SHO - Chiều ngày 15/9, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi của nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo, buổi giới thiệu diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình Phát triển không gian văn hóa của Tạp chí Sông Hương.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi giới thiệu tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi
Phát biểu tại buổi giới thiệu tập thơ Khúc ru nơi lưng núi, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương đã nhận định: “Trong tập thơ này cũng rất nhiều lần chị viết về trăng, ánh trăng. Trăng không chỉ là biếu tượng của nhịp điệu vũ trụ, là thời gian trôi đi, ngọn nguồn truyền thuyết hay huyền thoại, vô thức và mộng mơ; mà trăng còn có hơi thở dài của nỗi buồn. Ngay từ bài thơ mở đầu tập thơ, đã nói về trăng… Trăng của chị gắn liền với thân phận, như trong bài thơ “Đồi trăng” chị viết: “Đồi trăng kiếp người/ soi từng thế phận”... Những số phận chị quan tâm, là những người bình dị, là “Em gái gánh hoa đào”, là người chồng người vợ trong ca dao “nắng quái chiều hôm”, là bạn thơ... Nhưng “Người đàn bà bên núi” là một tiếng vọng khác về ngươi phụ nữ chờ chồng qua chiến tranh, đặc biệt ánh trăng của chị ở đây đã làm bật máu nỗi cô đơn: “Mẹ bồng con/ tê tái héo hon/ Vách đá nứt đau khoảng trời rạn vỡ/ Chị lặng thầm cúi nhặt trăng rơi...”. Nếu đọc kỹ, sẽ nhận ra trong tập thơ này những câu thơ bật khóc những khoảnh khắc thảng thốt như vậy…”.
![]() |
Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo và tập thơ Khúc ru nơi lưng núi của chị |
Nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo hiện là Viện Phó Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế), Ủy viên Thường trực Quỹ hỗ trợ Văn chương và cuộc sống... Khúc ru nơi lưng núi là tập thơ thứ tư được chị giới thiệu đến với bạn đọc và những người yêu thơ, trước đó chị đã xuất bản tập thơ: Dòng sông khát vọng, Hoa nắng, Trao em mùa hạ.
|
Thơ của Phạm Thị Phương Thảo giàu cảm xúc và được hun đúc từ một lớp ngôn ngữ trong sáng, một hồn thơ đắm đuối với thiên nhiên. Đọc thơ chị ta được gặp một thế giới của những niềm vui, sự gắn kết giữa hồn người và thiên nhiên hoang dại. Đây là tập thơ của một người thơ đã đi qua bao nỗi nhân tình thế thái, biết chọn cho mình chốn chơi vơi nơi lưng núi để hòa mình vào cây cỏ thiên nhiên, vào không gian núi và trăng, từ đó khơi mở mạch thơ ẩn ức trong tiềm thức. Chị luôn bình thản mỉm cười khi nhìn thời gian đi qua đời mình, thời gian quá khứ đủ cho mình chiêm nghiệm và “Tự hát tuổi 53”, chị viết: “Tuổi 53 những ngọt ngào cay đắng/ Không ồn ào nông nổi, vẫn vui tươi/ Niềm đam mê, giờ đã thành sâu lắng/ Trước bão dông tôi bình thản mỉm cười”.
|
Cùng đó là những bài “Chiếc lá và đêm dông”, “Chồi xuân”, “Nắng quái chiều hôm”, “Bí mật của đêm”... “Bí mật của đêm”… Có lẽ đó là lý do mà Phạm Thị Phương Thảo đã dành rất nhiều tình cảm và chiêm nghiệm của mình gửi gắm vào cỏ cây và hoa. Có đến 1/4 trong số 54 bài thơ trong tập này nhờ cỏ cây hoa lá nói hộ lòng mình, như chính chị đã viết: “Xin cho phút tĩnh lòng/ Với hương hoa cỏ dại/ Xin đong đầy nỗi nhớ/ Mưa ướt lạnh bờ vai...”, hay có lúc: “Ta chợt nhận ra/ Trong muôn giản dị/ Có một loài hoa/ Níu ta lối ngõ” (Hoa hồng dây); hay “Cánh hồng em cũng đủ sắc ân cần/ Có cần chi đâu mà vội vã?” (Đào mộc)... Hoa của chị không chỉ là hoa của nhật ký cá nhân, thuộc về hoài niệm riêng, mà còn là hoa để nhắc nhở về cái vô thường, về nỗi đau thân phận, là biểu tượng của an ủi và hy vọng...
|
Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh trình bày ca khúc "Hà Nội trong ta" , phổ thơ Phạm Thị Phương Thảo |
Buổi giới thiệu sách đã diễn ra trong không khí ấm cúng của khán phòng, tại đây, độc giả yêu thơ đã được nghe nhiều ý kiến, phát biểu qua nhiều góc nhìn khác nhau về tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi; các nhà văn, nhà thơ xứ Huế và nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo cũng đã chia sẽ với nhau những vui buồn, những trăn trở của người nghệ sỹ trước cuộc sống hôm nay. Cùng đó, công chúng yêu thơ đã được nghe tiếng hát của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ngàn Thương, tiếng thơ của Mai Văn Hoan, Vĩnh Nguyên… trong chiều mưa Huế.
|
Các nhà văn, nhà thơ Cố đô Huế chụp ảnh lưu niệm với nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo (thứ 4 từ trái qua) |
PV
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), sáng 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 15/5,tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với danh vị “Tài trợ Đồng” cùng 3 đơn vị: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn BRG.
Chiều ngày 13/5, tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức ký hợp đồng tài trợ.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh, Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề: "Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm" diễn ra từ ngày 18 - đến 20/ 5 với nhiều chương trình đặc sắc và hoạt động ý nghĩa.
Tối ngày 11/5/2024, tại Phủ Nội Vụ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình “Thơ Nguyễn Duy với Huế" giới thiệu các thi phẩm trong tập thơ “Thời gian đi xám mặt đỉnh đồng", đây là tập thơ viết về Huế của nhà thơ Nguyễn Duy.
Thường trực HĐND tỉnh vừa cho biết, sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 17, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra trong 01 buổi, họp phiên trù bị vào lúc 7h50' và khai mạc vào lúc 8h00' ngày 14 tháng 5 năm 2024 (thứ Ba).
Chiều 10/5, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng Hội NSNA Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc giao lưu, sáng tác ảnh tại Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Chiều ngày 09/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo giới thiệu Festival Huế 2024 và tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (07/6 – 12/6/2024).
Sáng ngày 9/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự Hội nghị.
Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ. Trong phiên họp ngày 8/5/2024, Hội nghị tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Việt Nam có 1 hồ sơ Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được xem xét trong đợt này.
Chiều ngày 07/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios về dự án phim điện ảnh “Hoàng Hậu Cuối Cùng".
Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế" và cuộc thi ảnh "Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế" năm 2024.
Sáng ngày 04/5, Trường Cao đẳng Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của Ban thường vụ Tỉnh ủy và thông tin về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng Lễ phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.