Quên và nhớ với thơ

11:12 09/01/2009
TRẦN NINH HỒLTS: Trần Ninh Hồ tên thật là Trần Hữu Hỷ. Lính Đông Bộ 1971 - 1976, 1977 - Trưởng ban Văn thơ báo Văn Nghệ. Nguyên chủ nhiệm Bảo tàng Văn học Việt …Bình quân cứ độ dăm năm, nhà thơ Trần Ninh Hồ lại có một "đợt" xuất bản thơ. Anh là cây bút sung sức trong suốt mấy thập niên vừa qua của nền thơ hiện đại Việt Nam, từ cuộc chiến tranh chống Mỹ cho suốt đến những ngày hôm nay...Nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Trần Ninh Hồ trong một cách nhìn riêng biệt.


Lữ thứ với con người - góc nhìn thời đại và nghĩa rộng bao hàm của nó?
* Vị trí của tuyệt đại đa số các nhà thơ và nghệ sĩ trong cuộc đời này là ở đâu nhỉ? Nói một cách khác là thiên chức, thiên lương (chứ không phải là chức năng, nhiệm vụ) của họ? Đó là điều mà tôi thường suy ngẫm. Nếu cần phải kêu gọi, hiệu triệu, thì đấy là công việc của những người đứng đầu một tổ chức lớn, một quốc gia. Nếu cần phải giảng giải, răn dạy, thì là việc của các nhà giáo và các nhà truyền giáo (hoà thượng, linh mục, giáo chủ). Nếu cần phải áp đặt, thì đấy là việc của pháp luật... Còn nhà thơ và nghệ sĩ, có lẽ việc của họ là sẻ chia, tâm sự, gợi mở. Đôi khi cũng phải thét lên, nhưng có lẽ không nhiều lắm!
Lữ thứ với con người là theo cái hàm ý ấy. "Kẻ chốn chương đài, người lữ thứ/ Lấy ai mà giải nỗi hàn, ôn" (Bà Huyện Thanh Quan). Lấy "Người lữ thứ" mà chia sẻ nỗi hàn, ôn (lạnh, nóng) của kiếp người, chứ chia sẻ chi với "kẻ chốn chương đài", nơi lầu hồng gác tía!
Vội vã hay thư thả cũng là đi giữa dòng đời này thôi. "Lữ thứ" ở đây là một cách đi, một động từ. Bạn hỏi thì phải nói, chứ với thơ, có lẽ cũng chả nên quá rạch ròi. Phải thế không?

*
Còn Cho người tôi thương nhớ, hẳn là một bản tình ca về trái tim con người?
*
Vâng, tôi cũng ước thế. Nhưng liệu nó có xứng là như thế không nhỉ? Trái tim con người ư? Một biểu tượng tuyệt vời của thế giới xúc cảm. Nhưng kể cả khi nó - trái tim - được là một biểu tượng truyền đời, tôi cũng không dám lạm dụng! Cụ thể là trong cả một tập thơ có tới 169 bài thơ tình, dày tới hơn hai trăm trang in trong Cho người tôi thương nhớ, cũng chỉ có một bài (Ca dao trên tuyết) là tôi dùng đến chữ "tim"! Duy nhất một chữ "tim"!
"Rất có thể ban đầu chỉ là sự đặt tên/ Người ta gọi cái này là trái tim, cái kia là khối óc.../ Thế rồi không hiểu sao, bằng đủ mọi lý luận trên đời, người ta bảo cái này là sản phẩm của trái tim, cái kia là sản phẩm của khối óc/ Cứ như là tim, óc ở... ngoài ta!"
Bài "Tim và óc" trong tập Thơ gửi cho Thơ - Trần Ninh Hồ - 1999.
)Khi viết, nhất là khi viết thơ, tôi rất sợ những hình ảnh, những biểu tượng quen thuộc, đã đành. Nhưng nhân đây, tôi cũng xin được phép huỷ bỏ trong tôi những khái niệm có tính bày vẽ kinh viện, khi người ta cứ thích vân vi chia ra thơ-hướng-nội, thơ-hướng-ngoại, thơ-trí-tuệ, thơ-xúc-cảm... Làm gì mà lắm loại thơ như thế! "Tức cảnh sinh tình" thôi. Chia một tia chớp ra làm nhiều khúc làm gì! Mà có chia được không chứ? Trong tiếng ta có chữ "nghĩ" thiên về duy-lý. Có chữ "cảm" nghiêng về duy-cảm. Nhưng lại có chữ "ngẫm". Tôi thích cái chữ "ngẫm" này lắm, vì dường như nó bao hàm cả "nghĩ" và "cảm".
Bạn thử "ngẫm" cùng tôi xem, có đúng thế không nhỉ?

