Phù Bài làng xưa

08:59 16/12/2011
BÙI KIM CHI Tiên tổ phương danh lưu quốc sử Tử tôn tích đức kế gia phong

Ảnh: Lê Vũ Trường Giang

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Đây là hai câu thơ mà ba tôi tâm đắc nhất và đã truyền lại cho tôi - con dâu trưởng của ba. Tôi rất thương và quý ba tôi, một mẫu người nhân hậu hết lòng với việc làng, việc họ. Bản thân ba bao giờ cũng lo giữ trọn hiếu đạo, tuy sống ly hương nhưng không lìa tổ; ba luôn cố gắng làm tròn nghĩa vụ của người kế thừa sự nghiệp của tiên tổ để lại trong một ngôi làng nổi tiếng về địa danh và có truyền thống nổi bật về việc làng, việc họ. Suốt 33 năm làm dâu họ Ngô làng Phù Bài, về thăm làng nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi được ở lại đêm tại làng và được nghiên cứu “Phù Bài sử cương” của ba tôi để lại nhân dịp lạc thành đại trùng tu từ đường Phái Ngô Đức (thờ các ngài Ngô từ đời thứ 13 đến đời thứ 18). Tôi cảm thấy hãnh diện vì mình là con dâu của làng.

Hồi nhỏ, khi chưa lấy chồng, tôi vẫn nghe tiếng thơm về làng Phú Bài. “Phú” chứ không phải “Phù”, nhưng đến khi về làm dâu của làng thì tôi mới vỡ lẽ ra tên làng là “Phù Bài”. Theo lời ba tôi, cụ Ngô Đức Đoàn đích tôn đời thứ 18, con trai trưởng của cụ Tự Thừa Ngô Đức Trác cho biết sở dĩ làng có tên là Phù Bài vì Ngài Bổn thổ Thành hoàng Ngô Phủ Quân, vị tổ đầu tiên sáng lập ra làng là một đạo sư có đặc tài phù phép, thường dùng oai linh Thần phủ, Linh phù, Lệnh bài để trừ gian tặc và ma quỷ hãm hại dân làng. Công lao to lớn của Ngài đã khắc sâu vào tâm tư, tình cảm của dân làng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Làng Phù Bài nằm ở vị trí cực nam huyện Hương Thủy và phía nam tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía đông giáp sông Lợi Giang và các làng Tân Tô, Tô Đà, Lương Văn… Phía tây giáp dãy Trường Sơn có nhiều núi cao, đặc biệt có hòn Thất Sơn thường gọi là núi Quách. Tục truyền khi mới lập làng, các vị thủy tổ khai sinh ra làng đi tìm sắt để xây dựng ở núi Quách cách làng chừng 2km thì gặp một ông lão chỉ cho chỗ đào sắt. Đào được sắt, các vị mừng rỡ hỏi danh tánh lão ông và được biết ông người Hồ quốc. Một thời gian sau ông lão đi đâu không rõ, dân làng thời ấy thường gọi ông là “Ngài Đại tài”. Theo lời ba tôi, trong bản văn chữ triện (ô vuông) có đề cập đến Ngài Đại tài, người tỉnh Hồ Bắc bên Trung Hoa và thuộc dòng họ Ngô. Về sau các đời con cháu liên tiếp trong làng trước khi đi làm sắt đều có thiết lập bàn thờ để tế trời đất và khấn: “Thái Thượng Huyền Nguyên - Bổn thổ Thành hoàng Ngô Phủ quân”.

Phía Bắc của làng có truông cát rộng, tiếp giáp địa phận các làng Thần Phù, Lang Xá, Văn Giang, Dạ Lê Thượng, Thanh Thủy Thượng, Lương Hà, Lương Miêu. Phía Nam giáp làng An Nong huyện Phú Lộc. Địa thế làng rộng mênh mông, diện tích khoảng chừng 38km2, tức hơn 7.600 mẫu đất (mỗi mẫu 4.900m2). Làng có nhiều cát sạn, khai thác mấy cũng không hết, còn cho các vùng lân cận sử dụng.

