Quyết liệt đến cùng với thơ

09:00 31/10/2008
HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Ngày không ngờ - thơ Nguyễn Bình An, NXB Thuận Hóa 2007)


Nguyễn Bình An viết không nhiều, in cũng ít. Lần đầu tiên ra mắt độc giả Ngày không ngờ với ba mươi sáu bài thơ và anh cũng không ghi thời điểm sáng tác dưới mỗi bài. Thật ra in ít hay in nhiều không quan trọng, cái tên người viết chẳng quyết định gì cả, ngược lại thơ định giá đúng tên người viết.
Để có ấn tượng mạnh, bất ngờ, Nguyễn Bình An phải đi từng bước một. Không dừng lại ở bước đi nào, nấc thang nào, anh muốn đập vỡ những gì mình vừa đi qua, đẩy thơ về phía quyết liệt. Sáng tạo với cuộc chơi cùng tận ngôn ngữ, được và mất, anh không hề nản chí:

Tước đoạt cưỡng dâm
quăn khô đa tình con chữ
Ám khí
Cũ mòn
ngôn từ chẳng kịp hồi sinh
tư duy vật vờ uể oải
Ngôn ngữ trong tay người viết như con dao hai lưỡi: nửa là người tình chung / nửa thiếu phụ lăng loàn (Không đề). Nếu biết sử dụng, đặt đúng chỗ sẽ thăng hoa chung thủy cùng ta, trái lại nếu tùy tiện, không kiểm soát sẽ trở thành kẻ phụ tình lăng loàn thật cay đắng. Ý thức vậy, nên khi làm một bài thơ đối với Nguyễn Bình An như đang kiến trúc một ngôi nhà, cẩn thận căn ke từng phần việc, không thể buông thả để rồi đón nhận một sản phẩm chưa vừa lòng. Ở cách nhìn khác, ngôn ngữ cũng giống như âm thanh của tiếng chim, rất phóng túng tự do rất đa điệu,nhưng: người nghe không hề biết / ý nghĩa cao hơn mọi ý nghĩa / tín hiệu tình yêu / tiếng gọi bạn tình. Chính vì ý nghĩa cao cả của cái đẹp, cao hơn mọi thứ, chính vì "con dao hai lưỡi" ấy mà người nghệ sĩ đôi khi gánh chịu những bi kịch như loài chim kia:
Âm thanh khởi nguyên trường tồn
tự do và cái chết

                                            (Giải mã tiếng chim)

Hiện thực đời sống bao giờ cũng có hai mặt, khi nhận chân đòi hỏi sự nhạy cảm và tinh tường của nhà thơ mới phát hiện bề sâu của nó. Nguyễn Bình An thường nhìn hiện thực ở mặt sau, phía khuất lấp ít người để ý. Điều này, đòi hỏi khả năng tỉnh táo của lí trí và rung động của con tim khi tiếp cận hiện tượng.
Một người ăn xin trong đêm ngang qua ngôi nhà giàu có, gặp người chào mình, anh ta sung sướng rợn người sợ hãi rợn người, vì từ lâu những số phận ấy đã bị đẩy xa đồng loại. Đến nỗi con chó vồ ra, dựng dậy bằng hai chân sau, hai chân trước chắp lại do cái vòng xích nơi cổ níu giữ, người ăn xin nhầm ai đó, thế là lấy làm mãn nguyện:

người ăn xin vô tư
đưa trọn niềm vui lẫn vào đêm
                                                         
(Nhầm)
Một bức tranh đầy kịch tính.
Nguyễn Bình An dùng nhiều thủ pháp nghệ thuật để lật trở tâm thức của mình tạo cho thơ có sức khái quát mà không chung chung, chi tiết mà không đại khái. Người ta có thể tìm được lối mòn chim bay cá lội, nhưng chẳng bao giờ tìm được / lối mòn hiển hiện / phản trắc (Lối mòn). Người ta say sưa giữa nhốn nháo tiệc tùng nghe em hát, mà không hay rằng: Trước dấu lặng…em lặng thêm mấy nhịp / Dấu lặng nghẹn ngào tiếng nấc (Hát trong tiệc vui). Người ta ung dung trên những con đường sạch bóng: coi như điều hiển nhiên / không cần biết trắng đêm trên những con đường / vắng khuya nặng nề tiếng chổi rên kinh niên / người đàn bà nhẹ nhàng chăm chút (Người đàn bà quét rác). Những nghịch lí ấy như ánh chớp bật lên tín hiệu, thức tỉnh lương tri con người. Thơ ca gắn với thân phận, gắn với tư tưởng con người, do vậy nhà thơ chính là nhà tư tưởng.
Kiên định và quyết liệt đến cùng cho nên nhà thơ mới cảnh tỉnh:

Ta biết
và nói hộ Nàng
với những người thèm muốn
đừng biến gái gọi thành Nàng thơ