Cho người tôi thương nhớ, có người bảo cái đầu đề tập thơ này hơi... quê, và cải lương nữa! Nhưng biết làm thế nào, khi thật lòng tôi chỉ muốn viết rồi gửi cho những người như thế. Tôi có thể chọn một đầu đề "mô-đéc" hơn, ví dụ như "cho người phe nước mắt", vì nhớ thương thì hẳn là nhiều nước mắt, nhưng những chữ đó có phải của tôi đâu. Của một ông Tây nào đấy chứ! Mà tôi thì lại thuộc "phe" dùng chữ làm thơ, chứ không dùng thơ để nói... chữ, khoe chữ! "Bắt chước cái hiện đại/ Quên phắt cái hiện thời/ Làm sao thơ còn mãi/ Khi mãi còn chơi chơi" (Trần Ninh Hồ)
Lại còn có người bảo: thơ tình gì mà dùng đến "hai mươi khúc đề từ" cho một tập? Người ta chê thế cũng phải, vì thông thường mỗi một tập chỉ nên có một đề từ. Nhưng đây là thơ tình yêu, cái loại "tình" này nó chi phối rất nhiều... tình khác! Có khi nó là Giây lát (trang 12), có lúc nó lại là Vô biên (trang 13). Xin bạn đừng cho tôi là tín đồ của Freud. Vì thế ở loại thơ này mới có cái sự "thẩm định" trái khoáy đến mức:
"Có những câu thơ chỉ viết tặng em thôi/ Nhà phê bình đọc xong bảo là thơ... chiến trận!/ Lại có những câu thơ viết ngay trong lửa đạn/ Tới tay em, em lại bảo thơ tình!" (trang 11).
Thế đấy! Có lúc nào bạn định bỏ văn xuôi để sang (hay lên?) làm phê bình thẩm định thơ chưa?

*
Trong một bài thơ anh viết: "Riêng cái chết của nhà thơ không phải lúc nào cũng quá buồn đâu nhé/ Ấy là khi nhà thơ đã tự né mình đi cho ánh sáng tràn vào/ Đầy trang sách. Không một dòng khuất lấp/ Bởi cái bóng - nhà - thơ - thế - tục đã che đi!" (Bài Tiễn biệt nhà thơ). Có phải đây là một trong những Tuyên ngôn Thơ của Trần Ninh Hồ?
* Gọi là Tuyên ngôn Thơ hay tuyên ngôn gì thì cũng khí... to tát! Khi viết những dòng ấy, tôi chỉ nghĩ một cách đơn giản là hình như sau cái chết, con người bình đẳng hơn? Lúc ấy làm gì có thơ-tổng-thống hay thơ-móc-cống! Thậm chí không còn có cả thơ mới hay nữa, mà chỉ có hay hoặc dở, đáng thờ hay không đáng thờ (Nguyễn Huy Lượng), đáng nhớ hay không đáng nhớ (với thế gian) thôi.
Trong tập Thơ gửi cho Thơ in 1999 gồm 100 bài viết về nghiệp thơ, tôi cũng thường viết nhiều những đoạn thơ như bạn vừa trích. Cũng như gần đây tôi viết:
"Nơi nào anh cũng có mặt/ Sách, báo tên anh trang đầu/ Vậy mà đời sao tệ bạc/ Không ai chịu nhớ anh lâu" (Nghịch lý).
Hay là:
"Cả thế gian bao la có thể/ Vào sống nhờ trong một câu thơ/ Nhưng khi một câu thơ lâm nạn/ Cả thế gian bao la không chỗ nương nhờ" (Nghịch lý 2, tưởng niệm Cao Bá Quát Thánh Thán)…
Cũng chỉ là những "Tuyên ngôn... vặt" thôi!