Sông Phù Bài ngày xưa còn có tên là sông Cừ Giang vì có nhiều cây cừ to lớn rễ mọc tua tủa hai bên mé sông. Sông chảy ngang giữa làng thì chia làm hai chảy qua bàu ruộng Nhị Thiên Mẫu rồi phân thành hai xứ ruộng bàu Đông và ruộng bàu Tây, chảy tiếp ra sông Lợi Giang, xuống đầm Hà Trung kế phá Cầu Hai rồi đổ ra biển Đông qua cửa Tư Hiền. Hàng năm, dân làng ra sức đắp đê bao vòng quanh bàu ruộng Nhị Thiên Mẫu để làm ranh giới và ngăn ngừa lũ lụt, nước mặn từ đầm Hà Trung tràn vào đồng ruộng làm thiệt hại mùa màng. Sông Phù Bài có nguồn lợi rất lớn, cung cấp nhiều cá tôm đủ thức ăn cho dân làng quanh năm.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Đình làng Phù Bài
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Nhà thờ họ Ngô
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Cổng nhà thờ họ Ngô

Với địa thế như vậy, theo ba tôi thì làng Phù Bài có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển về văn hóa và xã hội. Về văn hóa, lớp học đầu tiên của làng đặt tại nhà tăng của Ngài Đại tông, sau đó làng mới bắt đầu xây dựng một ngôi trường bằng ngói có 3 lớp học bên cạnh đình làng, lúc đầu chỉ có 20 học sinh, dần dần lên đến 50 học sinh và phát triển dần thành một trường học có 5 lớp vào năm 1945. Đến năm 1954, làng xây cất thêm 3 phòng học nữa để hoàn chỉnh một trường tiểu học có đủ phòng ốc và bàn ghế cho học sinh ngồi. Năm 1962, làng mở thêm một trường trung học đệ nhất cấp (trung học cơ sở bây giờ) với 300 học sinh ban đầu. Đa số học sinh học hết trường làng thì lên huyện hoặc tỉnh để học tiếp trường trung học đệ nhị cấp (trung học phổ thông). Tốt nghiệp được tú tài toàn phần thì theo học các trường Đại học ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Con cháu đời nay của làng có nhiều người đỗ đạt được học vị cao: kỹ sư, bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư… Để khám chữa bệnh cho dân, năm 1958, trong làng mới bắt đầu xây dựng được một nhà bảo sanh bằng ngói với 10 giường do ngân quỹ của Hội Phước thiện bảo sanh xã. Công trình này được khởi công xây dựng dưới sự giám sát của ông hội trưởng là cụ Thất phẩm Ngô Đức Tháo. Về sau, nhà bảo sanh này được cải tiến thành bệnh xá khang trang với 20 giường nằm cho bệnh nhân và 10 giường nằm cho sản phụ, có thêm phòng khám bệnh, phòng phát thuốc và có y sĩ điều trị.

Ngày xưa, dân làng họp chợ vào buổi chiều trên một khu đất cạnh đình làng bên sông. Năm 1947, chợ được dời về họp trên một đám đất gần đầu cầu quốc lộ về phía bắc. Đến năm 1954, thấy khu đất họp chợ chật hẹp nên ông xã trưởng Ngô Phước Truyền đã cho dời chợ sang địa điểm ở phía nam cầu quốc lộ. Nơi đây, đường sá giao thông tiện lợi nên dân cư các vùng lân cận như Tô Đà, Tân Tô, Nong, Truồi… đến họp chợ đông đúc; thậm chí có bạn hàng ở Huế mang hàng hóa, vải vóc, áo quần về bán; lại có cả bạn hàng ở đầm Cầu Hai mang cá, tôm tươi đến bán rất đông đảo. Chợ Phù Bài trở thành khu thị tứ lớn phồn vinh nức tiếng một vùng.

