SHO - Chiều ngày 15/9, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi của nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo, buổi giới thiệu diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình Phát triển không gian văn hóa của Tạp chí Sông Hương.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi giới thiệu tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi
Phát biểu tại buổi giới thiệu tập thơ Khúc ru nơi lưng núi, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương đã nhận định: “Trong tập thơ này cũng rất nhiều lần chị viết về trăng, ánh trăng. Trăng không chỉ là biếu tượng của nhịp điệu vũ trụ, là thời gian trôi đi, ngọn nguồn truyền thuyết hay huyền thoại, vô thức và mộng mơ; mà trăng còn có hơi thở dài của nỗi buồn. Ngay từ bài thơ mở đầu tập thơ, đã nói về trăng… Trăng của chị gắn liền với thân phận, như trong bài thơ “Đồi trăng” chị viết: “Đồi trăng kiếp người/ soi từng thế phận”... Những số phận chị quan tâm, là những người bình dị, là “Em gái gánh hoa đào”, là người chồng người vợ trong ca dao “nắng quái chiều hôm”, là bạn thơ... Nhưng “Người đàn bà bên núi” là một tiếng vọng khác về ngươi phụ nữ chờ chồng qua chiến tranh, đặc biệt ánh trăng của chị ở đây đã làm bật máu nỗi cô đơn: “Mẹ bồng con/ tê tái héo hon/ Vách đá nứt đau khoảng trời rạn vỡ/ Chị lặng thầm cúi nhặt trăng rơi...”. Nếu đọc kỹ, sẽ nhận ra trong tập thơ này những câu thơ bật khóc những khoảnh khắc thảng thốt như vậy…”.
![]() |
Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo và tập thơ Khúc ru nơi lưng núi của chị |
Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo hiện là Viện Phó Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế), Ủy viên Thường trực Quỹ hỗ trợ Văn chương và cuộc sống... Khúc ru nơi lưng núi là tập thơ thứ tư được chị giới thiệu đến với bạn đọc và những người yêu thơ, trước đó chị đã xuất bản tập thơ: Dòng sông khát vọng, Hoa nắng, Trao em mùa hạ.
|
Thơ của Phạm Thị Phương Thảo giàu cảm xúc và được hun đúc từ một lớp ngôn ngữ trong sáng, một hồn thơ đắm đuối với thiên nhiên. Đọc thơ chị ta được gặp một thế giới của những niềm vui, sự gắn kết giữa hồn người và thiên nhiên hoang dại. Đây là tập thơ của một người thơ đã đi qua bao nỗi nhân tình thế thái, biết chọn cho mình chốn chơi vơi nơi lưng núi để hòa mình vào cây cỏ thiên nhiên, vào không gian núi và trăng, từ đó khơi mở mạch thơ ẩn ức trong tiềm thức. Chị luôn bình thản mỉm cười khi nhìn thời gian đi qua đời mình, thời gian quá khứ đủ cho mình chiêm nghiệm và “Tự hát tuổi 53”, chị viết: “Tuổi 53 những ngọt ngào cay đắng/ Không ồn ào nông nổi, vẫn vui tươi/ Niềm đam mê, giờ đã thành sâu lắng/ Trước bão dông tôi bình thản mỉm cười”.
|
Cùng đó là những bài “Chiếc lá và đêm dông”, “Chồi xuân”, “Nắng quái chiều hôm”, “Bí mật của đêm”... “Bí mật của đêm”… Có lẽ đó là lý do mà Phạm Thị Phương Thảo đã dành rất nhiều tình cảm và chiêm nghiệm của mình gửi gắm vào cỏ cây và hoa. Có đến 1/4 trong số 54 bài thơ trong tập này nhờ cỏ cây hoa lá nói hộ lòng mình, như chính chị đã viết: “Xin cho phút tĩnh lòng/ Với hương hoa cỏ dại/ Xin đong đầy nỗi nhớ/ Mưa ướt lạnh bờ vai...”, hay có lúc: “Ta chợt nhận ra/ Trong muôn giản dị/ Có một loài hoa/ Níu ta lối ngõ” (Hoa hồng dây); hay “Cánh hồng em cũng đủ sắc ân cần/ Có cần chi đâu mà vội vã?” (Đào mộc)... Hoa của chị không chỉ là hoa của nhật ký cá nhân, thuộc về hoài niệm riêng, mà còn là hoa để nhắc nhở về cái vô thường, về nỗi đau thân phận, là biểu tượng của an ủi và hy vọng...
