cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên, các sản phẩm dành cho người khiếm thị vẫn còn nhiều hạn chế. Người khiếm thị thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày.
Trong khi đó, trên thị trường hiện mới chỉ có các sản phẩm gậy dò đường và mắt kính có giá thành tương đối cao, không phù hợp với kinh tế eo hẹp của người khiếm thị. Từ đó, em Lê Ngô Duy Phong đã lên kế hoạch để thực hiện ý tưởng của mình.
Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, Lê Ngô Duy Phong đã đến Hội người mù tỉnh Thừa Thiên-Huế để tìm hiểu những khó khăn cụ thể của người khiếm thị. Từ đó, em tiếp tục tìm hiểu thông tin, hướng dẫn trên mạng Internet kết hợp với kiến thức trong sách vở để vẽ ra sơ đồ bảng mạch cho đôi găng tay thông minh.
Về cấu tạo, sản phẩm có 3 phần, gồm găng tay trái, găng tay phải (mỗi chiếc mang một chức năng khác nhau) và thiết bị ngoại vi máy vi tính.
Theo Lê Ngô Duy Phong, găng tay trái đóng vai trò như một chiếc điện thoại thông minh, tích hợp module SIM900A để thực hiện các giao tiếp nhận, thực hiện cuộc gọi.
Hệ thống bàn phím cùng module SIM900A sẽ được kết nối với mạch xử lý trung tâm Arduino 1 được lập trình dưới ngôn ngữ Wiring. Mạch xử lý trung tâm sẽ thực hiện vòng lặp và kiểm tra, nếu có cuộc gọi đến, sẽ rung và kết hợp còi báo, người khiếm thị chỉ cần ấn phím để nghe máy.
Găng tay phải là một bảng điều khiển máy tính và hỗ trợ di chuyển. Với chức năng hỗ trợ di chuyển, bằng cách lắp đặt cảm biến siêu âm, găng tay giúp nhận biết được vật cản phía trước trong phạm vi cách đó 1 mét, thực hiện kiểm tra điều kiện, nếu phát hiện có vật cản, bộ xử lý trung tâm Arduino 2 sẽ đưa ra báo động bằng còi và rung giúp người khiếm thị nhận biết và xác định hướng đi, đường đi, đảm bảo độ an toàn khi di chuyển.
Trên máy tính, một phần mềm sẽ kiểm tra liên tục đầu vào, nếu nhận được một trong các lệnh từ người khiếm thị, phần mềm sẽ điều khiển máy tính và thực hiện các chức năng nhờ dữ liệu được lấy từ đám mây điện toán và phát ra ngoài.
Với chức năng điều khiển máy tính, người khiếm thị có thể sử dụng các chức năng giải trí từ xa thông qua cách truyền nhận tín hiệu bằng sóng điện từ.
Nhìn bề ngoài, đôi găng tay này không khác gì những đôi găng tay thông thường. Thế nhưng, bằng việc tích hợp các thiết bị điện tử, Lê Ngô Duy Phong đã tạo ra chiếc găng tay ba chức năng: nghe điện thoại, điều khiển máy tính từ xa và dò đường cho người khiếm thị.
Lê Ngô Duy Phong cho biết để nghiên cứu thành công, em đã mất gần cả năm kể từ khi lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Còn các linh kiện, vi mạch thì phải tìm kiếm và đặt hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện công trình này là nguồn kiến thức rất nhiều, phải kết hợp liên môn.
Trong quá trình làm, em không có đủ đồ dùng, dụng cụ để làm cho đôi găng tay nhỏ lại. Khi làm đôi găng tay em chỉ làm sơ bộ như một đôi găng tay mà người khiếm thị có thể sử dụng được.
Trong tương lai, thay vì chiếc găng tay, em sẽ dự định biến sản phẩm này thành một chiếc vòng hay chiếc đồng hồ để tăng tính thẩm mỹ. Cùng với đó là việc hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể.
Ông Trần Giải, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đôi găng tay của Lê Ngô Duy Phong có nhiều chức năng, nhiều ưu điểm; có thể đáp ứng được một số chức năng như: dò đường hoặc là điều khiển máy tính, nghe điện thoại, giúp gọi điện một cách nhanh chóng, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giúp ích cho người khiếm thị trong việc hòa nhập với cuộc sống, tuy nhiên sản phẩm tuy còn thô sơ, cần phải được hoàn thiện hơn.