Đã lâu đời, làng có một ngôi chùa bằng ngói ở đầu làng (ấp 7), phong cảnh ở đây thanh u, tịnh mịch, gần núi, cạnh sông, cách xa nhà ở để thờ Đức Phật tổ. Hàng ngày có một thầy tăng tụng kinh niệm Phật. Làng dành một mẫu ruộng để cúng lễ hàng năm như lễ Phật đản, lễ Thành đạo, lễ Vu lan, các ngày vía Phật và rằm tứ quý. Đến năm 1960, khuôn hội Phật giáo xã được thành lập và đã xây cất “Niệm Phật đường” bằng ngói cao ráo, rộng rãi, khang trang giữa làng cạnh đường quốc lộ để phật tử dễ dàng đến lễ bái, có một vị đại đức trụ trì niệm Phật. Xưa làng Phù Bài không có một người Công giáo nào, đến năm 1928 có một đức cha đến truyền đạo tên là cha Bá. Khi đó trong làng mới có 3, 4 gia đình theo đạo Công giáo. Sau đó các cha cố Thiên Chúa giáo về làng xin sở đất tại xứ Kênh Giàng để xây nhà thờ truyền đạo và con chiên đến lễ.

Đặc biệt dưới thời Pháp thuộc, làng Phù Bài được xây dựng một phi trường trên một bãi truông cát lớn, rộng hơn 3km, dài 4km. Đây là một phi trường có hạng ở Việt Nam cách thành phố Huế 13km. Cũng nhờ vậy mà người trong nước cũng như nước ngoài đã biết đến địa danh Phù Bài, quê tôi. Tôi cảm thấy tự hào về đất nước tôi, về làng Phù Bài quê hương tôi với truyền thống vẻ vang của dòng họ Ngô mở đầu là Ngài Bổn thổ Thành hoàng Ngô Phủ Quân. Ngày ấy, Ngài luyện Tiên phù, dạo chơi miền sơn thủy, thấy vùng đất Phù Bài có bề thế đẹp, non nước hữu tình, địa thế rộng lớn, có thể sinh cơ lập nghiệp được lâu dài, vĩnh viễn nên ở luôn tại đất Việt dựng cõi đắp bờ, khai khẩn đất hoang để mở làng. Lúc đầu rừng núi còn hoang vu, cây cối um tùm, gian tặc, tà ma còn lẩn trốn nhiều nơi, thú dữ thường hay quấy nhiễu dân làng, phá hoại mùa màng. Với pháp thuật cao cường, mưu chước, Ngài mới tiêu trừ được gian tặc, thú dữ, đem lại cuộc sống an lành, hạnh phúc cho dân làng. Do đó dân làng rất biết ơn Ngài và ca tụng Ngài qua hai câu ca dao truyền đời :

Đức Ông thiệt đấng có tài
Phép cao đuổi tặc chạy dài khiếp oai


Ngày xưa, hàng năm, khi tế Giang sơn và Thiên thần xong thì làng sắm trầu rượu, lễ vật làm lễ tạ ơn Ngài đã có công đầu trong việc sáng lập và gây dựng cơ đồ cho làng. Sau khi Ngài thọ chung, làng lập điện thờ Ngài do Tự Thừa phụng tự, có trùm gia tơ lo lễ vật tế lễ và 2 từ phu trông giữ điện thờ.

Làng tôi nổi tiếng về việc thờ tự, lễ nghi. Theo gia phả dòng họ Ngô thì kế thừa Ngài Bổn thổ Thành hoàng Ngô Phủ Quân là các Ngài truyền đời kế tiếp: Ngài Khai canh đại tông, Ngài Tùng bổn thổ khai khẩn, Ngài Dự bổn thổ khai khẩn và các Ngài Thủy tổ các tộc. Việc thờ tự các Ngài, làng tôi phân công phụng tự như sau: Ngài Bổn thổ Thành hoàng do Tự thừa phụng tự (nhiệm kỳ của Tự thừa là từ 4 đến 5 năm). Ngài Khai canh đại tông cho Chánh trưởng phụng tự (nhiệm kỳ của Chánh trưởng là 3 đến 4 năm). Ngài Tùng bổn thổ khai khẩn. Ngài Dự bổn thổ khai khẩn do Hương trưởng phụng tự (nhiệm kỳ của Hương trưởng là 3 đến 4 năm) và Ngài Thủy thổ các tộc do Tộc trưởng phụng tự (nhiệm kỳ của Tộc trưởng là 2 đến 3 năm). Ngài Bổn thổ Thành hoàng Ngô Phủ Quân là một bậc “Nhân thần” đem lại hạnh phúc cho dân làng, được tôn phong công thần “Hộ Quốc Tý Dân”, được triều đình liệt vào tự điển và trải qua sáu triều đại sắc phong, Ngài được tặng Quang ý Trung đẳng Thần. Ông nội tôi, cụ Tự thừa Ngô Đức Trác phụng tự Ngài Bổn thổ Thành hoàng Ngô Phủ Quân được hai nhiệm kỳ. Theo lời ba tôi, làm việc làng, việc họ rất công phu, chí công, vô tư và nhất là phải có cái tâm thì mới đảm đương được công việc; phải làm ruộng hương hỏa có nếp gạo để bày cỗ tế tự, nuôi heo để giỗ chạp hàng năm, hội họp làng họ. Công việc này phải trải qua hàng chục năm mới thành thục được. Theo tục lệ của làng, Tự thừa, Chánh trưởng, Hương trưởng, Tộc trưởng khi nhậm chức phải thiết lễ yết kiến thủy tổ và làm tiệc khao đãi làng xóm, họ hàng và nhất là phải một lòng phụng tự các Ngài chu đáo.

