Sách về khủng hoảng tuổi 20

08:22 13/06/2017

Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!

Phần lớn người tham dự talk là thanh niên.

Hội trường tầng ba của NXB Tri thức kín chỗ, càng về sau, khách đến càng đông, và trừ bốn giáo sư tóc bạc ở vị trí khách mời, người tham dự đều ở trong độ tuổi “mười mấy đến hai mấy”.

“Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là một cuốn sách của nữ tác giả Alexandra Robbins (sinh năm 1976). Nó bao gồm những lời khuyên của những người tuổi hai mươi đã trải nghiệm và chế ngự khủng hoảng. Đây là tác giả có sách bán chạy nhất dựa trên số liệu của New York Times. Sách của bà tập trung vào đối tượng thanh niên, vào giáo dục và cuộc sống trong trường đại học hiện đại cùng các khía cạnh thường bị bỏ qua hoặc coi nhẹ bởi những người quản lý.

Theo dịch giả Trần Nguyên (tên thật là Trần Cảnh Dương), đây là một cuốn sách dày công và tỉ mỉ, bởi ngoài những vấn đề về tâm lý học, hơn nửa cuốn sách là những ví dụ người thực việc thực. “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” đã được NXB Tri thức tổ chức dịch và phát hành vào tháng 5/2016.

Sách về khủng hoảng tuổi 20 ảnh 1
Dịch giả Trần Cảnh Dương cho biết khi dịch sách anh cũng đang trong thời kỳ khủng hoảng.

Dịch giả chia sẻ: năm năm trước, khi nhận dịch cuốn sách này, bản thân anh cũng đang trong giai đoạn khủng hoảng. Mới ra trường vài năm, chưa biết tương lai là gì, chưa biết đam mê của mình là gì, và vẫn “đi tìm công việc mà mình sẽ gắn bó cả đời”.

Anh Dương cũng cho rằng, cuốn sách hấp dẫn anh vì tác giả đưa ra rất nhiều trường hợp khủng hoảng cụ thể và những gợi ý trả lời. Người đọc có thể tìm đáp án cho mình qua sách, cũng có thể chỉ cần biết rằng, họ không phải là người duy nhất gặp rắc rối như vậy.

Ngoài ra, cuốn sách còn nhấn mạnh đến việc nhận thức khủng hoảng. Rằng khủng hoảng tuổi thành niên là một điều tự nhiên, ai cũng phải trải qua và mỗi người sẽ có một vấn đề riêng của mình. Có người khủng hoảng ước mơ: không biết mình muốn gì, thích gì. Người khủng hoảng trong các mối quan hệ: không giỏi giao tiếp, mình có phải đồng tính hoặc lưỡng tính? Người khủng hoảng công việc: tự nhiên muốn bỏ việc, muốn làm lại từ đầu. Người gặp vấn đề với gia đình, bạn bè. Người gặp rắc rối về cá tính: tại sao cuộc sống của tôi tẻ nhạt và vô nghĩa?

Sách về khủng hoảng tuổi 20 ảnh 2
Bìa sách.

Ths Nguyễn Lan Anh làm một test nhỏ, cô hỏi: ai trong số những người tham dự talk này đang bị khủng hoảng? Có đến 3/4 số người giơ tay. Chị Lan Anh cho rằng: việc các độc giả đến tham dự cuộc nói chuyện này và thừa nhận vấn đề của mình là một tín hiệu đáng mừng. Bởi vì không phải thanh niên nào cũng nhận ra được “mình đang có vấn đề” và “mình cần giải pháp”. Chị Lan Anh cũng thừa nhận: khi tôi 20 tuổi, tôi không làm được như các bạn. Lúc đó tôi chỉ quan tâm đến những vấn đề ngoài mình như công việc, cơ hội học tập, mức lương… mà bỏ qua những stress cá nhân.

Hơn nửa thời gian về sau là thời gian dành cho những câu hỏi “cụ thể, bé nhỏ và cá nhân” như yêu cầu của GS Chu Hảo. Đa phần những thắc mắc đưa ra tập trung vào khủng hoảng: không biết mình muốn gì, thích gì, đam mê của mình là gì, và nên chọn ngành nghề nào cho phù hợp? Có sinh viên trường Bách khoa nêu vấn đề: không hiểu chuyện gì xảy ra khi việc học liên tục tụt dốc, bị cảnh cáo lần một, lần hai, lần ba, và bây giờ nỗ lực học lại mà không có một xíu niềm vui hay hy vọng? Một trường hợp khác, từng thử qua gần mười công việc: từ bartender, đầu bếp, kế toán… và giờ đang học đông y theo gia đình nhưng vẫn không thể tìm thấy đam mê thực sự?

Nguyễn Hoàng An (ĐH Kinh tế): “Tôi đến đây vì bản thân đang cảm thấy bế tắc. Tôi sắp tốt nghiệp, muốn mở cửa hàng buôn bán, nhưng bố mẹ chỉ kỳ vọng tôi xin vào các công ty, lương thấp cũng được, chỉ cần ổn định”.

Trần Huy Hoàng (Kim Liên, Hà Nội): “Năm ngoái tôi thi trượt đại học, năm nay đang ôn lại. Rất hoang mang không biết chọn trường nào, cũng không tìm thấy chuyên ngành mình thực thích”.

GS Chu Hảo có một câu trả lời rất ngắn: muốn có đam mê thì phải giỏi, muốn giỏi phải chăm chỉ. Không chăm chỉ thì không thể nói chuyện đến đam mê, mơ ước hay bất cứ thứ gì.

Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng: không có đam mê từ đầu, từ đầu chỉ có lười. Đam mê thực sự sẽ phát triển trong quá trình làm việc. Làm việc có thành quả tự sẽ thành đam mê.

Dịch giả Trần Cảnh Dương kể: chính tôi sau 10 năm ra trường, thử qua hơn 10 công việc khác nhau cũng mới phát hiện ra mình thích dịch sách. Nhưng bây giờ tôi lại có một khủng hoảng khác: là dịch sách thì không đủ sống, phải làm gì đó để có thể kiếm tiền nuôi việc dịch?

Ths Nguyễn Lan Anh mách nước: hiện nay đã có giáo trình và bộ test PQ (chỉ số đam mê) và AQ (chỉ số vượt khó). Những người đang hoang mang tìm đam mê có thể thử test và tham khảo.

Nguồn: Đạt Nhi - TP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhiều biểu hiện cho thấy nhận thức của xã hội đối với sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Người dân chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại.

  • Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.

  • Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.

  • Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.

  • Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).

  • Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.

  • “Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).

  • Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.

  • Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.

  • "Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.

  • Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.

  • Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.

  • HẠ NGUYÊN

    Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.

  • Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.

  • Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

  • Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.

  • Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.

  • Nhà văn Bùi Anh Tấn nổi tiếng hiền lành, ai nói gì ông thường cười cho qua. Thế nhưng mới đây, tác giả Một thế giới không có đàn bà đã tỏ rõ sự bực bội vì chuyện nhuận bút.

  • Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.

  • Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.