Thời gian tới, Phong sẽ nghiên cứu trang bị thêm đèn Led chiếu sáng và thiết bị hỗ trợ âm thanh, giúp người khiếm thị cảnh báo cho người xung quanh họ để có thể qua đường một cách chủ động hơn.../.
Theo Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế (HCE) hợp tác với Viện Công nghệ Tallaght, Ireland (ITT) đào tạo chương trình liên kết quốc tế ngành học Quản trị kinh doanh (QTKD).
Sáng ngày 16/8, Ban quản lý dự án “Hỗ trợ Y tế các tỉnh Bắc Trung bộ tỉnh Thừa Thiên Huế” đã tổ chức phiên họp thông qua dự thảo báo cáo đánh giá cuối kỳ của dự án.
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại thành phố Huế.
PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế đã có buổi tiếp và làm việc với GS. John Ball, Giáo sư cao cấp về Khoa học tự nhiên – Đại học Oxford, thành viên Hội đồng Giải thưởng Abel 2002 – 2003, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Fields năm 2006 và GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học VNCCCT, Giáo sư tại Khoa Toán - Đại học Chicago, Hoa Kỳ, Giải thưởng Fields năm 2010.
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch huyện Phong Điền vừa tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế vừa tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Framgia Việt Nam. Tham dự buổi lễ có ông Kazunari Fujimoto - Trưởng đại diện cty Framgia Việt Nam, ông Cung Trọng Cường – Hiệu trưởng, các trưởng phòng khoa trung tâm và giảng viên khoa CNTT trường Cao đẳng Công nghiệp Huế.
Ngày 14/8, ĐH Huế đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 vào đại học, cao đẳng chính quy năm 2016 của các trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc và phân hiệu đại học Huế tại Quảng Trị.
Sở Y tế tổ chức hội nghị đánh giá công tác cải cách hành chính, duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2018, triển khai dịch vụ công mức 3 mức 4 và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế.
UBND thị xã Hương Trà vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh phổ thông giai đoạn 2011- 2015.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định về việc thành lập Trường Trung học Phổ thông Hà Trung trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tách Trường Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Hà Trung.
Đoàn lãnh đạo của trường Đại học Nông Lâm Huế cùng một số đơn vị trong trường đã có chuyến công tác, thăm và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh và Sở ban ngành, các doanh nghiệptại các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên.
Đại học Huế sẽ tổ chức buổi giảng bài chuyên đề về Toán với sự tham gia của GS. Ngô Bảo Châu và GS. John Ball vào chiều ngày 15/8 tới đây tại Hội trường Đại học Huế, 03 Lê Lợi – Huế.
Tại Bệnh viện Quân Y 268, Sở Y tế Thừa Thiên Huế tổ chức giao ban công tác khám chữa bệnh quý II năm 2016.
Chiều (10/8), Đại học Huế cho biết, Ban khảo thí Đại học Huế vừa gửi thông tin về Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế báo cáo kết quả phúc khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Tổng cộng có 321 bài phúc khảo.
Được sự tài trợ của Hội chữ Thập đỏ tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội chữ Thập đỏ huyện Phú Lộc phối hợp với Trung tâm Y tế Phú Lộc tổ chức khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 5 xã vùng biển.
Chương trình Kỹ sư INSA VAL DE LOIRE là chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và Trung tâm INSA Val de Loire, Viện Khoa học Ứng dụng Quốc gia, Pháp (INSA Centre Val de Loire, Institut National des Sciences Appliquées, France).
Bệnh viện YHCT tổ chức Hội nghị sơ kết công tác khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Chương trình học bổng SHARE (Support for Higher Education in ASEAN Region –Hỗ trợ giáo dục đại học khu vực ASEAN) là một chương trình 4 năm được EU tài trợ tập trung vào giáo dục đại học khu vực ASEAN thông qua việc đẩy mạnh hợp tác giữa EU và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh và quốc tế hóa của trong giáo dục đại học ở các trường đại học ASEAN, từ đó thiết lập nên một cộng đồng ASEAN thân thiện.
Sáng ngày 9/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức hội nghị toàn ngành tổng kết năm học 2015-2016, triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017.
Nhóm dự án 3 thuộc Chương trình hợp tác giữa hiệp hội các đại học nói tiếng Hà Lan và Đại học Huế (VLIR-IUC HUE) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Một số khía cạnh môi trường chủ yếu ở đầm Cầu Hai, Thừa Thiên Huế”.