Điện thờ các Ngài tọa lạc tại xứ Thành Võ gần lăng mộ. Dưới triều Nguyễn, ngôi chính điện được tu tạo lại bằng ngói âm dương, ba gian, hai chái; có tiền đường, hậu chẫm. Phía trước có xây cửa tam quan, trụ biểu, la thành; có hồ thủy tạ, cây cối xanh tươi. Trên nóc tiền đường có khắc bốn chữ “Hiển Hách Anh Linh”.

Ngoài việc phụng thờ các Ngài, hàng năm làng còn tổ chức ba đại lễ là tết Nguyên Đán, Đại tế Kỳ phúc và lễ Thanh minh.

Trải qua bao thế kỷ, điện thờ các Ngài vẫn được con cháu truyền đời phụng tự chu đáo và trùng tu nhiều lần, trở thành một ngôi điện uy nghi, khang trang, đẹp đẽ. Đây là di sản tinh thần vô cùng quý báu của dòng họ Ngô làng Phù Bài.

Đêm nay, ở lại đây tại ngôi làng Phù Bài trong nhà thờ Phái Ngô Đức, lòng tôi bồi hồi, xúc động. Ngày mai, Phái tổ chức lạc thành đại trùng tu từ đường. Nhìn ba gian điện thờ uy nghi, sáng rực đèn hoa, tôi chạnh nhớ đến ba tôi. Ba ơi! Uống nước nhớ nguồn. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ Ngô làng Phù Bài, chúng con đã thực hiện đầy đủ di bút của ba để lại. Xin mượn lời thơ của ba tôi - cụ Phù Sơn Ngô Đức Đoàn để chấm dứt bài này:

Phù Bài có động Sơn Phèn
Có đồi Ngũ Nhạc có dòng Cừ Giang
Có hòn núi Thiết danh vang
Có rừng Thuận trực, có truông cát dài
Bảy ngàn sáu mẫu hoang khai
Hai ngàn hai mẫu đất đai ruộng đồng
Đông tây hai giáp mêng mông
Lòng Dân muôn thuở nhớ công Thành hoàng.


11.2011
B.K.C
(274/12-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MAI VĂN HOAN

    Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.

  • TRẦN ĐÌNH BA

    1. Lược sử, ý nghĩa lệ cày ruộng tịch điền
    Trước hết, chúng ta phải khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lúa nước, hay nói như lời nhà Nho Phan Kế Bính (1875 - 1921) có đề cập trong Việt Nam phong tục, thì đó là một “Nông quốc”1, quốc gia lấy nông nghiệp làm gốc.

  • CAO THỊ HOÀNG  

    1.
    Mùi bùn non từ cửa sông theo gió chướng lộng về, tôi ngây ngây mùi nhớ! Cái mùi nhớ đôi lúc bâng khuâng và cũng lắm khi, rịt chặt tâm hồn kẻ hậu sinh với tiền nhân thuở trước. Tôi quay lại Huế.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Trong số những đối tượng được thờ cúng và được xem là phúc thần của nhiều làng xã vùng Huế, thì Khai canh, Khai khẩn là một thần hiệu ra đời khá muộn. 

