Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.
Quản lý lễ hội dân gian vẫn còn thiếu những chế tài xử phạt để giảm những bất cập.
Hiểu đúng về lễ hội dân gian
Theo số liệu thống kê của Bộ VHTT&DL, hiện cả nước có 7.966 lễ hội các loại. Trong đó, lễ hội dân gian có 7.039 (chiếm 88,36%,). Số liệu thống kê này cho thấy, lễ hội nói chung và đặc biệt là lễ hội dân gian nói riêng, là bộ phận hết sức quan trọng của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Ở Việt Nam đã và đang xuất hiện xu hướng nâng cấp lễ hội từ làng, xã lên tầm cao hơn thành cấp khu vực và cấp quốc gia, “thành cái gọi là festival”. Việc áp đặt suy nghĩ chủ quan, đưa các yếu tố hiện đại không phù hợp vào nội dung của lễ hội dân gian, sự can thiệp quá sâu và cụ thể của các cấp chính quyền vào lễ hội… dẫn đến hiện tượng đáng cảnh báo là làm đơn điệu hóa, trần tục hóa và thương mại hóa lễ hội…
Do tác động của những mặt trái của kinh tế thị trường, đang có xu hướng nhiều nơi chỉ coi nặng lợi ích kinh tế, không quan tâm đến những giá trị văn hoá dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi riêng, là lợi ích nhóm nên tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hoá các loại hình hoạt động dịch vụ, làm giảm giá trị truyền thống của lễ hội.
Trong bối cảnh chuyển đổi từ kinh tế tiểu nông sang khai thác dịch vụ du lịch, đã và đang nảy sinh không ít tồn tại và bất cập. Đã có không ít những người tham gia cung cấp các dịch vụ văn hóa du lịch mang tư tưởng chụp giật, mùa vụ để trục lợi như chở đò tại chùa Hương, bán các tờ giấy in ấn tại các lễ hội, bán thịt trâu trong các dịp tổ chức chọi trâu với giá trên trời, đeo bám, chặt chém du khách tại các trung tâm văn hóa du lịch và thậm chí tại ngay khu trung tâm thủ đô Hà Nội.
Những năm qua, khi đời sống vật chất của hầu hết người dân đã được nâng cao,việc tham gia các lễ hội và các hoạt động du lịch đã trở thành nhu cầu thường xuyên của đông đảo các tầng lớp nhân dân, kể cả những người chưa thực sự dư dật. Tuy nhiên nếp sống, lối sống tùy tiện trong sinh hoạt hàng ngày của số đông du khách như vứt rác, phóng uế bừa bãi, chen lấn, xô đẩy, ít có sự nhường nhịn, tham gia các hoạt động văn hóa tín ngưỡng chủ yếu theo tập quán và tâm lý đám đông.
Đồng thời, do thiếu hiểu biết về những nội dung cơ bản của tín ngưỡng và lễ hội như đối tượng thờ phụng, cách thức thực hành tín ngưỡng nên đã và đang có những hành vi cướp đồ thờ lấy may, rải tiền lẻ tại các nơi thờ tự và thậm chí nhét tiền vào tay, vào khe các tượng Phật. Mặt khác số đông du khách còn trực tiếp và gián tiếp tiếp tay cho những hành vi bất chính như trốn vé, trả tiền cho các loại hàng hóa, dịch vụ cao gấp nhiều lần so với giá trị thực của chúng.
Tại một số nơi, chủ trương xã hội hóa hoạt động trong lễ hội là khuyến khích người dân, các nhà doanh nghiệp tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội. Nhưng, trong thực tế, có những “mạnh thường quân” bỏ tiền của tài trợ cho lễ hội chỉ với mục đích nhằm “đánh bóng” tên tuổi của mình, điều ấy đồng nghĩa với việc lễ hội truyền thống trở thành nơi phô trương, hình thức hoặc bị biến dạng, không giữ được bản sắc vốn có của nó.
Tìm hướng đi hiệu quả
Trên thực tế, những vấn đề quản lý và tổ chức lễ hội đã được quy định trong một số điều của Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL và Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Đơn cử, năm 2016, Bộ VHTT&DL lại đã có văn bản gửi UBND một số tỉnh không cho phép tổ chức lễ hội chọi trâu, nếu đó không phải là lễ hội truyền thống trên địa bàn. Tuy nhiên, những đề nghị này đã không được nghiêm túc thực hiện và thậm chí, còn có không ít những ý kiến phản đối việc quy định cấp phép lễ hội, bởi lo ngại thủ tục hành chính rườm rà, tạo ra những giấy phép con…
Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi ủng hộ đề xuất của Bộ VHTT&DL gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cần có một Nghị định riêng quy định giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm nội dung lễ hội phù hợp với truyền thống, thực sự trở thành nét sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng cao, có sự hấp dẫn và có giá trị về giáo dục, tâm linh lành mạnh. Đồng thời, không cho phép phục dựng tràn lan các lễ hội nói chung, đặc biệt là các hội chọi trâu không gắn với truyền thống nói riêng.
