Quá khứ không qua

10:09 31/01/2016

BỬU Ý

Đinh Cường đã vĩnh biệt tất cả chúng ta! Một nghệ sĩ trong cái ý nghĩa toàn diện, cao đẹp nhất, một nghệ sĩ làm lan tỏa nghệ thuật ra chung quanh mình cho gia đình, cho bạn bè, cho cả đời sống, khiến anh trở thành tâm điểm cho những cuộc gặp mặt, những buổi hội hè.

Nhiều mây chim bay không nổi - Tranh Đinh Cường

Đinh Cường làm thơ rất sớm, rất nhiều, đưa thơ vào tranh, và về sau sản sinh thể loại “thơ nhật ký” thấm đẫm chất hội họa và tình bạn một cách độc đáo, bất ngờ và kỳ thú.

Tôi giở lại bao nhiêu thư từ Đinh Cường gửi cho tôi qua mấy chục năm trường, trích lại đó đây một vài câu, mong sao chúng ta bắt gặp lại, qua đó, từng mảnh khảm chân dung người họa sĩ tài ba, rồi luôn cả từng quãng thời gian của đời sống lung linh hình bóng bạn bè cùng biết bao nhiêu điều không dễ quên.

Trích thư của ĐINH CƯỜNG

* Dran, 30.10.1967
Ta đã sống gần tuần lễ nơi vùng cao nguyên này. Suốt ngày chỉ có gió và mây phủ thấp ngoài chân núi. Trời thì lạnh vô cùng. Khi ta ngủ dậy buổi xế chiều, bỗng nhớ những bước chân ngoài phố Saigon. Rồi có dịp Ý lên đây chơi với ta ít hôm. Ta mong lắm.


* Saigon 7.2.1969
Bây giờ ta đang ngồi ở phòng Phạm Công Thiện. Ta và Thiện vừa trên thầy Thanh Tuệ về. Mười giờ đêm. Hồi chiều ngồi với Sơn và Dao Ánh ở Givral.


* Bình Dương 9.4.1969
Và khi ta về Huế còn có mi ở đó. Ta cầu mong cho mi được bình an. Ta ở đây bình thường. Ta vẫn làm bìa sách cho Hoàng Đông Phương và An Tiêm.

Nguyễn Đức Sơn ở trên đó, vợ hắn cứ lên về luôn và hình như hắn đang viết quyển “Lược khảo văn học” gì đó. Phạm Công Thiện vẫn đang dịch quyển “Đóng đinh màu hồng” của Henry Miller. Mi có gửi cho Văn đăng tiếp những truyện ngắn kia không. Có dự định in không. Ta làm bìa sẵn cho. Ta vừa làm bìa “Ngày đó chúng mình yêu nhau” của Phạm Duy tái bản.


* Saigon 24.4.1969
Trưa thứ bảy lên ăn cơm trên An Tiêm. Có cả Phạm Công Thiện và Bùi Giáng. Ông thân sinh thầy Thanh Tuệ đã mất ở Dalat. Ta có đăng phân ưu trên Bách Khoa và Văn. Mấy tên bọn mình.
Báo cho cụ tin buồn là nhà Bùi Giáng ở xóm Bà Hạt cháy sạch trụi. Tiêu luôn cả ngàn quyển sách quý. Quá thảm. Bùi Giáng hiện đang ở trên Thanh Tuệ. Và chán quá rồi. Nhắc cụ luôn.
Ta có đi chơi với Nguyễn Ngu Í cũng rất vui. Ta vẽ bìa cho chã. Chã đổi ta một caisse sữa Babilac.


* Bình Dương 28.4.1969
Buổi chiều ta và Sơn ra ngồi lại ở Pagode. Đêm lên Monaco nghe Khánh Ly hát.


* Bình Dương 23.5.1969
Bùi Giáng bị người nhà gạt đưa thẳng lên nhà thương điên Biên Hòa từ hôm đầu tháng. Thanh Tuệ kể mà ta ngả ngửa. Thật tội Bùi Giáng. Hắn còn quá tỉnh. Lên đó nhờ có bác sĩ biết danh nên cho giấy xuất viện và đi đường tự do. Bác sĩ lại chở Giáng về Saigon chơi. Giáng gặp Thanh Tuệ và chửi người nhà “không ngờ nó lại gạt mình như vậy”.
Lên Dưỡng trí viện Giáng làm thơ thao thao bất tuyệt. Trong vòng hai tuần lễ đã viết đầy thơ trong một cuốn tập dày 400 trang. Và lần về vừa rồi Giáng xé phân nửa tập giao cho An Tiêm nói in gấp. Và dĩ nhiên Thanh Tuệ sửa soạn cho in tập thơ rất hay của Giáng. Tuần sắp tới, theo Thanh Tuệ kể thì Bùi Giáng đã được bác sĩ bảo đảm cho trở về nhà lại. Như vậy là Giáng đã ở nhà thương điên Biên Hòa một tháng. Chuyện như vậy đó. Có điều là Giáng làm thơ quá tài, quá hay và quá mau, đó Ý.