*
Anh được biết đến như một nhà thơ ào ạt đi trong trào lưu Thơ đương đại, vừa rất hào hoa trong ngôn cách, lại vừa dịu nhẹ trong tiết tấu; hầu như không gây sốc cho độc giả yêu thơ, nhưng lại nằm sâu trong ký ức họ. Vậy thế mạnh tiềm ẩn trong Trần Ninh Hồ là ở sự hào hoa trong ngôn cách, hay sự dịu nhẹ trong tiết tấu? Hoặc là một bí ẩn thiên bẩm nào đó?
* Cảm ơn bạn có lời khen tặng. Nhưng trong đôi lời khen tặng đó, tôi thích nhất câu: "hầu như không gây sốc cho độc giả yêu thơ". Gây sốc được cho bạn đọc không phải dễ, không phải ai muốn cũng được. Với tính nết tôi, tôi không làm được điều đó, đã đành! Mà thực tình tôi cũng không muốn làm điều đó. Đấy có lẽ thuộc bản tính của những nhà ấn tượng chủ nghĩa. Mà sốc, hình như là một trạng thái nguy hiểm, đang khiến nhiều nhà y học phải đau đầu nghiên cứu cách chữa chạy, chống sốc!
Thế mạnh của tôi là "một bí ẩn thiên bẩm nào đó" ư? Vâng, có chứ. Đấy chính là khi xác định được vị thế của thi ca, nghệ thuật là sẻ chia, tâm sự, gợi mở... như tôi đã nói ở phần trên. Mà đã tâm sự với người ta thì trước tiên phải thực thà. Bạn có thể chịu được một người bảo: rất muốn tâm sự (sự từ trong tâm) với Võ Thị Xuân Hà. Mà lại cứ nói dối từ đầu đến cuối, dù là lời nói có hoa mỹ, cách nói có cách tân đến mấy đi nữa?
Ai đó đã từng ví cảm hứng sáng tạo "như đột nhiên ta bước tới Cửa Trời, và nhào vô Lòng Mẹ". Cao rộng thế mà cũng gần gũi thế đấy.

*
Nhưng có một điều, nhiều bạn viết cho rằng độc giả yêu thơ Trần Ninh Hồ dường như không thuộc nằm lòng bài thơ nào, mà họ chỉ biết đến một tổng thể các bài thơ rất có duyên của anh. Theo anh nhận định này có quá cực đoan?
* Kể ra như thế thì cũng... đau! Thấy người ta đọc xuôi, rồi đọc ngược Truyện Kiều dài đến 3254 câu thơ của cụ Nguyễn Du; lại thấy người ta ngân nga hết bài này sang bài khác của bác Nguyễn Bính; người ta véo von hát bài kia sang bài nọ của một số những nhà thơ được phổ nhạc nào đó... thì lại càng sốt ruột. Biết làm sao khi cái tạng mình, cái số mình chỉ được vào hạng thoang thoảng nhớ?
Hay là đành tự an ủi theo lối hơi nguỵ biện một chút, ví như khối anh yêu say đắm hẳn hoi mà lại rất đau khổ khi không nhớ được mặt người yêu vì "thấy em như thấy mặt trời/ chói chang khó ngó trao lời khó trao". Không nhớ cho nên mới phải lòng... mặt. "Gặp rồi lại nhớ là mình với ta"! (Xuân Diệu).
Hay là đành lôi mấy cây cổ thụ như Chế Lan Viên với chùm thơ "Tàu đến", "Tàu đi", "Cành phong lan biển"; Trần Mai Ninh với "Nhớ máu", "Tổ quốc"... hay đến đứt ruột mà không sao thuộc.

