Quyết liệt đến cùng với thơ

09:00 31/10/2008
HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Ngày không ngờ - thơ Nguyễn Bình An, NXB Thuận Hóa 2007)


Nguyễn Bình An viết không nhiều, in cũng ít. Lần đầu tiên ra mắt độc giả Ngày không ngờ với ba mươi sáu bài thơ và anh cũng không ghi thời điểm sáng tác dưới mỗi bài. Thật ra in ít hay in nhiều không quan trọng, cái tên người viết chẳng quyết định gì cả, ngược lại thơ định giá đúng tên người viết.
Để có ấn tượng mạnh, bất ngờ, Nguyễn Bình An phải đi từng bước một. Không dừng lại ở bước đi nào, nấc thang nào, anh muốn đập vỡ những gì mình vừa đi qua, đẩy thơ về phía quyết liệt. Sáng tạo với cuộc chơi cùng tận ngôn ngữ, được và mất, anh không hề nản chí:

Tước đoạt cưỡng dâm
quăn khô đa tình con chữ
Ám khí
Cũ mòn
ngôn từ chẳng kịp hồi sinh
tư duy vật vờ uể oải
Ngôn ngữ trong tay người viết như con dao hai lưỡi: nửa là người tình chung / nửa thiếu phụ lăng loàn (Không đề). Nếu biết sử dụng, đặt đúng chỗ sẽ thăng hoa chung thủy cùng ta, trái lại nếu tùy tiện, không kiểm soát sẽ trở thành kẻ phụ tình lăng loàn thật cay đắng. Ý thức vậy, nên khi làm một bài thơ đối với Nguyễn Bình An như đang kiến trúc một ngôi nhà, cẩn thận căn ke từng phần việc, không thể buông thả để rồi đón nhận một sản phẩm chưa vừa lòng. Ở cách nhìn khác, ngôn ngữ cũng giống như âm thanh của tiếng chim, rất phóng túng tự do rất đa điệu,nhưng: người nghe không hề biết / ý nghĩa cao hơn mọi ý nghĩa / tín hiệu tình yêu / tiếng gọi bạn tình. Chính vì ý nghĩa cao cả của cái đẹp, cao hơn mọi thứ, chính vì "con dao hai lưỡi" ấy mà người nghệ sĩ đôi khi gánh chịu những bi kịch như loài chim kia:
Âm thanh khởi nguyên trường tồn
tự do và cái chết

                                            (Giải mã tiếng chim)

Hiện thực đời sống bao giờ cũng có hai mặt, khi nhận chân đòi hỏi sự nhạy cảm và tinh tường của nhà thơ mới phát hiện bề sâu của nó. Nguyễn Bình An thường nhìn hiện thực ở mặt sau, phía khuất lấp ít người để ý. Điều này, đòi hỏi khả năng tỉnh táo của lí trí và rung động của con tim khi tiếp cận hiện tượng.
Một người ăn xin trong đêm ngang qua ngôi nhà giàu có, gặp người chào mình, anh ta sung sướng rợn người sợ hãi rợn người, vì từ lâu những số phận ấy đã bị đẩy xa đồng loại. Đến nỗi con chó vồ ra, dựng dậy bằng hai chân sau, hai chân trước chắp lại do cái vòng xích nơi cổ níu giữ, người ăn xin nhầm ai đó, thế là lấy làm mãn nguyện:

người ăn xin vô tư
đưa trọn niềm vui lẫn vào đêm
                                                         
(Nhầm)
Một bức tranh đầy kịch tính.
Nguyễn Bình An dùng nhiều thủ pháp nghệ thuật để lật trở tâm thức của mình tạo cho thơ có sức khái quát mà không chung chung, chi tiết mà không đại khái. Người ta có thể tìm được lối mòn chim bay cá lội, nhưng chẳng bao giờ tìm được / lối mòn hiển hiện / phản trắc (Lối mòn). Người ta say sưa giữa nhốn nháo tiệc tùng nghe em hát, mà không hay rằng: Trước dấu lặng…em lặng thêm mấy nhịp / Dấu lặng nghẹn ngào tiếng nấc (Hát trong tiệc vui). Người ta ung dung trên những con đường sạch bóng: coi như điều hiển nhiên / không cần biết trắng đêm trên những con đường / vắng khuya nặng nề tiếng chổi rên kinh niên / người đàn bà nhẹ nhàng chăm chút (Người đàn bà quét rác). Những nghịch lí ấy như ánh chớp bật lên tín hiệu, thức tỉnh lương tri con người. Thơ ca gắn với thân phận, gắn với tư tưởng con người, do vậy nhà thơ chính là nhà tư tưởng.
Kiên định và quyết liệt đến cùng cho nên nhà thơ mới cảnh tỉnh:

Ta biết
và nói hộ Nàng
với những người thèm muốn
đừng biến gái gọi thành Nàng thơ

đừng biến Nàng thơ thành gái gọi
                                                      
(Gửi nàng thơ)
Bởi lẽ thơ ca đang bội phát, bị lạm dụng. Vẻ thuần khiết và cái đẹp của thơ đang bị mất đi. Không thể để thơ lẫn lộn với những thứ phàm tục. Và thơ cũng không thể cam lòng: tự hãm giọng ca hào sảng / trong bình yên đớn hèn (Họa mi không trở về).
Thơ Nguyễn Bình An thiên về tứ, một thứ cấu trúc chìm. Tư duy Nguyễn Bình An là kiểu tư duy không bằng phẳng, tạo cho câu chữ góc cạnh, phóng khoáng, mà ý thơ thì rất kín đáo. Vì thế đọc anh không dễ vào, nhưng cũng vì thế mà hình thành giọng điệu riêng, khác với những người cùng thời: phút giây tuyệt vời / phút giây man rợ / đôi bọ ngựa giao hoan / cuối nỗi đam mê là sự tàn ác chân thành (Bọ ngựa).
Không có thành công nào không trải qua gian lao, có khi thất bại. Không có hạnh phúc nào không đi ra từ nỗi đau. Giống như loài bọ ngựa sau mỗi lần giao hoan, con cái sẽ nhấm nháp cơ thể bạn tình để bảo toàn nòi giống.
                 H.V.T

(nguồn: TCSH số 236 - 10 - 2008)

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.

  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)