(SH) - Làng Kim Long xưa nằm ở bờ Bắc sông Hương. Vị Chúa Nguyễn thứ ba khi ấy mới kế vị đúng một năm, say đắm trước cảnh sơn thủy hữu tình nên đã dời phủ về làng.
Nhà Tả quân Lê Văn Duyệt. (Ảnh: DNSG)
Cố đạo Alexandre de Rhodes đã mô tả Kim Long như là một thành phố lớn. Ông cho rằng phủ Chúa lúc ấy rất khang trang, nhà cửa xinh xắn, phần lớn làm bằng gỗ với cột, kèo chạm trổ tinh vi, nhà nào cũng có vườn, ban đêm, đèn sáng trưng. Dưới bến sông có thuyền rồng và nhiều thuyền chiến. Sau khi Gia Long lên ngôi, nhiều quan lại các triều đại không thích chốn phồn hoa đô hội ở Phú Xuân, nên lui về Kim Long lập phủ đệ, nhà vườn, để lại một gia sản kiến trúc quý giá, tạo thêm cho Huế một điểm dừng chân thơ mộng hiếm có.
Bây giờ đứng ở làng Kim Long, trước mắt du khách là con sông Hương xanh biếc, yên ả, thỉnh thoảng lại có con đò nhỏ của những người đi cào hến trôi ngang. Và câu chuyện về đất Kim Long còn trải dài theo bước chân du khách trên đường vào thôn Phú Mộng, nơi vua Gia Long cho tạo dựng nhà vườn phủ đệ và ban phát cho khanh tướng. Con đường cong cong uốn lượn, lát gạch men đỏ sang trọng, hiếm có ở VN.
Ngay đầu thôn là ngôi nhà cũ thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, gồm ba gian hai chái, chạm trổ tinh xảo, được dựng cách đây đúng 187 năm. Ngay chính giữa điện thờ có tấm hiểu dụ của vua Tự Đức ban với nội dung xóa tội cho ngài và nhiều hoành phi, câu đối, cặp trúc hóa long chạm trổ tỉ mỉ do các quan cùng triều mừng nhà mới. Du khách thắp hương cho ngài, đi dạo trong khu vườn rộng và tự hỏi, không biết ngày xưa ông Lê Văn Khôi (con nuôi Lê Văn Duyệt) sau khi giết hổ bạch ở đấu trường đã đem xác về chôn ở góc nào trong khu vườn này.
Từ phủ Tả quân trở đi, những ngôi nhà rường ken dày. Nhà vườn thôn Phú Mộng còn nguyên vẹn 60 cái, như Phủ Diên Phước công chúa, Phủ Lê Văn Duyệt, nhà ở của quan Thượng thư Bộ Lễ Phạm Hữu Điền. Có nhà còn năm, sáu nghìn mét vuông đất hoa viên, trồng sapôchê, cam, quýt, thanh trà, nhiều loại hoa vạn thọ, hồng, cây cảnh. Dù trời nắng nóng, đi trong vườn vẫn thấy mát mẻ, dễ chịu. Có gia đình còn giữ được tủ có con rồng chạm nổi, thếp vàng óng ánh, còn nguyên năm móng. Ở Huế ai cũng biết, chỉ tủ thờ trong cung vua rồng mới có năm móng, nhà quan bốn móng và nhà dân chỉ được phép “xài” rồng ba móng. Người dân Phú Mộng đa phần là con quan, cháu Chúa, cố giữ nếp văn hóa ứng xử thanh lịch, vô cùng kiên nhẫn, cởi mở với du khách.
Có một nghịch lý là từ trước tới nay, các điểm tham quan trong làng Kim Long đều miễn phí, còn việc giữ gìn những ngôi nhà vườn ở thôn Phú Mộng, làng Kim Long đều do chủ nhân tự lo liệu. Anh Lê Chánh Tuấn nói: “Tôi có trong tay nhiều chương trình tour của các công ty du lịch đang đóng trên địa bàn Huế. Họ quảng cáo rầm rộ để đưa khách đến tham quan Kim Long, trong đó có phủ thờ ngài Tả quân, nhưng vẫn liên kết với các chủ nhà vườn, tạo điều kiện cho chủ nhân những ngôi nhà này có thu nhập để sửa chữa, bảo tồn các kiến trúc nhà cổ của Huế”.