  • VĨNH AN

    Sự nhẹ nhàng của tính cách sẽ khiến doanh nghiệp (DN) Huế dễ gần gũi với khách hàng hơn; sự chu đáo trong cuộc sống khiến khách hàng có cảm giác được DN Huế quan tâm hơn; lòng yêu thiên nhiên và nếp sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ khiến khách hàng yên tâm về sự phát triển xanh và bền vững hơn của DN Huế… Và đó chính là lợi thế của DN Huế, là đặc tính văn hóa nổi bật của DN Huế.

  • TRUNG SƠN

    I - Lời nhắc nhở của nhà văn Nguyễn Tuân.
    Nhà Văn Nguyễn Tuân là người cẩn thận và độc đáo trong việc dùng chữ nghĩa. Vậy nên nhắc đến "cụ", trước hết phải có đôi lời về cái đầu bài.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nơi thờ chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Từ trung tâm thành phố, chạy thêm 25km về hướng Đông Nam sẽ gặp xã Phú Hải (thuộc huyện Phú Vang) gồm 4 ngôi làng tên Cự Lại: Cự Lại Đông, Cự Lại Bắc, Cự Lại Trung và Cự Lại Nam (dân làng thường gọi chung là Cự Lại). Những ngôi làng này nằm kề sát nhau, có chiều dài khoảng 2km, trải dọc ven biển và phá Tam Giang.

  • TRƯỜNG AN     

    “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
    Mà mưa trắng đất trắng trời…”

  • PHƯỚC VĨNH

    Du lịch dịch vụ đang được xác định là mũi tàu xanh của con thuyền rẽ sóng ra biển lớn của Thừa Thiên Huế. Làm sao để mỗi công dân đang sống ở miền sông Hương núi Ngự, ngay từ nhỏ đã được khơi gợi ý thức về việc tạo nên sản phẩm du lịch và triển khai ý tưởng đó, với một ý thức văn hóa Huế đã ăn sâu trong tiềm thức… 

  • VÕ VINH QUANG

    Tộc Nguyễn Cửu và những dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn hóa xứ Thần Kinh

  • NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

    Sau đêm binh biến Thất thủ Kinh đô, kinh thành Huế ngập chìm trong máu lửa, tiếng khóc than. Những dãy nhà gỗ, mái tranh chạy dọc hai bên đường Đông Ba đến giáp hoàng cung ngập chìm trong biển lửa. Bọn Tây tay súng, lưỡi lê hàng ngang tha hồ tàn sát quân dân ta.

  • NGUYỄN CAO THÁI

    “Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”

  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Đặt vấn đề
    Có lẽ không ít lần chúng ta đã nghe nói đến hai dạng thơ Song điệpSong thanh điệp vận của thể thơ Thất ngôn luật Đường, trên thi đàn Việt. Vậy chúng là những kiểu, dạng thơ như thế nào, và quan hệ giữa chúng ra sao?

  • HOÀI VŨ

    * Vài nét về việc du nhập điện ảnh vào Huế
    Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) năm 2016 có đăng bài “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cung cấp nhiều tư liệu rất quý.

  • THẢO QUỲNH

    Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:

  • Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh các chương trình trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội. Mỗi chương trình trong chuỗi các chương trình lớn, như là một căn nền tạo lực nâng cho tương lai.

  • Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

    THANH BIÊN (*)

  • NGUYỄN THÀNH

    Kỷ niệm 60 năm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (1957 - 2017)

  • NGUYỄN VĂN LÊ NHẬT

    Kiến trúc lăng tẩm Huế có ngôn ngữ riêng biệt và ý nghĩa sâu xa. Chốn âm phần song lại có cả cung đình để nghỉ ngơi, hưởng thụ; có nhà hát để thưởng thức nghệ thuật sân khấu và sắc đẹp giai nhân; nội thất ở các lăng giống như một viện bảo tàng mỹ thuật... Tất cả các lăng mộ đều có điểm giống nhau, là đều có hàng tượng văn võ bá quan, binh lính, voi ngựa (sau đây gọi chung là tượng người và thú).