đừng biến Nàng thơ thành gái gọi
                                                      
(Gửi nàng thơ)
Bởi lẽ thơ ca đang bội phát, bị lạm dụng. Vẻ thuần khiết và cái đẹp của thơ đang bị mất đi. Không thể để thơ lẫn lộn với những thứ phàm tục. Và thơ cũng không thể cam lòng: tự hãm giọng ca hào sảng / trong bình yên đớn hèn (Họa mi không trở về).
Thơ Nguyễn Bình An thiên về tứ, một thứ cấu trúc chìm. Tư duy Nguyễn Bình An là kiểu tư duy không bằng phẳng, tạo cho câu chữ góc cạnh, phóng khoáng, mà ý thơ thì rất kín đáo. Vì thế đọc anh không dễ vào, nhưng cũng vì thế mà hình thành giọng điệu riêng, khác với những người cùng thời: phút giây tuyệt vời / phút giây man rợ / đôi bọ ngựa giao hoan / cuối nỗi đam mê là sự tàn ác chân thành (Bọ ngựa).
Không có thành công nào không trải qua gian lao, có khi thất bại. Không có hạnh phúc nào không đi ra từ nỗi đau. Giống như loài bọ ngựa sau mỗi lần giao hoan, con cái sẽ nhấm nháp cơ thể bạn tình để bảo toàn nòi giống.
                 H.V.T

(nguồn: TCSH số 236 - 10 - 2008)

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • 1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).

  • (Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.

  • Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ.

  • Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001)

  • Có một con người đang ở vào cái tuổi dường như muốn giũ sạch nợ nần vay trả, trả vay, dường như chẳng bận lòng chút nào bởi những lợi danh ồn ào phiền muộn. Đó là nói theo cái nghĩa nhận dạng thông thường, tưởng như thế, nơi một con người đã qua "bát thập". Nhưng với nhà thơ Trinh Đường, nhìn như thế e tiêu cực, e sẽ làm ông giận dỗi: "Ta có sá gì đi với ở".

  • Nhà thơ Trinh Đường đã từ trần hồi 15g10’ ngày 28.9.2001 tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Lễ an táng nhà thơ đã được tổ chức trọng thể tại quê nhà xã Đại Lộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng , theo nguyện vọng của nhà thơ trước khi nhắm mắt.

  • Phan Ngọc, như tôi biết, là người xuất thân trong gia đình Nho giáo, đã từng làm nghề dạy học, từ năm 1958 chuyển sang dịch sách, là người giỏi nhiều ngoại ngữ. Hiện nay, ông đang là chuyên viên cao cấp của Viện Đông Nam Á (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).

  • Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, nhà văn Trần Dần là người như vậy.

  • Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức; mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật là bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy.

  • Những năm từ 1950 khi học ở trường trung học Khải Định (Quốc học Huế), tôi đã đọc một số bài thơ của Dao Ca đăng trên một số tờ báo như Đời mới, Nhân loại, Mới, Thẩm mỹ...

  • Tôi đến tìm ông vào một buổi sáng đầu đông, trong căn nhà ngập tràn bóng tre và bóng lá. Nếu không quen ắt hẳn tôi đã khá ngỡ ngàng bởi giữa phồn hoa đô hội lại có một khu vườn xanh tươi đến vậy!.

  • LTS: Rạng sáng ngày 11-7-2001, Toà soạn nhận được tin anh Đoàn Thương Hải - hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, sau một cơn đột quỵ, mặc dù đã được gia đình, bạn bè và các thầy thuốc Bệnh viên Trung ương Huế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã rời bỏ chúng ta an nhiên về bên kia thế giới!Tạp chí Sông Hương - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế xin có lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà văn.Sông Hương số này xin giới thiệu hai bài thơ cuối cùng của anh được rút ra từ tập thơ chép tay lưu giữ tại gia đình.TCSH

  • Thơ Đặng Huy Giang xuất hiện trên thi đàn đã nhiều năm nay; song thật sự gây ấn tượng với bạn đọc phải kể đến một vài chùm thơ mà báo Văn nghệ đăng tải trên trang thơ dự thi 1998 - 2000; đặc biệt sau đó anh cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ một lúc: Trên mặt đất và Qua cửa.

  • Có lẽ với phần lớn không gian thơ Phan Trung Thành, làm thơ là trò chuyện ân tình với những bóng dáng cũ, thuộc về quê nhà.

  • Trong bài viết điểm lại văn học năm 2000, sự kiện và bình luận, tôi có nêu hai tác giả trẻ, cùng là nữ, cùng có tác phẩm đáng chú ý trong năm, một người tập truyện, một người tập thơ. Người thơ là Vi Thùy Linh.

  • (Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:            “Những lo toan năm tháng đời thường            Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • đầu tháng 4 năm ngoái, sau khi tuần báo “Văn nghệ” của Hội Nhà văn Việt Nam đăng truyện ngắn dự thi “Quả đồng chùy tóc bện” của Trần Hạ Tháp - một bút danh “mới toanh” trên văn đàn, tôi ghé tòa soạn “Sông Hương” hỏi nhà văn Hà Khánh Linh:- Chị biết Trần Hạ Tháp là ai không? Tác giả chắc là người Huế...

  • Trương Văn Hiến có sở học phi thường và mang trong người một hoài bão lớn lao: an bang tế thế bình thiên hạ.

  • (Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như  “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.

  • Thơ là một bức xúc của tình cảm và tư tưởng con người, buộc con người phải diễn ra bằng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối. Thơ là đòi hỏi, là nhu cầu của con người, nếu không biểu lộ được ra thì còn bức rứt khổ sở.