|
Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh trình bày ca khúc "Hà Nội trong ta" , phổ thơ Phạm Thị Phương Thảo |
Buổi giới thiệu sách đã diễn ra trong không khí ấm cúng của khán phòng, tại đây, độc giả yêu thơ đã được nghe nhiều ý kiến, phát biểu qua nhiều góc nhìn khác nhau về tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi; các nhà văn, nhà thơ xứ Huế và nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo cũng đã chia sẽ với nhau những vui buồn, những trăn trở của người nghệ sỹ trước cuộc sống hôm nay. Cùng đó, công chúng yêu thơ đã được nghe tiếng hát của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ngàn Thương, tiếng thơ của Mai Văn Hoan, Vĩnh Nguyên… trong chiều mưa Huế.
|
Các nhà văn, nhà thơ Cố đô Huế chụp ảnh lưu niệm với nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo (thứ 4 từ trái qua) |
PV
Chiều ngày 2/4, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn TT Huế tổ chức giới thiệu tác phẩm thơ "Những giấc mơ hoa" của nhà thơ Tôn Nữ Diệu Hạnh.
Sáng ngày 02/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Với 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về Chỉ số PAPI, tăng 5 bậc so với năm 2022. Kết quả này thể hiện được sự hài lòng của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều tối ngày 31/03, tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 đã tổ chức Chương trình Tổng kết và Trao giải Phần thi Lập trình dành cho học sinh trung học Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024.
Chiều ngày 29/3/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm “Những người bạn” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm hoạ sĩ đến từ Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác.
Chiều 28/3, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh phát động Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng Tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I – năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Hoàng Khánh Hùng dự và chủ trì lễ phát động.
Chiều 28/3, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.
Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho ông Hattori Tadashi, Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á.
Ngày 26/3, tại TP Huế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung".
Sáng 23/3/2024, trên khu vực sông Hương và sông Đông Ba (công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội), UBND thành phố Huế tổ chức Lễ khai mạc Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ III – năm 2024.
Chiều ngày 22/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã diễn ra lãm tranh mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên với chủ đề “Miền ký ức”. Triển lãm nhân dịp chào mừng 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2024); 49 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).
Sáng ngày 21/3/2024, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Phòng Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao, Nhóm Ký hoạ đô thị Hà Nội và một số đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức Lễ Khai mạc Chương trình sáng tác “Hành trình ký hoạ Nét đẹp Phú Lộc, 2024” và Triển lãm “Sắc Xuân” nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/03/1975 - 26/03/2024).
Sáng ngày 21/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”.
Chiều tối ngày 19/3, tại Viện Pháp tại Huế, Viện Pháp tại Việt Nam và Công ty Sách và Truyền thông Nhã Nam tổ chức gặp gỡ, giao lưu với nhà văn Bernard Werber nhân dịp ông đến Việt Nam.
Sáng ngày 19/3 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế) đã diễn ra triển lãm “Tranh khắc gỗ Đất nước Việt Nam trên Cửu đỉnh triều Nguyễn”.
Sáng này 17/3, tại Quảng trường Ngọ Môn, chương trình ThuaThienHue Jogging lần thứ I – hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024 được tổ chức thực hiện để hướng đến kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1993-26/3/2024); kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2024). Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng các sở, ban, ngành và đông đảo VĐV.
Chiều 15/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm nhân kỷ niệm 155 năm thành lập Hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường (14/3/1869 - 14/3/2024).
Chiều 15/3, Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Hội nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật với chủ đề "Sắc xuân ba miền".