Quyết liệt đến cùng với thơ

09:00 31/10/2008
HOÀNG VŨ THUẬT(Đọc Ngày không ngờ - thơ Nguyễn Bình An, NXB Thuận Hóa 2007)


Nguyễn Bình An viết không nhiều, in cũng ít. Lần đầu tiên ra mắt độc giả Ngày không ngờ với ba mươi sáu bài thơ và anh cũng không ghi thời điểm sáng tác dưới mỗi bài. Thật ra in ít hay in nhiều không quan trọng, cái tên người viết chẳng quyết định gì cả, ngược lại thơ định giá đúng tên người viết.
Để có ấn tượng mạnh, bất ngờ, Nguyễn Bình An phải đi từng bước một. Không dừng lại ở bước đi nào, nấc thang nào, anh muốn đập vỡ những gì mình vừa đi qua, đẩy thơ về phía quyết liệt. Sáng tạo với cuộc chơi cùng tận ngôn ngữ, được và mất, anh không hề nản chí:

Tước đoạt cưỡng dâm
quăn khô đa tình con chữ
Ám khí
Cũ mòn
ngôn từ chẳng kịp hồi sinh
tư duy vật vờ uể oải
Ngôn ngữ trong tay người viết như con dao hai lưỡi: nửa là người tình chung / nửa thiếu phụ lăng loàn (Không đề). Nếu biết sử dụng, đặt đúng chỗ sẽ thăng hoa chung thủy cùng ta, trái lại nếu tùy tiện, không kiểm soát sẽ trở thành kẻ phụ tình lăng loàn thật cay đắng. Ý thức vậy, nên khi làm một bài thơ đối với Nguyễn Bình An như đang kiến trúc một ngôi nhà, cẩn thận căn ke từng phần việc, không thể buông thả để rồi đón nhận một sản phẩm chưa vừa lòng. Ở cách nhìn khác, ngôn ngữ cũng giống như âm thanh của tiếng chim, rất phóng túng tự do rất đa điệu,nhưng: người nghe không hề biết / ý nghĩa cao hơn mọi ý nghĩa / tín hiệu tình yêu / tiếng gọi bạn tình. Chính vì ý nghĩa cao cả của cái đẹp, cao hơn mọi thứ, chính vì "con dao hai lưỡi" ấy mà người nghệ sĩ đôi khi gánh chịu những bi kịch như loài chim kia:
Âm thanh khởi nguyên trường tồn
tự do và cái chết

                                            (Giải mã tiếng chim)

Hiện thực đời sống bao giờ cũng có hai mặt, khi nhận chân đòi hỏi sự nhạy cảm và tinh tường của nhà thơ mới phát hiện bề sâu của nó. Nguyễn Bình An thường nhìn hiện thực ở mặt sau, phía khuất lấp ít người để ý. Điều này, đòi hỏi khả năng tỉnh táo của lí trí và rung động của con tim khi tiếp cận hiện tượng.
Một người ăn xin trong đêm ngang qua ngôi nhà giàu có, gặp người chào mình, anh ta sung sướng rợn người sợ hãi rợn người, vì từ lâu những số phận ấy đã bị đẩy xa đồng loại. Đến nỗi con chó vồ ra, dựng dậy bằng hai chân sau, hai chân trước chắp lại do cái vòng xích nơi cổ níu giữ, người ăn xin nhầm ai đó, thế là lấy làm mãn nguyện:

người ăn xin vô tư
đưa trọn niềm vui lẫn vào đêm
                                                         
(Nhầm)
Một bức tranh đầy kịch tính.
Nguyễn Bình An dùng nhiều thủ pháp nghệ thuật để lật trở tâm thức của mình tạo cho thơ có sức khái quát mà không chung chung, chi tiết mà không đại khái. Người ta có thể tìm được lối mòn chim bay cá lội, nhưng chẳng bao giờ tìm được / lối mòn hiển hiện / phản trắc (Lối mòn). Người ta say sưa giữa nhốn nháo tiệc tùng nghe em hát, mà không hay rằng: Trước dấu lặng…em lặng thêm mấy nhịp / Dấu lặng nghẹn ngào tiếng nấc (Hát trong tiệc vui). Người ta ung dung trên những con đường sạch bóng: coi như điều hiển nhiên / không cần biết trắng đêm trên những con đường / vắng khuya nặng nề tiếng chổi rên kinh niên / người đàn bà nhẹ nhàng chăm chút (Người đàn bà quét rác). Những nghịch lí ấy như ánh chớp bật lên tín hiệu, thức tỉnh lương tri con người. Thơ ca gắn với thân phận, gắn với tư tưởng con người, do vậy nhà thơ chính là nhà tư tưởng.
Kiên định và quyết liệt đến cùng cho nên nhà thơ mới cảnh tỉnh:

