Quên

14:38 08/01/2016

NGUYỄN VĂN THIỆN

Ai đi ngoài nội cỏ, bỏ quên mắt nhìn trong hang sâu! Ai ào ào nỗi nhớ, bỏ quên tai buồn trong đêm sâu!

Minh họa: Nhím

Có những lúc bất chợt vô hồn nào đó, tôi bỏ quên mắt mình ở một nơi nào đó. Dù bạn có muốn tin hay không thì cũng mặc, tôi vẫn thầm thì kể lại câu chuyện bất tận của mình, rối rắm tin yêu và bạt ngàn nghi hoặc. Phải, tôi đã từng quên mắt quên môi, quên tai và quên chân, thậm chí quên tim quên óc ở một nơi nào đó...

Vào một ngày mùa thu rất đẹp, đẹp một cách ảm đạm, tôi bỏ quên đôi mắt mình trên cỏ, như một cậu học trò mải chơi bỏ quên cặp kính cận ngay trên ghế đá sân trường. Tôi về nhà mà không có mắt. Không có mắt nhưng tôi vẫn ăn vẫn ngủ bình thường. Ai mà chẳng thế, trong ngôi nhà quen thuộc đến nhàm chán, cần gì phải có mắt, bạn vẫn biết thức ăn để ở đâu và giường đặt ở đâu rồi. Ăn xong thì làm một số việc, làm xong thì ngủ, ngủ dậy đi đâu đó như đi làm hoặc đi chơi, về lại ăn, lại ngủ.

Chỉ có đôi mắt nằm lại trên thảm cỏ. Chúng nhìn chung quanh như lần đầu mở mắt. Thì ra những chiếc lá không chỉ là những phiến mỏng nhiều màu sắc, chúng còn biết đong đưa mời gọi, biết chuyện trò và âu yếm nhau nữa...

Không bị sai khiến bởi bộ não cứng nhắc đầy khiếm khuyết vì nhồi nhét quá nhiều thứ không cần thiết, mắt hình như sáng hơn, và nhìn thấy nhiều thứ đáng nhìn, đáng yêu hơn!

Rồi một ngày nào đó, tôi lơ đãng bỏ quên tai mình ngoài đầu suối Kroa. Tôi về nhà mà không có tai, không có tai mà vẫn sống, và dĩ nhiên vẫn ăn và ngủ bình thường. Những công việc lặp đi lặp lại hàng tháng, hàng năm, những âm thanh lặp đi lặp lại hàng tháng, hàng năm, cần gì phải nghe mới hiểu?

Chỉ có đôi tai nằm lại đầu nguồn con nước, nghe lũ cá lòng tong hát bài gì đó chộn rộn tươi vui, nghe bọn cua thổi kèn đám ma vui vẻ tiễn đưa bạn mình về dưới bùn đen hóa kiếp...

Không bị sai khiến bởi bộ não già nua và lẩm cẩm, tai hình như thính hơn, nghe được nhiều chuyện vui hơn.

Không tin, bạn hãy thử xem?

Quên mắt quên tai, nghe có vẻ hoang đường nhưng cũng chưa thấm vào đâu nếu bạn để quên trái tim mình ở một nơi hoang vắng xa lạ nào đó! Quên tim thì làm sao mà sống? Bạn sẽ hỏi thế, phải không? Thì chung quanh bạn đấy, có lũ lượt người, đường hoàng, chững chạc, lịch lãm, múp míp, vân vân, họ vẫn sống bình thường, mà có tim đâu? Nếu có tim sao họ giết đồng loại, mổ bụng, chặt khúc nhét vào bao tải, vào nhà cầu, hoặc vứt xuống sông, hoặc đốt xác phi tang, mà không day dứt hay ăn năn đau đớn?

Vậy nên, có một bữa vô tình, tôi về nhà với lồng ngực trống không, còn trái tim thì bỏ quên trên đỉnh núi Chư Mang vời vợi.