Nhiều ngôi nhà có giá trị xuống cấp trầm trọng, rui mè bị mối mọt, mái dột, nhưng chủ nhân không đủ sức trùng tu. Anh Tuấn cho biết đã gặp khó khăn như thế nào khi vay tiền ngân hàng để sửa nhà thờ, sổ hồng của anh không được ngân hàng chấp nhận với lý do đây là đất có di tích của tỉnh. Cụ Nguyễn Ngọc Trinh than phiền, đất vườn rộng nhưng cũng không được xẻ vài trăm mét vuông bán bớt để lấy tiền sửa sang nhà cửa, do thôn nhà vườn này đã được quy hoạch, cấm xẻ vườn chia lô. Cụ chỉ có hai chọn lựa, hoặc bán toàn bộ nhà vườn, dọn đi nơi khác, hoặc cam chịu hoàn cảnh khó khăn như hiện nay. Nhiều gia đình đã chọn cách bán toàn bộ nhà cửa và vườn tược để có vốn liếng làm ăn. Đã xuất hiện những chủ nhân mới với các nhà hàng, quán sá, nếp sống thôn dã bắt đầu bị khuấy động.
Theo Đỗ Phước Tiến (Doanh nhân SG)
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội VHNT Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh 5 vùng đất Kinh đô Xưa và Nay, diễn vào sáng ngày 28/9 tại 47 Bà Triệu, Hà Nội.
Hội NSNA Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Khai mạc Triển lãm Ảnh Nghệ thuật "Bắc miền Trung hôm nay" lần thứ 17 năm 2010, diễn ra vào tối ngày 20/9 tại tiền sảnh Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Du lịch Thanh Hóa.
Ngày 13/9, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành Quyết định số 1693/QĐ-UBND về việc tặng thưởng văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975-2010.
Sáng ngày 10/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, 23 Nhật Lệ.
Sáng ngày 9/9, Hội Nghệ sỹ múa Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, 26 Lê Lợi, Huế.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của của Léopold Cadière (1869-1955), Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của nhà thừa sai, nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học Léopold Cadière, diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế từ ngày 7-9/9.
Sáng ngày 4/9, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại 26 Lê Lợi, TP Huế.
Chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng triển lãm Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2010, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Thường trực Tỉnh uỷ đã tổ chức họp báo giới thiệu nội dung, chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chiều ngày 23/8 (14/7 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã khai mạc chương trình Vu Lan Phật lịch 2554 và phòng trưng bày tranh, hoa sen giấy của họa sĩ Thân Văn Huy.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) tổ chức trại sáng tác VHNT “Về nguồn”, diễn ra từ ngày 12/8 và vào sáng hôm qua -ngày 22/8, Hội đã tổ chức Bế mạc trại và công diễn tác phẩm tại trụ sở UBND xã Vinh Mỹ.
Chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 20/8, tại cà phê sách Phương Nam, 15 Lê Lợi, TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh Miền Trung Công ty Phương Nam tổ chức Chương trình thơ “Viết sử nước mình trên mặt đất”.
Chào mừng 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/8, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2010) và 5 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2010), diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 17/8, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh chủ trì buổi họp báo thông báo về công tác chuẩn bị Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III.
Sáng ngày 08/8, Nhà Thiếu nhi Huế, Hội LHVHNT TT Huế, Phòng Giáo Dục, Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc Trại Sáng tác Văn học Thiếu nhi Huế 2010.
Sáng ngày 30/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, số 26 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Sáng ngày 27/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu bạt độ anh linh cho các anh hùng liệt sỹ, nhân sỹ trí thức, học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm, phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 25/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức đại hội XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chiều ngày 17/7, tại gallery Chiêu Ê, số 89 Minh Mạng, Huế, đã khai mạc phòng triển lãm tranh của ba tác giả Đinh Cường, Hoàng Đăng Nhuận và Phan Ngọc Minh.
Sáng 18-7, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Văn nghệ dân gian đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 - 2015.