Cần thẳng thắn thừa nhận, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội chưa theo kịp tình hình thực tiễn, chậm xây dựng và điều chỉnh những quy định của nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các văn bản chưa nghiêm. Trong đó, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, sử dụng các nguồn thu từ công đức và dịch vụ chưa đúng mục đích, minh bạch, chưa tương xứng với nguồn kinh phí cung tiến và công đức của du khách, chưa theo kịp tình hình thực tiễn, là một trong những vấn đề tiêu cực phát sinh nhưng chưa có chế tài cụ thể để xử lý.
Tại những lễ hội có tục hiến sinh, các nghi thức sát sinh được tập trung đặc tả còn những tập quán truyền thống của cộng đồng trong việc bình chọn người mua, chăm sóc, nuôi dưỡng vật hiến sinh với trách nhiệm và tình cảm của cả cộng đồng thì dường như không được nhắc tới.
Chính vì vậy, một số hành vi bị coi là bạo lực, đặc biệt là những nghi lễ hiến sinh của các lễ hội truyền thống này thu hút sự quan tâm mô tả và bị coi là những hiện tượng phi văn hóa, thiếu lành mạnh cần được lên án và bài trừ. Rõ ràng, những hiện tượng nói trên thể hiện trên thực tế về nhu cầu cấp bách cần đổi mới công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở Việt Nam hiện nay.
Theo Minh Quân - ĐĐK
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5/4/2016 đã ban hành Luật Báo chí - văn bản pháp lý quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về báo chí.
Tính đến hết năm 2018, tỉnh Quảng Nam có 379 di tích các loại, phần lớn hư hại xuống cấp do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt...
ĐẶNG PHÚC
Phía sau những mẫu quảng cáo “cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn”, hoạt động “tín dụng đen” đang biến tướng khắp mọi nơi, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội. Không dừng lại ở đó, “tín dụng đen” khi núp bóng dưới hình thức công ty dịch vụ tài chính, đang thao túng nhiều phận đời, khiến họ lao đao.
Vừa qua tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra hội thảo: “Phim như một di sản văn hoá” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức. Với nội dung tương lai nào cho việc lưu trữ phim Việt Nam, đặc biệt từ góc nhìn phim tài liệu– một di sản văn hoá của nước nhà.
Tại lễ tổng kết năm 2018, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng thông báo: Kinh phí cho các cấp hội và văn nghệ sĩ vẫn được Nhà nước hỗ trợ.
Trong những năm qua, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã đem đến nhiều tác động tích cực cho xã hội, mang lại các lợi ích về văn hóa, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển bài bản, các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ với chất lượng phục vụ chưa cao.
Nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái là sự bình đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện về sự bất bình đẳng trong xã hội mà nhiếp ảnh vừa là công cụ vừa là không gian để các câu chuyện được kể lên một cách chân thật và truyền cảm hứng nhất.
Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.
Trong sự phát triển chung của văn học nghệ thuật (VHNT), lực lượng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ đang đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Thế nhưng, với các loại hình VHNT truyền thống, dân gian vai trò của những người trẻ hiện nay đang khá mờ nhạt bởi sự chi phối của xã hội.
Việt Nam có 443 mạng xã hội do các danh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ, được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép hoạt động, tuy nhiên, số người tham gia sử dụng không cao.
Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…
Một đất nước không có nghệ thuật giống như con người không có tâm hồn, nhưng nghệ thuật ấy mà đóng đinh một chỗ thì chẳng khác nào một tâm hồn cằn khô. Rất may, nhiều nghệ sĩ vẫn miệt mài lao động và chuyển mình sáng tạo.
“Để xây dựng một triết lý giáo dục mang tính thống nhất, rõ ràng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Song, theo tôi, nền giáo dục cần lấy mục tiêu cuối cùng là phục vụ cuộc sống, tức phải đào tạo ra những con người hành động, sáng tạo, chứ không phải là những con người nói theo khuôn, làm theo mẫu như thực tế đã và đang diễn ra”, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi nêu ý kiến.
Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.
Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.
Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.
Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.
Như đã đưa tin, từ ngày 1 đến 5/11, Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh với sự tham gia của 13 tỉnh, thành có di sản ca trù. Với tư cách là Tổng đạo diễn của sự kiện này, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đã có những chia sẻ.
Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…