Quyết liệt đến cùng với thơ

09:00 31/10/2008
HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Ngày không ngờ - thơ Nguyễn Bình An, NXB Thuận Hóa 2007)


Nguyễn Bình An viết không nhiều, in cũng ít. Lần đầu tiên ra mắt độc giả Ngày không ngờ với ba mươi sáu bài thơ và anh cũng không ghi thời điểm sáng tác dưới mỗi bài. Thật ra in ít hay in nhiều không quan trọng, cái tên người viết chẳng quyết định gì cả, ngược lại thơ định giá đúng tên người viết.
Để có ấn tượng mạnh, bất ngờ, Nguyễn Bình An phải đi từng bước một. Không dừng lại ở bước đi nào, nấc thang nào, anh muốn đập vỡ những gì mình vừa đi qua, đẩy thơ về phía quyết liệt. Sáng tạo với cuộc chơi cùng tận ngôn ngữ, được và mất, anh không hề nản chí:

Tước đoạt cưỡng dâm
quăn khô đa tình con chữ
Ám khí
Cũ mòn
ngôn từ chẳng kịp hồi sinh
tư duy vật vờ uể oải
Ngôn ngữ trong tay người viết như con dao hai lưỡi: nửa là người tình chung / nửa thiếu phụ lăng loàn (Không đề). Nếu biết sử dụng, đặt đúng chỗ sẽ thăng hoa chung thủy cùng ta, trái lại nếu tùy tiện, không kiểm soát sẽ trở thành kẻ phụ tình lăng loàn thật cay đắng. Ý thức vậy, nên khi làm một bài thơ đối với Nguyễn Bình An như đang kiến trúc một ngôi nhà, cẩn thận căn ke từng phần việc, không thể buông thả để rồi đón nhận một sản phẩm chưa vừa lòng. Ở cách nhìn khác, ngôn ngữ cũng giống như âm thanh của tiếng chim, rất phóng túng tự do rất đa điệu,nhưng: người nghe không hề biết / ý nghĩa cao hơn mọi ý nghĩa / tín hiệu tình yêu / tiếng gọi bạn tình. Chính vì ý nghĩa cao cả của cái đẹp, cao hơn mọi thứ, chính vì "con dao hai lưỡi" ấy mà người nghệ sĩ đôi khi gánh chịu những bi kịch như loài chim kia:
Âm thanh khởi nguyên trường tồn
tự do và cái chết

                                            (Giải mã tiếng chim)

Hiện thực đời sống bao giờ cũng có hai mặt, khi nhận chân đòi hỏi sự nhạy cảm và tinh tường của nhà thơ mới phát hiện bề sâu của nó. Nguyễn Bình An thường nhìn hiện thực ở mặt sau, phía khuất lấp ít người để ý. Điều này, đòi hỏi khả năng tỉnh táo của lí trí và rung động của con tim khi tiếp cận hiện tượng.
Một người ăn xin trong đêm ngang qua ngôi nhà giàu có, gặp người chào mình, anh ta sung sướng rợn người sợ hãi rợn người, vì từ lâu những số phận ấy đã bị đẩy xa đồng loại. Đến nỗi con chó vồ ra, dựng dậy bằng hai chân sau, hai chân trước chắp lại do cái vòng xích nơi cổ níu giữ, người ăn xin nhầm ai đó, thế là lấy làm mãn nguyện:

người ăn xin vô tư
đưa trọn niềm vui lẫn vào đêm
                                                         
(Nhầm)
Một bức tranh đầy kịch tính.
Nguyễn Bình An dùng nhiều thủ pháp nghệ thuật để lật trở tâm thức của mình tạo cho thơ có sức khái quát mà không chung chung, chi tiết mà không đại khái. Người ta có thể tìm được lối mòn chim bay cá lội, nhưng chẳng bao giờ tìm được / lối mòn hiển hiện / phản trắc (Lối mòn). Người ta say sưa giữa nhốn nháo tiệc tùng nghe em hát, mà không hay rằng: Trước dấu lặng…em lặng thêm mấy nhịp / Dấu lặng nghẹn ngào tiếng nấc (Hát trong tiệc vui). Người ta ung dung trên những con đường sạch bóng: coi như điều hiển nhiên / không cần biết trắng đêm trên những con đường / vắng khuya nặng nề tiếng chổi rên kinh niên / người đàn bà nhẹ nhàng chăm chút (Người đàn bà quét rác). Những nghịch lí ấy như ánh chớp bật lên tín hiệu, thức tỉnh lương tri con người. Thơ ca gắn với thân phận, gắn với tư tưởng con người, do vậy nhà thơ chính là nhà tư tưởng.
Kiên định và quyết liệt đến cùng cho nên nhà thơ mới cảnh tỉnh:

Ta biết
và nói hộ Nàng
với những người thèm muốn
đừng biến gái gọi thành Nàng thơ

đừng biến Nàng thơ thành gái gọi
                                                      
(Gửi nàng thơ)
Bởi lẽ thơ ca đang bội phát, bị lạm dụng. Vẻ thuần khiết và cái đẹp của thơ đang bị mất đi. Không thể để thơ lẫn lộn với những thứ phàm tục. Và thơ cũng không thể cam lòng: tự hãm giọng ca hào sảng / trong bình yên đớn hèn (Họa mi không trở về).
Thơ Nguyễn Bình An thiên về tứ, một thứ cấu trúc chìm. Tư duy Nguyễn Bình An là kiểu tư duy không bằng phẳng, tạo cho câu chữ góc cạnh, phóng khoáng, mà ý thơ thì rất kín đáo. Vì thế đọc anh không dễ vào, nhưng cũng vì thế mà hình thành giọng điệu riêng, khác với những người cùng thời: phút giây tuyệt vời / phút giây man rợ / đôi bọ ngựa giao hoan / cuối nỗi đam mê là sự tàn ác chân thành (Bọ ngựa).
Không có thành công nào không trải qua gian lao, có khi thất bại. Không có hạnh phúc nào không đi ra từ nỗi đau. Giống như loài bọ ngựa sau mỗi lần giao hoan, con cái sẽ nhấm nháp cơ thể bạn tình để bảo toàn nòi giống.
                 H.V.T

(nguồn: TCSH số 236 - 10 - 2008)

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.

  • HỒ THẾ HÀ

    Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    • Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

  • TRẦN THÙY MAI  

    Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

  • NGUYỄN QUANG THIỀU  

    Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

  • VŨ VĂN     

    Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.

  • ĐỖ QUYÊN  

    1.
    Du Tử Lê
    thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)

  • LƯU KHÁNH THƠ   

    Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.

  • HOÀNG THỤY ANH

    “Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.

  • ĐÔNG HÀ

    Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.

  • NGUYỄN QUANG THIỀU

    Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.

  • TRẦN HỒ  

    Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).