Ờ, lại còn mấy ông bậc thi hào, thi bá ở nước ngoài. Họ làm gì có lục bát, song thất, ngữ ngôn... để cho mình dễ thuộc?
Thế thì đành chỉ dừng ở mức nhớ. Nhớ tứ, nhớ tình, nhớ cái ý tưởng, cái tình huống nào đó rất đặc sắc, rất... thơ của các vị ấy chăng? ừ, không làm người ta thuộc được thì gắng mà làm người ta nhớ. Tất nhiên là nhớ cái hay chứ đừng bắt họ nhớ cái... không hiểu được và cũng không cảm nổi, nhớ cái... nhảm theo kiểu "Cố làm lạ câu thơ/ Lại tưởng là thơ lạ...". Thơ vốn "Không cần trò biến hoá/ Theo lối Tôn Ngộ Không/ Trước những câu thơ hay/ Vòng kim-cô tự gãy" (Trần Ninh Hồ).
Và chắc bạn đọc cũng không cần thuộc một cách cực đoan để lấy đó làm sung sướng như nhà thơ nọ: "Nghe phò đọc thuộc thơ ta/ Sướng hơn được giải gọi là Nô-ben!"... Được biết tác giả hai câu thơ này cũng là chỗ quen thân của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Toàn là những người đứng đắn cả mà không chịu bảo nhau. Chết thật!

*
Anh có thuộc típ người "ăn không ngon ngủ không yên" nếu như mỗi ngày không nghĩ ra được một bài thơ hay chí ít... một câu thơ?
* Cứ bình quân, lữ thứ với cuộc đời, 5 năm được một tập, tới nay tôi đã có gần chục tập thơ. Cũng không đếm có bao nhiêu bài, vì với văn chương, con số có lẽ không nói được gì nhiều. Hiện không ít người mắc bệnh... viết! Cứ mỗi ngày không vài chục trang com-pu-tơ hay không vài câu thơ vần điệu thì "ăn không ngon". Khổ thế!

*
Vẫn thấy anh kỳ cạch đạp xe hàng chiều để đến những chốn "quan -trường- bia- nhậu-chữ". Vậy cái bụng- chữ của anh liệu sắp tới sẽ cho ra đời những đứa con tinh thần ra sao?
* Đây là lúc tôi đang chuẩn bị trong đầu kế hoạch sưu tầm, biên soạn, nói đơn giản là nhặt nhạnh lại trên hàng ngàn trang báo đủ các kiểu viết, xem có gì đáng in thành sách.
Chốn "quan-trường-bia-nhậu-chữ"? Ô, những chốn ấy là nơi kích thích sức sáng tạo của nhiều tạng thơ. Nhưng hiện nay tôi chưa có tác phẩm mới nào đang phôi thai cả.
Trưa hôm kia tôi vừa bị một ông bạn viết nhã nhặn mời ra khỏi nhà vì cái tội trà rượu hơi lâu khiến ông cáu:
"Ám quá! Mọi hôm cứ nắng ra ba hàng gạch là đã xong một hai bài lục bát. Vậy mà hôm nay, ngọ rồi vẫn chưa được dòng nào. Ám quá!".
Tôi đành tợp nốt chén rượu rồi lủi thủi đi. Thương thay Nàng Thơ! Thương thay Tôi! Nhưng đến ám làm vỡ "kế hoạch sáng tác" của người ta, đuổi là phải!

* Còn những kỷ niệm đẹp trong đời thơ Trần Ninh Hồ?
* Những kỷ niệm đẹp trong đời thơ của tôi ư? Nhiều lắm. Những kỷ niệm thật cũng có, mà những kỷ niệm...  tưởng tượng ra cũng có.

*
Kỷ niệm tưởng tượng?
* Đúng vậy! Đôi khi chúng ta đi qua hiện thực mà vẫn không nắm bắt được sự thật của nó. Hoặc nắm bắt quá tinh xảo, đi trước cả hiện thực. Và thế là nhà thơ tưởng tượng ra theo cách của mình, trong một tầng ngữ nghĩa nào đó.
Nhưng tôi chưa nói hết.
Lại có những kỷ niệm gắn với nhiều người rất nổi tiếng, do nhiều năm được phục dịch quanh quẩn ở các cơ quan trung ương Chính phủ, trung ương Hội Nhà văn. Các vị ấy nay phần lớn đã quy tiên. Vị nào còn thì do tuổi tác, lẫn lắm. Kể lại bây giờ không ai tin, lại còn mang tiếng là tự đánh bóng mình, thấy người sang bắt quàng làm... bạn.
Còn kỷ niệm với những độc giả và bạn văn cùng lứa, những độc giả và bạn văn còn duyên dáng xinh tươi thì... vợ tôi người Hà , chưa già, lại thật thà và hay cả nghĩ lắm.
Vậy nên xin khất nhé.