Không có tim thì có sao không? Không sao hết, vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn đi tới đi lui, như thường ngày vẫn vậy. Chỉ có trái tim, trên núi cao, thổn thức một mình với nhịp đập cô đơn khắc khoải mong chờ...

Không còn bị đóng khung vào một vị trí cố định, tim mình có vẻ đập dịu nhẹ hơn, thầm thì đếm những mùa lá bay, những mùa trứng rụng...

Rồi một ngày mây trời lãng đãng thiên di, tôi bỏ quên nốt óc mình trên tán cây bằng lăng cổ thụ ngoài bãi vắng...

Bây giờ thì sự việc đã vượt ra khỏi giới hạn chật chội của trí tưởng tượng phải không? Không có óc, làm sao mà sống? Thế mà tôi vẫn sống, nhờ vào sự mặc định của số phận và sự định hướng tài tình của thiết chế xã hội! Hoàn toàn không cần phải tư duy, bạn vẫn biết xã hội đang vận hành theo một quy luật biện chứng khách quan, từ bóng tối ra ánh sáng, từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui, đúng không?

Vì vậy, đừng nghĩ là đó hoang tưởng. Không có óc, bạn vẫn sống, vẫn đi tới, vẫn sánh vai với mọi người mà không hề có cảm giác thua kém, xấu hổ...

Rồi trong một lần say, tôi trở về nhà, bỏ quên đôi chân ở đâu đó trên đường. Buồn cười, không có chân vẫn về đến nhà, bằng cách nào đó chỉ người say, thật say mới hiểu! Mà không có chân thì vẫn thế, nào có hề gì. Chúng ta đang sống, nghĩa là đang tiến dần đến cái chết. Bạn hãy hình dung những con sóng ngoài biển khơi, sóng sau đẩy sóng trước, muốn đứng im cũng không được đâu. Không cần phải có đôi chân, hãy cứ ngồi im một chỗ đi, làn sóng người sẽ đẩy tôi đi, đẩy bạn đi, để còn lấy chỗ cho người kế tiếp.

Chỉ thương đôi chân, không còn được định hướng bởi những những suy nghĩ mang tính áp đặt, bây giờ thập thững, lang thang như bước cô hồn tháng Bảy, gặp ai cũng ngơ ngác trông theo…

Giờ thì, như một thói quen khó bỏ của người nghiện, tôi thường bỏ quên tôi ở một nơi hoang vắng nào đó mà không còn bận tâm hay sợ hãi. Có ai phát hiện ra sự khiếm khuyết chết người ở tôi không? Không ai cả! Tất cả mọi người đều đã nằm trọn trong một guồng máy cố định cực kỳ tinh xảo, không ai còn thời gian để ngắm nhìn người bên cạnh. Chỉ có những hình ảnh, âm thanh, con đường, nếp nghĩ và nếp sống là vẫn quen thuộc như xưa. Người ta định nghĩa đó là cuộc sống. Còn tôi, tôi nghĩ ngược lại, đó là cái chết! Vậy nên, để chết một cách đường hoàng, để khi nằm vào quan tài được nguyên vẹn đầy đủ tay chân mắt tai và tim óc của mình, tôi phải đi tìm những thứ từ lâu mình đã bỏ quên đâu đó.

Ngày mai tôi đi thật đấy, ai đi cùng tôi không?

N.V.T  
(SDB19/12-15)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN CẨM HƯƠNGBước ra khỏi lớp học ngoại ngữ anh bỗng thấy đầu óc quay cuồng như muốn ngã. Dắt được chiếc xe đạp địa hình ra khỏi trung tâm, anh cố gắng đạp một cách khó nhọc trên đường phố.

  • NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾNNgười ta thường nói xem mặt đặt tên, nhưng điều này lại không đúng với thượng tá Kha. Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ ông là người khô khan, thật ra ông lại là người rất đa cảm.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNGChấp me?Che muống! / Chấp me? Cuống sắc! / Chấp me? Sắc cạnh? / Chấp me? Hạnh bầu! / Chấp me? Hầu nhảy/Ăn cơm ai? Ăn cơm cha!Uống nước ai? Uống nước mạ!Hú ...Con mau về kẻo quạ tha đi!

  • HUỲNH THẠCH THẢO- Lành, về bảo bố mày ăn nhậu vừa vừa thôi, đừng như mấy ông mới ngấp nghé vào cấp xã đã phởn, bia ôm gái giếc có ngày...Tôi vừa vào đến cổng đã nghe tiếng mẹ sang sảng với con Lành, đứa con cậu út ở quê. Chưa hết, bà còn thêm hồi nữa nhưng nhỏ hơn, có lẽ nghe tiếng cửa mở bên ngoài.

  • NGUYỄN TRƯỜNGChiều xuống. Lúc mặt trời sắp lặn sau dãy núi phía tây cũng là lúc người ta thấy ông già xóm Chùa thường mon men tới thả câu ở cái bến sông này.

  • MÃN ĐƯỜNG HỒNGMùa Xuân lững thững về. Anh cũng lững thững đi ra phố chợ. Hai bàn tay trơ trọi của anh đút sâu vào hai túi quần rỗng trống buồn tênh. Anh mỉm cười thong dong bước đi, hòa vào dòng người nhôn nhao tất tả.

  • HỒNG NHUNói chính xác là chị dâu. Chính xác hơn, chị dâu thứ của vợ tôi. Thông thường những trường hợp như thế này, trong nhà em út chẳng ai gọi đầy đủ là chị dâu cả, mà chỉ là chị thôi. Ấy là chị Kim.

  • TRẦN DUY PHIÊN1. Chuông điện thoại reo phải lúc tôi đang tiếp ông tổ trưởng dân phố. Biết tôi ở nhà một mình, ông nói gọn mấy câu rồi từ biệt. Ba chân bốn cẳng chạy như nước rút, tôi mới với được tới máy.

  • LÊ ĐỨC QUANGMột buổi sáng sớm mùa xuân, bầu trời trong xanh thăm thẳm. Anh nắng vàng vừa rải đều khắp nơi. Gió thổi nhẹ, mơn man vào da thịt con người ta, thật mát mẻ dễ chịu làm sao. Dọc đường phố, cuối năm rồi, dòng người trở nên đông đúc và nhộn nhịp, kẻ thì lo mua sắm áo quần mới, người thì lo bánh mứt, kẻ thì mua những chậu hoa, cây cảnh, trang trí nhà cửa của mình sao cho thật đẹp. Mọi người ai cũng hối hả, vui mừng đón năm mới. Riêng lão xích lô, vẫn công việc bình thường như mọi ngày: sáng ăn qua quýt ổ bánh mì xong rồi đạp xích lô đến ngã ba gần sân ga, chờ những chuyến tàu về, mặt cố gắng hớn hở, tươi cười, đón mời khách.

  • NGUYỄN VĂN NINHTôi được cơ quan tố tụng chỉ định làm luật sư cho một bị can.Tôi xin kể ra đây, hơi dài dòng một chút, không phải bị cáo mà là cha tôi. Trong cuộc đời làm luật sư, cha tôi luôn thích nhất câu: Thưa quí tòa! Thân chủ tôi hoàn toàn vô tội! Cha tôi muốn tôi sau này mỗi khi đứng trước toà đều nói câu như vậy.

  • QUẾ HƯƠNG                                                                                                                                1. Chị đi qua, tẻ nhạt và cũ kỹ như cái áo đề mốt thơm mùi long não lấy từ hòm gỗ ủ hương kỷ niệm. Khu cư dân tôi ở thì mới toanh, chưa tròn mười. Cơ ngơi phó giám đốc xí nghiệp gỗ sực nức mùi rừng.