Ta biết
và nói hộ Nàng
với những người thèm muốn
đừng biến gái gọi thành Nàng thơ

đừng biến Nàng thơ thành gái gọi
                                                      
(Gửi nàng thơ)
Bởi lẽ thơ ca đang bội phát, bị lạm dụng. Vẻ thuần khiết và cái đẹp của thơ đang bị mất đi. Không thể để thơ lẫn lộn với những thứ phàm tục. Và thơ cũng không thể cam lòng: tự hãm giọng ca hào sảng / trong bình yên đớn hèn (Họa mi không trở về).
Thơ Nguyễn Bình An thiên về tứ, một thứ cấu trúc chìm. Tư duy Nguyễn Bình An là kiểu tư duy không bằng phẳng, tạo cho câu chữ góc cạnh, phóng khoáng, mà ý thơ thì rất kín đáo. Vì thế đọc anh không dễ vào, nhưng cũng vì thế mà hình thành giọng điệu riêng, khác với những người cùng thời: phút giây tuyệt vời / phút giây man rợ / đôi bọ ngựa giao hoan / cuối nỗi đam mê là sự tàn ác chân thành (Bọ ngựa).
Không có thành công nào không trải qua gian lao, có khi thất bại. Không có hạnh phúc nào không đi ra từ nỗi đau. Giống như loài bọ ngựa sau mỗi lần giao hoan, con cái sẽ nhấm nháp cơ thể bạn tình để bảo toàn nòi giống.
                 H.V.T

(nguồn: TCSH số 236 - 10 - 2008)

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHƯỚC GIANGTrung tâm Văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo dục vừa tuyển chọn và giới thiệu 100 bài thơ hay nhất thế kỷ XX.Việc này thực hiện trong hai năm, theo ông Lê Lựu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa doanh nhân thì kết quả thật mỹ mãn: hơn 10.000 phiếu bầu, kết quả cuối cùng “không ai bị bỏ sót” và “trong 100 bài đã được chọn chỉ chênh với các danh sách khác khoảng 5-7 bài”.

  • NHỤY NGUYÊN

    Truyện ngắn của Nguyên Quân trong Vòng tay tượng trắng (Nxb. Văn Học, 2006) khá mộc mạc ở cả đề tài và lối viết, nhưng cũng nhờ cái mộc mạc đó đã hút được nguồn nguồn mạch sống.

  • QUÁCH GIAOMùa Xuân Đinh Hợi đến với tôi thật lặng lẽ. Cây Thiết Mộc Lan nơi đầu ngõ năm nay ra hoa muộn song lại tàn trước Tết. Hoa trong sân nhà chỉ lưa thưa vài nụ Bát Tiên. Hai chậu mai không buồn đâm hoa trổ nụ. Đành thưởng xuân bằng thơ văn của bằng hữu.

  • NHỤY NGUYÊN

    (Đọc Ngày rất dài - Thơ Đoàn Mạnh Phương, Nxb Hội Nhà văn, 2007)

  • TRẦN THÙY MAI(Đọc Đức Phật, nàng Savitri và tôi, tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Nhân đọc “Nhà văn Việt Nam hiện đại” - Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản, 5-2007)Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957-2007), Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN) đã xuất bản công trình quan trọng “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (NVVNHĐ), dày 1200 trang khổ lớn, tập hợp chân dung trên một ngàn nhà văn các thế hệ, từ các cụ Ngô Tất Tố, Phan Khôi… cho đến lớp nhà văn vừa được kết nạp cuối năm 2006 như Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Vĩnh Tiến, Phan Huyền Thư…

  • BÍCH THU(Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Từ đá vắt ra  của Trần Sĩ Tuấn)Chiếc áo choàng mà tác giả nói ở đây là chiếc áo blouse trắng của người thầy thuốc. Tác giả là bác sĩ. Chắc anh đang làm thơ về nghề nghiệp của mình.Trong đời có bốn bậc thầy được nhân dân ngưỡng mộ: Thầy thuốc chữa bệnh, thầy giáo dạy học, thầy cúng, thầy phù thủy cùng dân tìm cõi tâm linh.