* Dalat 22.10.1969
Ý và Sơn,
Dalat mưa và lạnh se. Thú vị lắm. Có báo với mấy người quen ở đây là bọn mi sẽ lên chơi vào Noel. Bọn nó mong lắm.


* Saigon 10.11.1969
Ta đã ghi tên mượn phòng ở Alliance Francaise, sẽ bày tranh vào cuối tháng 12 hay Janvier. Cụ thu xếp làm sao để vào trong dịp đó nghe. Nếu không có cụ ta sẽ không bày.


* Saigon 21.8.1970
Ta vừa có thêm con trai, đầy ba tháng, giống y anh nó. Như vậy là 3 rồi. Đó gánh nặng gia đình lại chồng chất.
Nghe Sơn nói Thiện rủ cụ vào dạy lại ở Vạn Hạnh mà cụ không vào phải không. Chắc đã mệt mỏi và chán nản lắm.


* Saigon 22.1.1981 (17 tháng Chạp)
Saigon những ngày cuối năm rộn ràng. Mình lu bu nhiều việc, làm báo Xuân (đã xong nhưng chưa đóng xén, sẽ gửi ra xem chơi sau), phụ vợ coi hàng (ngồi mỗi người một ô trên đường Hai Bà Trưng).


* Saigon 23.10.1984
Trong này vẫn vậy. Thỉnh thoảng có những buổi nhậu lớn. Còn thì chiều vẫn trên vườn Sơn.


* Saigon 9.2.1988
Những ngày cuối năm buồn. Vẫn qua lại bên Sơn uống rượu. Li bì và mệt. Mình vẫn lui về trong cái góc của mình ngồi trầm tư và thanh thản.


* Virginia, 11.99
… Tôi nhà quê
Không biết gì về Y2K
Người ta đang nói nhiều
Đang chờ đợi ăn mừng thiên niên kỷ mới
Tôi vẫn nhà quê
Như rơm như rạ.


* Virginia, 9.11.2000
Gắng sắm computer cho hai đứa vọc bây giờ là vừa. Thời đại của com- puter mà.


* Thứ tư 30.5.2001
Thanh Tuệ ở Pháp qua Cali in sách, mới gọi phone, ông có quyển nào đưa cho Thanh Tuệ in một quyển. An Tiêm đang in tập truyện ngắn mới của Dương Nghiễm Mậu.


* Virginia, ngày tuyết, thứ sáu 18.2.2002
Ở xa, trống trải, mênh mông, nhìn về cõi ta bà dễ thấy những điều ngậm ngùi. (n.) Cuối năm, nhớ bạn, mà hình như ngoài Sơn đã mất, chỉ còn Bửu Ý là bạn mà mình vẫn luôn giữ một chân tình và nể trọng. Sống là phải biết trọng nhau. Mình vẫn cổ điển, tuy vẽ trừu tượng (đang vẽ những tấm trừu tượng lớn…) tháng 4 về bày ở California…


* Las Vegas 24.3.02
Từ Utah về thăm vùng núi đá đỏ lâu đời Grand Canyon. Qua biên giới sa mạc Arizona có nhiều xương rồng. Nhớ bạn. Ngày giỗ đầu của Sơn, mình đứng trên núi này vọng xuống vực thẳm… Nghe tiếng vọng dài hư vô…


......................
Mấy ngày nay vang vọng lên mãi, từ hải ngoại, lời kinh cầu cho Đinh Cường: bản Requiem “Giấc mơ trên đồi thơm” và tôi muốn mình tan hòa vào giai điệu, vào lời thành của tác giả Nguyễn Trọng Khôi.

B.Y
(SH324/02-16)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chiều 15-4-89, 14 giờ. Phòng họp của Hội VHNT Bình Trị Thiên đã chật hết chỗ, nhiều người ngồi lên bậc cửa sổ.

  • HỒ VĨNH

    Nhà báo Nguyễn Cửu Thạnh sinh ngày 15/6/1905 tại Phú Hội, thành phố Huế. Thuở thiếu thời ông là người ngay thẳng, vui tính, thích văn chương nghệ thuật; ông bước vào nghề báo từ năm 1929 và tham gia hoạt động tích cực trong phong trào Mặt trận Dân chủ tại Huế và hoạt động báo chí do Xứ ủy Trung kỳ chỉ đạo.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong lịch sử xây dựng tổ chức văn nghệ trên đất Cố đô Huế 70 năm qua, nơi ghi dấu nhiều sự kiện, nhiều kỷ niệm nhất hẳn là ngôi nhà 26 Lê Lợi, bên bờ nam sông Hương.