  • PHAN VĂN LỢILTS: Cuộc làm người, khó thay! Dân tộc nào cũng sáng tạo cho mình một ĐỊA NGỤC để răn dạy con người không nguôi hướng đến cái CHÂN - THIỆN - MỸ.Nhuốm màu sắc của Liêu trai chí dị và Việt điện u linh..., câu chuyện là một phần của cuộc đời đầy ám ảnh. Vừa cuốn hút thương cảm với cái nhìn nghiêm khắc lột trần bản chất đời sống, vừa hoang mang đặt ra câu hỏi về ý nghĩa sống đích thực của con người.

  • (tiếp theo và hết)Chuyến du ngoạn địa ngục đã để lại trong tâm trí ông Thai một ấn tượng hãi hùng. Thật khủng khiếp nếu phải chịu cực hình rồi bị đày xuống đó muôn kiếp. Phải tìm cách tự cứu mình chứ chả lẽ chịu bó tay?

  • HOÀNG NHẬT TUYÊNI. Chuyện được bắt đầu bằng một quả trứng, thoạt nghe cứ tưởng chuyện cổ tích nhưng nghe rồi mới rõ, ấy là chuyện thời nay, và đúng thế, nếu tường thuật theo lối cổ điển, theo tình tự thời gian thì chuyện không thể bắt đầu bằng chỗ nào khác thích hợp hơn là từ một quả trứng- một quả trứng gà.

  • MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNHHọ là đôi bạn thân kể từ thời còn học ở đại học Sorbonne, sau đó, cùng chọn chuyên ngành khảo cổ học. Jabindu, người Népal; Robinson, người Mỹ. Thời trẻ, cả hai đều say mê công việc khô khan và vất vả của mình. Dấu chân của đôi bạn đã dẫm khắp những di tích lịch sử ở hai bờ sông Nile, sông Hằng, Trung Á, Con Đường Tơ Lụa và cả Nam Mỹ...

  • NGUYÊN QUÂNTôi đứng lại giữa vườn. Đêm mênh mông oà vỡ ánh trăng. Trăng trên thềm nhà, trăng trên ngọn lá, trên những tàng cây um tùm. “Điêu tàn, hoang vắng quá”- tôi than thầm. Hình như lâu rồi chẳng ai vun xới chăm sóc và hình như cũng lâu lắm rồi tôi mới về lại trong khu vườn đầy kỷ niệm này.

  • NGUYỄN NGỌC PHÚQuán rượu của o Tam lúc nào cũng đông khách, phần lớn là khách quen. Quán ở gần bến, thuyền câu về cập bờ chỉ nhảy ba bước đã có thể cụng bát với nhau rồi.

  • NHẤT LÂMKhông biết duyên cớ từ đâu mà cô Ngọc ở Hà Nội chạy lên Thái Nguyên rồi dừng chân dưới chân đèo Nhe mở quán qua ngày.

  • NGUYỄN NGỌC LỢI Từ đường phố chính, lối rẽ chếch trái nghiêng thoai thoải. Đoạn đường tráng nhựa được xẻ xuống giữa hai bờ đất. Phía trên, không cao lắm là những biệt thự, những kiểu dáng kiến trúc lạ mắt. Trước mỗi ngôi nhà là những khoảng sân có bồn hoa, bồn tiểu cảnh và cơ man nào là các dò lan đua nhau khoe sắc.

  • TRẦN HẠ THÁP1/ Trong một lần lên Tây nguyên đã lâu... Câu chuyện dọc đường vẫn làm tôi thao thức mãi. Đấy là lần xe hỏng. Lùi lại Quy Nhơn hoặc tiến tới thị xã Plây Ku đều phải mất nhiều tiếng đồng hồ. Bấy giờ, chỉ mới tắt mặt trời nhưng không hy vọng tiếp tục cuộc hành trình. Mọi hành khách đành phải qua đêm ở lưng chừng đèo An Khê...