Võ Thị Xuân Hà thực hiện
(nguồn: TCSH Số 238 - 12- 2008)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN PHƯƠNG TRÀĐầu năm 1961, hai mươi bốn sinh viên khóa 3 Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội chuẩn bị thi tốt nghiệp. Bắt đầu từ năm học này, sinh viên khoa ngữ văn phải làm luận án. Mỗi chúng tôi được giao làm một bản khóa luận về một vấn đề văn học, một tác giả hay một trào lưu văn học trong hoặc ngoài nước. Tôi chọn viết về Thanh Hải, Giang Nam, hai nhà thơ quen thuộc của miền Nam hồi ấy.

  • NGUYỄN THỤY KHATôi bắt đầu những dòng này về Thanh khó khăn như chính thời gian dằng dặc Thanh đã đi và sống để tìm đến những thời điểm bấm máy "độc nhất vô nhị", nhưng "khoảnh khắc vàng" mà đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh không phải ai cũng có cơ may.

  • NGÔ MINHTrong đội ngũ các nhà thơ Việt hiện đại thế kỷ 20 đang sống ở Huế, có một nữ nhà thơ nổi tiếng thơ hay từ khi mới tuổi hai mươi, suốt mấy chục năm qua luôn được độc giả thơ cả nước ái mộ.

  • THANH THẢONgười dịch Marquez ấy chưa một lần gặp Marquez, dù anh đã từng sang tận xứ quê hương văn hào này.

  • SƠN TÙNGTôi đến sứ quán Việt Nam ở đợi vé máy bay về Bắc Kinh. Phu nhân đại biện lâm thời Tôn Quang Đẩu là bà Hải Ninh phụ trách lưu học sinh sinh viên Việt Nam tại Liên Xô, tôi là đại biểu sinh viên thuộc sự quản lý của bà khi lưu lại Mátxcơva. Cho nên được bà Hải Ninh giúp đỡ tôi như chị gái săn sóc em vậy.

  • VŨ HUẾGiải phóng đã tới năm 78, ba năm sau miền Nam nói chung và thành thị nói riêng, hàng hóa chẳng còn thứ gì “giá rẻ như bèo” (kể cả là nhà, đất). Huống gì tôi không phải hạng có tiền rủng rỉnh (ngoài lương), thành có muốn cái gì cũng khó.

  • PHONG LÊTết Dần năm 1998, vào tuổi 80, bác Kế yếu đi nhiều lắm. Sự thay đổi quá chóng khiến tôi bất ngờ.

  • HOÀNG MINH NHÂNNăm 1992, nhà thơ Lưu Trọng Lư cùng vợ là bà Tôn Lệ Minh vào Đà Nẵng thăm chơi, tôi có gặp. Lúc ấy tôi đang sưu tầm tư liệu về nhà thơ Phạm Hầu. Biết thời còn học ở Quốc Học Huế, nhà thơ Phạm Hầu rất ngưỡng mộ bà Minh, và đã làm nhiều bài thơ tình đặc sắc tặng bà.

  • TRẦN CÔNG TẤNCách nay vừa tròn 47 năm, Lê Minh Ngọc cùng chúng tôi ở chung đơn vị. Sau đó, tôi đi Mặt trận Lào. Minh Ngọc về làm hậu cần rồi đi Bắc Kinh học ngoại ngữ.

  • PHONG LÊTôi được một "cú phôn" mời dự cuộc gặp mặt của một nhóm anh em nhân ngày 20-11 và nhân 40 năm Ủy ban khoa học nhà nước.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀNMùa Hè năm 2007, từ Huế chúng tôi chuẩn bị ra thăm Hà Nội lần đầu. Trên ga Huế, chờ chuyến Tàu Đỏ xuyên Việt buổi chiều, nghe một người bạn chưa bao giờ gặp là anh Văn Thành nói trong điện thoại: “Cậu hên quá! Hà Nội đang nắng gắt bỗng dưng hôm qua lại có gió mùa Đông Bắc. Bây giờ Hà Nội như mùa Thu”.

  • NGUYỄN HÀO HẢII. Người tình thứ ba của họa sĩ lớn nhất thế kỷVừa qua ở Paris đã tổ chức cuộc triển lãm bán đấu giá toàn bộ bộ sưu tập Picasso của Dora Maar gây ra một sự huyên náo trong đời sống nghệ thuật ở thành phố họa lệ này sau những tháng ngày im lìm buồn tẻ do ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng toàn cầu triền miên. Cuộc triển lãm này đã làm người ta nhớ lại người đàn bà thứ ba của hoạ sĩ lớn nhất thế kỷ.