  • HẢI TRUNGKhoa tuyên bố với tôi: mình viết truyện ngắn đây, không phải để thành nhà gì cả, cốt để cho mấy đứa con làm gương mà học tập. Tôi ngờ ngợ, cứ nghĩ là anh nói vui vì chơi với đám bạn văn chương mà bốc đồng buột miệng. Ai ngờ anh viết thật, viết say sưa, viết để quên và để nhớ.

  • VĂN CẦM HẢIVề phía biển, là thường nhân di du với cõi minh mang nhưng Nguyễn Thanh Tú, biển là nơi anh được vời vợi nỗi cô đơn của một loài thân phận có tên là thơ!

  • MAI VĂN HOANHồn đầy hoa cúc dại là tập thơ thứ bảy của Lâm Thị Mỹ Dạ. Thơ Dạ đã có rất nhiều người bàn luận, bình phẩm. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng. Bài viết của Ngô Minh mới đây giúp cho độc giả biết thêm những uẩn khúc, những góc khuất trong cuộc đời của Dạ.

  • DUNG THÙYĐây là tập thơ đầu tay của tác giả Nguyễn Thị Anh Đào do NXB Đà Nẵng ấn hành với cảm xúc tròn đầy và một tâm hồn nồng ấm. Là một cây bút trẻ đang độ sung sức, chị có nhiều thơ và truyện ngắn đăng trên các báo, tạp chí và Ngày không trở lại gói ghém những niềm riêng.

  • LÝ HẠNH(Đọc Thơ tặng của nhà thơ Ngô Minh)Ngô Minh là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, vì thế mà cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từng nói về ông một cách trìu mến: “Ba con người trong một con người thâm thấp”. Có một điều đặc biệt, chính con người thâm thấp ấy đã phân thân thành 3 con người khác nhau, mà con người nào cũng “ra hồn ra vía” cả.

  • FRANCOIS BUSNELKiran Desai là nữ văn sĩ người Ấn Độ. Cô sinh năm 1971 tại Dehli. Là con gái của nữ tiểu thuyết gia Anita Desai. Kiran Desai lớn lên và học tiểu học ở Dehli đến năm 14 tuổi. Sau đó, cô cùng mẹ sang Anh Quốc, rồi Hoa Kỳ, học trung học ở tiểu bang Massachussettes. Cô theo học lớp viết văn ở Virginie và sau đó học Đại học Columbia ở NewYork.

  • TRẦN HUYỀN SÂM Một mùa đông ở Stockholm của Agneta Pleijel là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu cho tính chất “đả phá thể loại” của tiểu thuyết hiện nay. Tác phẩm dung nạp nhiều đặc tính của tiểu thuyết Châu Âu hậu hiện đại: Phép giản lược tối thiểu, lối kể chuyện tung hứng, thủ pháp lạ hoá hình thức văn bản tác phẩm, đặc biệt là kiểu tự thuật “đánh tráo” chủ thể trần thuật.

  • HỒ THẾ HÀSerenade của Peter Kihlgard là một truyện ngắn có cấu trúc hiện đại. Trước hết là ở nghệ thuật ngôn từ và điểm nhìn văn bản.

  • BỬU NAM Hình thức lạ lùng gây tò mòTrước hết về mặt hình thức, tiểu thuyết khêu gợi sự tò mò ở người đọc với cách bố trí các tiêu đề in hoa, dày đặc đến hàng trăm suốt tác phẩm, xen lẫn các tiêu đề bằng tiếng Anh “I have been calling for more than an hour... But It's me”...

  • NHỤY NGUYÊN

    Sự đặc biệt của dòng thơ hậu chiến là luôn luôn khuấy động trong cái mênh mông vô chừng tưởng đã lắng xuống những vỉa quặng lấp lánh sau 30 năm đằng đẵng.

  • PHẠM QUÝ VINH Sau khi lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm đã thi hành một chính sách đối nội hết sức phản động. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn nham hiểm nhằm khủng bố những người kháng chiến, những người yêu nước.

  • VŨ NGỌC KHÁNHLTS: Ngày 17-11-2007, tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, Trung tâm Minh Triết Việt đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa Thục. Giới trí thức học thuật của Hà Nội, nhiều thanh niên, sinh viên và hậu duệ của một số nhà Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) đã đến dự.