  • Đó là đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điếu văn linh mục Phạm Bá Trực.

  • Từ Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn, cụ Bùi Bằng Đoàn đã vượt qua những định kiến của thời cuộc, của chế độ cũ - mới để tham gia chính quyền cách mạng.

  • HOÀNG VŨ THUẬT
                    Bút ký

    Hồi ấy tôi cũng là ông giáo làng, sáng đi tối về. Chiến tranh như cái máy ủi đã san phẳng bất cứ thứ gì dựng lên trên mặt đất.

  • Văn Cao là một trong những nhạc sĩ thuộc lớp tiền bối của nền tân nhạc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của ông luôn gắn chặt và hoà trộn với dòng chảy lịch sử của dân tộc. Nhiều tác phẩm của ông đã trở thành di sản âm nhạc quý báu của nước nhà. Trong đó, có tác phẩm Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam – mà ông là tác giả.

  • PHAN QUANG
                Hồi ký

    Vua Hàm Nghi ghé làng tôi. Vua nghỉ lại ở nhà tôi. Điều đó xảy ra một trăm năm về trước. Và nhà ấy là nhà của ông nội tôi.

  • Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...)

  • KỶ NIỆM 68 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27/7/1949 - 2015)

    PHẠM HỮU THU 

    Trước khi ông Lê Sáu, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế qua đời, tôi may mắn được ông kể cho nghe nhiều chuyện, phần lớn là những ân tình mà đồng bào, đồng chí đã dành cho cách mạng trong những năm ác liệt của chiến tranh, nhất là những tấm gương lặng lẽ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

  • PHAN NAM SINH

    Thầy tôi mất trưa hôm 16/1/1959 tại số nhà 73 phố Thuốc Bắc - Hà Nội. Sau khi cùng các anh chị tôi lo xong đám tang cho ông, mẹ tôi thu dọn tất cả số sách báo, sổ tay ghi chép, di cảo... của ông để lại vào trong hai chiếc va li loại lớn được ông mang về từ lần đi Trung Quốc dự lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất của Lỗ Tấn.

  • Nhiều người Huế ngày trước thuờng ngâm nga câu hát: “ Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi/ Cô đi về đâu tan buổi học rồi?/ Cô xuôi Đập Đá hay về Nam Giao/ Cô về Bến Ngự hay về Đông Ba / Cô về Vĩ Dạ hay ngược Kim Luông/… Tôi mơ một bóng khi về đơn côi/ Áo dài dáng đẹp tóc còn buông lơi/ Ghi một kỷ niệm cuộc đời trong tôi”.

  • BÙI KIM CHI 

    Vào Thành nội, hai con đường nhỏ hai bên hông trường trung học Hàm Nghi có lá phượng bay, có vòm nhãn che đường làm nền cho ngôi trường uy nghi, bề thế nằm ở giữa. Trước cổng trường có con đường nhỏ chạy ngang qua với hai hàng mù u lấp lánh nắng vàng tươi chụm đầu vào nhau nghe và thủ thỉ chuyện học trò.

  • THÁI KIM LAN

    Từ xa nhận được hung tin Thầy nhập viện trong tình trạng nguy cập, tôi nôn nóng muốn về, hi vọng được gặp lại Thầy.

  • HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 70 NĂM HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ

    LÊ TRỌNG SÂM

  • 90 NĂM BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM(21/6/1925 - 2015)

    THANH NGỌC

    Sự hình thành và phát triển của Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế kể từ khi ra đời đến nay đã gắn bó rất chặt với đời sống báo chí. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi những mầm xanh của VHNT rất cần được gieo trồng trên cánh đồng báo chí. Điều khác nữa, Huế - vùng đất từng là “thủ đô văn hóa” của cả nước, nơi báo chí phát triển cực thịnh mấy chục năm từ trước 1945 đến 1975, các nhà văn hoạt động mạnh mẽ trên lĩnh vực báo chí là lẽ đương nhiên.

  • TRANG ĐOAN

    “Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ
    Tấm gương trung nghĩa động thần minh.”[1]

     

  • Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 19/5 kênh VTV1 đã trình chiếu bộ phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do. Có thể khẳng định: đây là một trong những bộ phim tài liệu đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tôi đã từng được xem.

  • NSND Trà Giang chia sẻ ký ức và cảm xúc về bức ảnh được chụp cùng Bác Hồ năm 1962.

  • Tháng 3-4/1975 Phó Cục trưởng Cục Quân nhu Từ Giấy và con trai Từ Đễ cùng hướng tới Sài Gòn bằng con đường khác nhau: người cha đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, người con đi bằng máy bay.