  • Lập thân, lập nghiệp ở Pháp nhưng Tiến sĩ Thu Trang vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc. Hơn 10 năm nay bà dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu tiềm năng du lịch Việt Nam, viết sách về du lịch, tham gia giảng dạy ở nhiều lớp đào tạo cán bộ du lịch và ở khoa du lịch của một số trường đại học trong nước. Là một cộng tác viên thân thiết, tên tuổi bà đã thân thuộc với độc giả Tạp chí Sông Hương, thế nhưng ít người đọc được biết người trí thức Việt kiều yêu nước này từng là Hoa hậu Sài Gòn 1955.

  • VÕ MẠNH LẬPÔng Nguyễn Văn Thương xa quê hương làng Vân Thê, Hương Thủy TT.Huế từ hồi còn trẻ. Ông cũng như mọi con người khác, xa quê, thương cha nhớ mẹ. Xa quê là nhớ quê, đậm nét tình bờ dậu, gốc tre làng, hương hoa của đất phảng phất theo suốt chặng đường xa.

  • HOÀNG QUỐC HẢITình cờ và cũng là may mắn nữa, vào Sài Gòn lần này tôi được gặp bà góa phụ Vũ Hoàng Chương, tức bà Thục Oanh ở nhà ông Trần Mai Châu, nơi đường Tự Đức cũ. Nhà ở xế ngôi trường Trần Văn Ơn vài chục mét.

  • LTS: Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân là một trong những người cầm bút từ Trường Sơn về đã lao vào việc nghiên cứu lịch sử văn hoá Huế và đã đạt được một số kết quả. Trong số những gì đã đạt được anh thú vị nhất là Chuyên đề Bác Hồ, thời niên thiếu ở núi Ngự sông Hương.

  • HOÀNG CẦMThư gửi người âm (nhớ thi sĩ Đặng Đình Hưng)

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHCơn cuồng lũ đã chìm về thủy phủ hơn chục ngày rồi mà những nơi nó đi qua vẫn ngổn ngang, bơ phờ xác họa. Huế vốn là một thành phố sạch đẹp với sương khói mờ nhân ảnh, thế mà giờ đây lại phải thay vào đó bằng rác rưởi, bụi bặm. Khắp phố phường ai nấy đều khẩn trương thu dọn, xử lý nhưng sức người không thể làm kịp cái khối lượng khổng lồ hậu quả thiên tai để lại.

  • HOÀNG PHƯỚCTrận lũ lịch sử đầu tháng 11 vừa qua, Thừa Thiên Huế là tỉnh bị thiệt hại rất nặng cả về người và của cải. Anh em Văn nghệ sĩ may mắn không ai mất mạng, nhưng cũng đã có trên 300 người nhà bị ngập nước, bị sập, bị tốc mái... Một số lớn những kinh sách, thư tịch, sách cổ, tranh ảnh nghệ thuật, hoành phi đối liễn, từ điển các loại, đồ sứ men lam, đàn dương cầm, nhạc cụ dân tộc, phim, máy ảnh, máy ghi hình, bản thảo, tài liệu gốc có giá trị văn hóa lịch sử, hư hỏng ẩm ướt, hoặc bị bùn đất vùi lấp, bị trôi, thiệt hại không thể tính được.

  • HOÀNG MINH TƯỜNGĐi Bình Trị Thiên hè này, tôi có hạnh phúc được hầu chuyện quá nhiều văn nhân nổi tiếng.Nhà văn Nguyễn Quang Hà, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương, ngay khi vừa đi phá Tam Giang tìm bối cảnh cho bộ phim truyền hình nhiều tập, về đến thành phố, đã tìm đến khách sạn, giao cho hai bố con tôi chiếc honda 86 và hai mũ bảo hiểm. Xăng đầy bình rồi. Cứ thế mà đi. Ông cười hiền từ chỉ hướng cho hai bố con lên đàn Nam Giao và khu đền thờ Huyền Trân Công Chúa vừa mới khánh thành.